IMF cho biết những cú sốc ở các nền kinh tế mới nổi ảnh hưởng tới tăng trưởng của các nước giàu

Nhàđầutư
Theo báo cáo công bố hôm thứ Ba của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, những cú sốc trong nước ở các nền kinh tế mới nổi trong G20 đang ngày càng tác động đến tăng trưởng ở các nước giàu, Reuters đưa tin.
CHÍ THÀNH
10, Tháng 04, 2024 | 08:26

Nhàđầutư
Theo báo cáo công bố hôm thứ Ba của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, những cú sốc trong nước ở các nền kinh tế mới nổi trong G20 đang ngày càng tác động đến tăng trưởng ở các nước giàu, Reuters đưa tin.

Những quốc gia đó - từ Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đến Argentina, quốc gia có nguy cơ vỡ nợ - đã trở nên gắn bó chặt chẽ với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt thông qua các chuỗi giá trị thương mại và hàng hóa, đến mức họ "không còn đơn giản là bên nhận của những cú sốc toàn cầu".

Hang hoa Argentina Reuters

Một người bán hàng mang bao tỏi tại Mercado Central, chợ trung tâm bán buôn lớn nhất ở ngoại ô Buenos Aires, Argentina, hôm 12 tháng 9 năm 2023. Ảnh REUTERS/Matias Baglietto

"Kể từ năm 2000, tác động lan tỏa từ các cú sốc trong nước tại các thị trường mới nổi G20 - đặc biệt là Trung Quốc - đã gia tăng và hiện có quy mô tương đương với tác động lan tỏa từ các cú sốc ở các nền kinh tế phát triển", IMF viết trong một chương của báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới được công bố trước thềm Cuộc họp mùa xuân của Nhóm Ngân hàng Thế giới với IMF tại Washington, DC.

Những cú sốc trong nước ở Trung Quốc có thể giải thích tới 10% biến động sản lượng ở các thị trường mới nổi khác sau ba năm và 5% ở các nền kinh tế tiên tiến, trong khi những cú sốc từ các thị trường mới nổi G20 khác chiếm tới 4% biến động ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế tiên tiến, IMF nói.

Bản chất đan xen của các nền kinh tế nhấn mạnh những rủi ro đối với thế giới giàu có từ những cú sốc ở các quốc gia xa xôi nhưng đây cũng là động lực mà các nước giàu có thể nhận được nếu nền kinh tế của các thị trường mới nổi mạnh trở lại.

Mười nền kinh tế mới nổi trong G20 gồm Argentina, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nga, Ả Rập Saudi, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng hơn gấp đôi tỷ trọng của họ trong GDP toàn cầu kể từ năm 2000.

Nhìn chung, tác động lan tỏa đã tăng gần gấp ba lần kể từ đầu những năm 2000, dẫn đầu là Trung Quốc, trong khi rủi ro lan tỏa từ Brazil, Ấn Độ và Mexico cũng tăng ở mức vừa phải.

Trung Quốc đang phải vật lộn để vượt qua những cơn gió ngược kinh tế kéo dài, với mức nợ chính quyền địa phương cao hạn chế đầu tư cơ sở hạ tầng và thị trường bất động sản bước vào năm thứ tư rơi tự do. Niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư cũng đang chịu áp lực ở thị trường lớn nhất nhì thế giới này.

IMF cho rằng việc xoay trục sang châu Á của nền kinh tế Nga có thể sẽ làm thay đổi hướng tác động lan tỏa.

Trên khắp các thị trường mới nổi G20, IMF cảnh báo mức tăng trưởng trung bình 6%/năm trong 20 năm qua sẽ chậm lại và hạ triển vọng tăng trưởng trung hạn xuống 3,7%.

IMF kêu gọi các nhà hoạch định chính sách duy trì đủ vùng đệm và tăng cường khung chính sách để quản lý các cú sốc tiềm ẩn.

IMF lưu ý: "Triển vọng ảm đạm đối với G20 EM có nguy cơ lan rộng và cản trở sự tăng trưởng và phát triển trên các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển khác".

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24770.00 24795.00 25115.00
EUR 26572.00 26679.00 27853.00
GBP 30920.00 31107.00 32061.00
HKD 3123.00 3136.00 3238.00
CHF 27038.00 27147.00 27988.00
JPY 160.39 161.03 168.47
AUD 16181.00 16246.00 16737.00
SGD 18179.00 18252.00 18792.00
THB 663.00 666.00 694.00
CAD 18049.00 18121.00 18655.00
NZD   14834.00 15326.00
KRW   17.66 19.26
DKK   3568.00 3700.00
SEK   2318.00 2409.00
NOK   2292.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ