'Hậu' vượt đỉnh, VN-Index sẽ diễn biến thế nào?

Nhàđầutư
Dù VN-Index vượt đỉnh, song VN30 vẫn còn cách xa so với đỉnh cũ. Trao đổi với Nhadautu.vn, các chuyên gia chứng khoán nhìn nhận dư địa cho nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn còn.
HÓA KHOA
28, Tháng 10, 2021 | 07:00

Nhàđầutư
Dù VN-Index vượt đỉnh, song VN30 vẫn còn cách xa so với đỉnh cũ. Trao đổi với Nhadautu.vn, các chuyên gia chứng khoán nhìn nhận dư địa cho nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn còn.

20210804_155750-01

Ảnh: Trọng Hiếu.

Chốt phiên 27/10, VN-Index tăng 31,39 điểm lên 1.423,02 điểm, qua đó đạt mức điểm cao nhất lịch sử. Thanh khoản đạt 936 triệu đơn vị, tương đương tổng GTGD 28.378 tỷ đồng, tăng 35% so với phiên hôm qua. Sắc xanh áp đảo sàn HOSE với 355 mã tăng và 95 mã giảm điểm.

Trong khi đó, VN30-Index tăng 33,84 điểm lên mức 1.516,46 điểm với 30/30 mã tăng điểm, GTGD gần 11.000 tỷ đồng, tăng 48,5% so với phiên hôm qua và bằng 39% so với thanh khoản HOSE. Hỗ trợ cho đà tăng cho thị trường hôm nay là GAS, VIC, VHM, MSN, VCB,… trong đó GAS tăng 6,94%, đóng góp 3,96 điểm cho thị trường.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ cũng hút dòng tiền tốt khi chỉ số VNSmallcap tăng 30,49 điểm, còn VNMidcap tăng 29,52 điểm. HNX-Index tăng 6,56 điểm lên 404,37 điểm còn UPCOM tăng 0,79 điểm lên 102,67 điểm.

Việc VN-Index vượt đỉnh nằm ngoài sự suy đoán của giới đầu tư. Để làm rõ hơn về diễn biến VN-Index phiên 27/10, cũng như xu hướng chỉ số trong thời gian tới, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam và ông Đinh Quang Hinh - Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô & Chiến lược thị trường, khối phân tích CTCP Chứng khoán VnDirect.

PV: Phiên hôm nay quả thực rất bất ngờ với giới đầu tư khi chỉ số VN-Index tăng gần 31,4 điểm. Đà tăng của chỉ số được hậu thuẫn chính bởi nhóm bluechips, nhìn rộng ra thì dòng tiền cũng lan tỏa mạnh các nhóm khác với số mã tăng áp đảo (355 mã tăng, 95 mã giảm). Ông nhìn nhận thế nào về diễn biến phiên giao dịch hôm nay?

Ông Nguyễn Thế Minh: Diễn biến của VN-Index hôm nay khá bất ngờ. Nếu ở phiên giao dịch đầu tuần, chỉ số cắm đầu mạnh với ảnh hưởng tiêu cực từ nhóm ngân hàng, chứng khoán, thép..., còn ở phiên hôm nay, VN-Index tăng rất mạnh, chỉ số đạt 1.423,02 điểm và phá đỉnh cao nhất mọi thời đại. Không những thế, VN-Index cũng là chỉ số có tăng mạnh nhất thế giới trong phiên hôm nay.

NDT - TTCK phien 27.10

 

Tôi bất ngờ với các cổ phiếu vốn hóa lớn. Nhóm này ở phiên đầu tuần có dấu hiệu rủi ro cao do rủi ro margin. Việc cổ phiếu bluechips tăng mạnh phiên hôm nay đã khẳng định dòng tiền trong thị trường vẫn rất khỏe và có sự xoay chuyển giữa các nhóm.  

Khó có thể nói về nguyên nhân tác động tích cực tới VN-Index trong ngày hôm nay. Dù sao, điều quan trọng vẫn là chỉ số hôm nay tăng mạnh cả về mức điểm số và thanh khoản. Dường như, thời điểm xấu nhất của chỉ số đã đi qua, các thông tin về GDP quý III/2021 âm, kết quả kinh doanh không khả quan... đã được phản ánh hết vào giai đoạn trước đó.

screen-shot-2021-03-31-at-111258-am-1113

Ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam.

Ông Đinh Quang Hinh: Thị trường đã chứng kiến phiên giao dịch đầy hứng khởi với các chỉ số chứng khoán tăng điểm ngay từ đầu phiên và đóng cửa ở vùng giá cao nhất trong ngày. Nếu như trong các phiên giao dịch gần đây, đà tăng chỉ tập trung ở một số nhóm cổ phiếu có câu chuyện riêng như nhóm cổ phiếu dầu khí, khí đốt, bảo hiểm, cảng biển, nhóm doanh nghiệp bất động sản vừa và nhỏ thì trong phiên giao dịch hôm nay, dòng tiền đã lan tỏa sang các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, có vai trò dẫn dắt chỉ số như nhóm ngân hàng, chứng khoán, nhóm doanh nghiệp bất động sản lớn như VIC, VRE. Chính sự tăng điểm của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đã giúp chỉ số VN-Index bứt phá qua ngưỡng cản mạnh 1.400 điểm và thậm chí vượt qua cả mức giá đóng cửa 1.420,27 điểm của phiên ngày 2/7 (đỉnh lịch sử).

PV: Mùa BCTC quý III/2021 sắp kết thúc, ông đánh giá đâu là động lực của VN-Index trong thời gian tới? Ở chiều ngược lại, đâu là tiềm ẩn rủi ro với chỉ số chính?

Ông Nguyễn Thế Minh: Thị trường có nhiều kỳ vọng với các chính sách hỗ trợ, kích cầu để phục hồi kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, khi câu chuyện xấu đã qua đã (như đề cập), các nhóm cổ phiếu bất động sản, sản xuất, thủy sản, dệt may... có sức bật tăng rất mạnh. Dòng tiền quay về nhóm này với kỳ vọng doanh nghiệp hồi phục trong quý IV/2021.

Một số động lực khác phải kể đến là Chính phủ chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh vốn đầu tư công; vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng, cụ thể tính đến ngày 20/10/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 23,74 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ. Tuy chỉ tăng nhẹ so với năm ngoái, song trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang căng thẳng, đây là con số tích cực, cho thấy dòng vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang chảy vào Việt Nam; và làn sóng thoái vốn, IPO doanh nghiệp Nhà nước.

Chưa kể, đó còn là yếu tố về khối ngoại. Trong năm 2020, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh và giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 17%. Rất có khả năng nhóm này sẽ trở lại mua ròng khi TTCK Việt Nam tăng trưởng trở lại.

Về các thông tin rủi ro tiềm ẩn với TTCK, tôi nghĩ rủi ro lớn nhất là chính sách tiền tệ thắt chặt lại. Lãi suất năm 2022 ở Việt Nam nói riêng và các nước khác trên thế giới sẽ khó còn dư địa giảm, có giảm thì cũng chỉ ở một số lĩnh vực. Do đó, TTCK có thể ít nhiều bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, tính hấp dẫn của các kênh đầu tư khác sẽ đối trọng với TTCK, trong đó có BĐS – đây có thể là kênh hút tiền khỏi TTCK.

Bên cạnh đó, với lượng margin cao, tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ lệ lớn khi chiếm xấp xỉ 85% - 90% thị trường, TTCK dễ gặp những cú giảm mạnh trong quá trình đi lên.

Bên cạnh đó, một rủi ro khác là việc NĐTNN không quay trở lại mua ròng.

Ndt - Dinh Quang hinh

Ông Đinh Quang Hinh - Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô & Chiến lược thị trường, khối phân tích CTCP Chứng khoán VnDirect.

Ông Đinh Quang Hinh: Chúng tôi nhận thấy thị trường đang có một số yếu tố hỗ trợ trong ngắn hạn.

Theo đó, KQKD quý III/2021 của các doanh nghiệp niêm yết tích cực hơn so với các dự báo đưa ra trước đó. Theo thống kê của VnDirect, tính đến ngày 26/10/2021, đã có 310 công ty công bố kết quả kinh doanh (chiếm 21,9% tổng vốn hóa toàn thị trường), theo đó tổng lợi nhuận sau thuế của các công ty đã công bố KQKD quý 3/2021 tăng 25% so với cùng kỳ, lũy kế 9 tháng đầu năm 2021 tăng 46,7%. Có thể nói tính đến hiện tại, KQKD quý III/2021 của các doanh nghiệp niêm yết đã công bố KQKD tăng trưởng tương đối tích cực so với cùng kỳ bất chấp tác động tiêu cực của đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư và là lực đỡ quan trọng cho thị trường hiện tại.

Thị trường đã kỳ vọng Chính phủ sẽ có thêm các chính sách hỗ trợ, kích cầu để phục hồi kinh tế nhanh và bền vững trong thời gian tới: bao gồm trợ cấp tiền mặt cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi COVID-19, xem xét các gói hoãn, giảm thuế và đẩy mạnh đầu tư cơ sợ hạ tầng (Đầu tư công).

Thời điểm nửa cuối quý IV thường là thời điểm các quỹ đầu tư review danh mục, lựa chọn cổ phiếu và giải ngân cho danh mục đầu tư trong năm sau. Đây sẽ là yếu tố hỗ trợ dòng tiền và xu hướng thị trường trong nửa cuối quý IV/2021 và đầu năm 2022.

Tuy nhiên TTCK Việt Nam cũng tiềm ẩn một số yếu tố rủi ro trong nửa cuối quý IV/2021 như: FED có khả năng thu hẹp dần gói nới lỏng định lượng QE kể từ sau cuộc họp tháng 11/2021; nguy cơ bùng phát trở lại dịch COVID-19 tại nhiều tỉnh, thành phố vẫn còn cao, ảnh hưởng tới quá trình mở cửa trở lại và phục hồi của nền kinh tế.

PV: Ông bà đánh giá thế nào về xu hướng của chỉ số trong 2 tháng cuối năm 2021? Nhà đầu tư nên dùng chiến lược đầu tư nào ở thời điểm hiện tại?

Ông Nguyễn Thế Minh: VN-Index đã đạt mức kỷ lục và vượt đỉnh 2018, nhưng VN30 còn cách xa vùng đỉnh cũ. Do đó, dư địa cho nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn còn. Nhà đầu tư nên “xoay tua” theo yếu tố dòng tiền của thị trường.

Yếu tố dòng tiền vào từng nhóm cổ phiếu sẽ quyết định đến diễn biến thị trường hiện nay. Xu hướng TTCK vẫn là đi lên, luân chuyển giữa các nhóm cổ phiếu để lựa chọn cơ hội. Ở thời điểm đi ngang, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ hút dòng tiền, khi thị trường tốt thì tiền quay trở lại nhóm vốn hóa lớn, thép, ngân hàng – dòng trụ chính đỡ trợ lực cho thị trường.

Hiện tại, tôi đánh giá nên hạn chế giải ngân ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, hoặc cơ cấu bán một phần ở nhóm này để mua các cổ phiếu vốn hóa lớn.

Ông Đinh Quang Hinh: Chúng tôi cho rằng sau giai đoạn giằng co vừa qua, TTCK Việt Nam có thể trở lại xu thế tăng điểm trong 2 tháng cuối năm nhờ những yếu tố hỗ trợ kể trên. Chúng tôi cho rằng đây là thời điểm thích hợp để nhà đầu tư xem xét lựa chọn cổ phiếu cho danh mục đầu tư trong năm tới, ưu tiên các doanh nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có triển vọng phục hồi nhanh hậu COVID-19 như tiêu dùng (thực phẩm đồ uống, bán lẻ), xuất khẩu thủy sản, bất động sản (nhà ở, khu công nghiệp), ngành năng lượng (dầu khí, điện).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ