Hướng đi đúng đắn cho xuất khẩu gạo Việt Nam

Nhàđầutư
Để phát triển xuất khẩu lúa gạo bền vững, cần tập trung vào một số chủng loại gạo mang giá trị cao trong xuất khẩu, đáp ứng được nhu cầu các thị trường trọng điểm, đồng thời chủ động liên kết xây dựng vùng nguyên liệu.
NGUYỄN TRANG
20, Tháng 10, 2017 | 11:14

Nhàđầutư
Để phát triển xuất khẩu lúa gạo bền vững, cần tập trung vào một số chủng loại gạo mang giá trị cao trong xuất khẩu, đáp ứng được nhu cầu các thị trường trọng điểm, đồng thời chủ động liên kết xây dựng vùng nguyên liệu.

1_74000

 Xuất khẩu gạo Việt đang dần khẳng định vị trí trên thị trường

Giảm sản lượng, tăng giá trị

Mục tiêu xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian tới trong Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 là giảm dần lượng gạo hàng hóa nhưng tăng giá trị xuất khẩu.

Cụ thể, mục tiêu trong giai đoạn 2017-2020, lượng gạo xuất khẩu hàng năm khoảng 4,5-5 triệu tấn, giá trị bình quân đạt 2,2-2,3 tỷ USD/năm, giai đoạn 2021-2030, lượng gạo xuất khẩu hàng năm khoảng 4 triệu tấn, giá trị xuất khẩu gạo tiếp tục được duy trì ổn định đạt khoảng 2,3-2,5 tỷ USD/năm.

Ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang có giai đoạn chuyển đổi theo hướng mới; trong đó, thị trường xuất khẩu tại một số nước giảm sản lượng và đòi hỏi cao về chất lượng.

Năm 2016, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 4,8 triệu tấn với kim ngạch 2,1 tỷ USD. Trong 9 tháng năm 2017, sản lượng gạo xuất khẩu đạt 4,3 triệu tấn với kim ngạch 1,8 tỷ USD.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam được điều chỉnh phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu; trong đó, đến năm 2020, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo, thị trường châu Phi chiếm khoảng 22%, thị trường châu Mỹ chiếm 8%, thị trường châu Âu chiếm 5%.

Đến năm 2030, thị trường châu Á chiếm khoảng 50%, thị trường châu Phi chiếm 25%, thị trường châu Mỹ chiếm 10%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 6%...

Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong sản xuất lúa gạo cần xác định vùng nguyên liệu trọng điểm là Đồng bằng Sông Cửu Long vì đây là vùng sản xuất thuận lợi đảm bảo 2 vụ lúa năng suất cao.

Vùng chuyên canh này nằm ở 30 huyện thuộc 8 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long bao gồm An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Long An và thành phố Cần Thơ. Sản lượng lúa của vùng chuyên canh này chiếm 50% tổng sản lượng của vùng và đóng góp 75% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

Các địa phương cũng đang tổ chức lại sản xuất theo hướng chứng nhận GAP, kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất để có sản phẩm đạt vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt tiêu chí, tiêu chuẩn của nước nhập khẩu.

Tập trung thị trường trọng điểm

Nhiều DN xuất khẩu gạo cho rằng, việc tập trung vào một số chủng loại gạo mang lại giá trị cao trong xuất khẩu, cũng như đáp ứng được nhu cầu các thị trường trọng điểm là điều cần thiết. Thực tế hiện nay chúng ta đang có quá nhiều chủng loại gạo.

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần XNK Intemex, một DN lớn trong ngành cho rằng, để triển khai chiến lược phát triển xuất khẩu lúa gạo hiệu quả, chúng ta cũng cần xác định rõ ràng đâu là những thị trường xuất khẩu trọng tâm và tiềm năng, nhu cầu thị trường đó cần những chủng loại gạo gì, quy định về chất lượng sản phẩm ra sao… để có kế hoạch và chiến lược cụ thể cho việc quy hoạch vùng, chọn giống trong quá trình sản xuất.

Hiện nay, các nước châu Á và châu Phi là thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam. Riêng Trung Quốc chiếm tới khoảng 40% lượng xuất khẩu. Về gạo trắng cấp thấp tại thị trường này, DN Việt rất khó cạnh tranh về giá với các nước khác. Trong khi đó các loại gạo thơm, nhất là gạo nếp lại được thị trường Trung Quốc rất ưa chuộng. Do đó, DN cần phải tận dụng được những lợi thế này, cũng như sự hỗ trợ từ Chính phủ trong đối thoại thương mại và các hiệp định thương mại ký kết với Trung Quốc để tăng hạn ngạch xuất khẩu vào thị trường này.

DN liên kết xây dựng vùng nguyên liệu

Trong những năm gần đây, không ít loại gạo thơm, chất lượng cao của Việt Nam được nhà nhập khẩu tại các thị trường đặt hàng, nhưng nhiều khi các DN Việt Nam không có hàng để đáp ứng. Nguyên nhân là do các DN thiếu “xây dựng vùng nguyên liệu lúa” có quy mô đủ lớn để phục vụ cho các đơn hàng.

Nhiều DN cho rằng, để nâng cao chất lượng lúa gạo thì việc phát triển cánh đồng lớn, liên kết chặt chẽ giữa người nông dân, DN sản xuất, xuất khẩu là điểm mấu chốt quan trọng để nâng chất lượng gạo xuất khẩu, đáp ứng được các đơn hàng mà đối tác đặt hàng.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Giám đốc khối kinh doanh, Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ, hiện nay, Tập đoàn Lộc Trời là đơn vị đi đầu trong việc thực hiện liên kết với người nông dân thực hiện cánh đồng lớn với diện tích hàng năm từ 50.000-60.000 ha.

Theo ông Dũng, để tăng tính liên kết chặt chẽ cần có sự hỗ trợ từ các bộ, ngành và các địa phương với nhiều chính sách ưu tiên để các hộ nông dân tham gia vào các HTX. Khi đó, hợp đồng sẽ ký kết giữa DN và HTX, tính pháp lý và ràng buộc sẽ cao hơn.

(Tổng hợp)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ