Hành trình sản xuất vaccine 'made in Vietnam'

Nhàđầutư
Tính đến tháng 10/2021, đã có gần chục loại vaccine đang và dự kiến được nghiên cứu, triển khai và hợp tác sản xuất tại Việt Nam, trong số đó có một số loại vaccine được nhắc nhiều trên báo chí, như Nanocovax, Covivac, Sputnik V...
HÀ TUẤN HẢO
05, Tháng 11, 2021 | 04:43

Nhàđầutư
Tính đến tháng 10/2021, đã có gần chục loại vaccine đang và dự kiến được nghiên cứu, triển khai và hợp tác sản xuất tại Việt Nam, trong số đó có một số loại vaccine được nhắc nhiều trên báo chí, như Nanocovax, Covivac, Sputnik V...

25-1711

Vaccine phòng COVID-19 Nanocovax.  Ảnh: Trọng Hiếu.

Tiến độ vaccine ‘made in Vietnam’

Vaccine Nanocovax của công ty Nanogen là một trong những loại vaccine phòng COVID-19 được tiến hành nghiên cứu sớm nhất tại Việt Nam, hiện đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Nanogen cũng đang tích cực phối hợp các cơ quan trong nước thúc đẩy quá trình thử nghiệm Nanocovax để vaccine này có thể sớm được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại Việt Nam.

Ngày 18/9, Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia (Hội đồng Đạo đức) đã họp thẩm định về báo cáo giữa kỳ giai đoạn ba, đánh giá vaccine Nanocovax an toàn, sinh miễn dịch song chưa có dữ liệu đánh giá trực tiếp hiệu lực bảo vệ và đồng ý sử dụng các kết quả này để tiếp tục họp xem xét cấp phép.

Bên cạnh đó, Hội đồng Đạo đức yêu cầu nhóm nghiên cứu tiếp tục đánh giá hiệu quả bảo vệ theo đề cương đã phê duyệt, cập nhật kịp thời kết quả nghiên cứu, ước tính hiệu quả bảo vệ của Nanocovax dựa trên dữ liệu về tính sinh miễn dịch đảm bảo khoa học để chuyển hồ sơ cho Hội đồng Tư vấn thẩm định.

Covivac, vaccine phòng COVID-19 do Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) nghiên cứu và phát triển hiện đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2. Theo Tiến sĩ Dương Hữu Thái, Viện trưởng IVAC, vaccine này cũng đang chờ đánh giá tính sinh miễn dịch.

“Theo đề cương nghiên cứu giai đoạn 2 vaccine Covivac do Hội đồng Đạo đức thông qua hồi tháng 8/2021, tháng 10 này vắcxin Covivac được gửi mẫu để xét nghiệm tính sinh miễn dịch. Đến cuối tháng 11/2021, nghiên cứu vaccine Covivac sẽ chuyển sang giai đoạn 3”, T.S Dương Hữu Thái cho biết.

Về phần mình, Công ty TNHH một thành viên Vaccinevà Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) tuyên bố triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vaccine ngừa COVID-19 từ tháng 4/2021. Tuy nhiên, cho đến nay thì công ty không thông tin nhiều về tiến độ nghiên cứu loại vaccine này và chỉ cho biết: “Vaccine của VABIOTECH dựa trên công nghệ tái tổ hợp trên virus véc tơ theo hướng nghiên cứu khác với vaccine NanoCovax và vaccine COVIVAC nên có bước chậm hơn nhưng đến nay các kết quả trong phòng thí nghiệm đều rất lạc quan. Ưu điểm của vaccine này là khi phát triển thành công thì có thể điều chỉnh rất nhanh khi có biến thể mới của virus SARS-CoV-2”.

Mới đây, VABIOTECH đã chính thức công bố sản xuất thành công lô vaccine phòng COVID-19 Sputnik V (Gam-COVID-Vac) đầu tiên tại Việt Nam.

Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch VABIOTECH cho biết: “Chúng tôi rất vui công bố sản xuất thành công lô vaccine Sputnik V đầu tiên tại Việt Nam. Lô vaccine này đã được phía Nga phân tích và đánh giá đáp ứng yêu cầu quy chuẩn. Với lô vaccine đầu tiên này sẽ giúp cho người dân Việt Nam sớm tiếp cận được nguồn vắc xin chất lượng, góp phần đẩy lùi dịch bệnh COVID-19”.

Hai loại vaccine khác hiện cũng đang được tiến hành thử nghiệm là vaccine phòng COVID-19 có tên VBCCOV19-154 (dựa trên sáng chế vắc xin ARCT-154 của Arcturus), do tập đoàn Vingroup nhận chuyển giao công nghệ độc quyền từ Công ty cổ phần sinh học Arcturus Therapeutics (Hoa Kỳ), và vaccine phòng COVID-19 HIPRA SARS-CoV-2, do tập đoàn T&T Group thỏa thuận hợp tác với công ty HIPRA Human Health S.L.U của Tây Ban Nha để thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam.

Theo thông tin chúng tôi có được, công ty TNHH MTV vaccine Pasteur Đà Lạt hiện đang thảo luận với đối tác Cuba về các điều khoản trong dự thảo Hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Abdala tại Việt Nam và lập kế hoạch làm việc với đoàn chuyên gia Cu Ba để sớm sang khảo sát tại Việt Nam.

Triển vọng sản xuất

Theo các thông tin được công bố chính thức, Nanogen cho biết có thể sản xuất được từ 50-100 triệu liều vaccine Nanocovax, một khi có được giấy phép khẩn cấp cho phép lưu hành loại vaccine này. Và điều cụ thể hơn, Nanogen khẳng định rằng giá bán dự kiến của Nanocovax là 120.000 đồng/liều, mức giá bán thấp nhất thế giới hiện nay.

Nanogen cũng đang tích cực hợp tác với các đối tác nước ngoài trong việc đánh giá sản phẩm vaccine và phân phối vaccine Nanocovax ở nước ngoài. Cụ thể, chiều 23/9, Nanogen đã ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác nghiên cứu đánh giá chất lượng vaccine với Viện Khoa học công nghệ y tế liên hợp của Ấn Độ (THSTI), thành phố Faridabad thuộc bang Haryana, miền Bắc Ấn Độ.

Theo thỏa thuận, Viện Khoa học công nghệ y tế liên hợp của Ấn Độ sẽ hợp tác đánh giá tính sinh miễn dịch của vaccine Nanocovax. Công ty Nanogen sẽ gửi mẫu tế bào đơn nhân máu ngoại vi (PBMC) của những người tham gia thử nghiệm Nanocovax trong giai đoạn 3 tới Viện Khoa học công nghệ y tế liên hợp của Ấn Độ để tiến hành các xét nghiệm đánh giá tính sinh miễn dịch.

Viện Khoa học công nghệ y tế liên hợp của Ấn Độ đã tham gia nhiều dự án phát triển và đánh giá, thử nghiệm vaccine của Ấn Độ, trong đó có các vaccine ngừa COVID-19 như Covaxin, ZyCoV-D, Cobervax, Sputnik V....

Trước đó, ngày 18/8, Hãng dược HLB của Hàn Quốc cho biết đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) với Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen của Việt Nam để mua quyền cung cấp vaccine Nanocovax trên toàn cầu (ngoại trừ tại Việt Nam và Ấn Độ).

Theo một chuyên gia về công nghệ vaccine, việc Nanogen hợp tác với các đối tác nước ngoài trong việc đánh giá sản phẩm và phân phối vaccine trên thị trường toàn cầu là ‘một bước đi khôn ngoan’ bởi công ty này còn khá nhỏ bé và ít được biết tới trên thế giới.

Trao đổi với phóng viên tạp chí Nhà Đầu tư, T.S Dương Hữu Thái, Viện trưởng Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế-IVAC (Bộ Y tế) cho biết: Hiện nay công nghệ sản xuất vaccine COVIVAC đã sẵn sàng, trong vòng một tháng sau khi được cấp phép, IVAC sẽ có lô vaccine thương mại đầu tiên.

Đồng thời, năng lực sản xuất của Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế có quy mô từ 20-30 triệu liều/năm.

Theo thỏa thuận 3 bên ký giữa tập đoàn SOVICO, VABIOTEC và Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga tại Việt Nam, hợp đồng sản xuất, chuyển giao công nghệ và nhập khẩu số lượng vaccine Sputnik V từ nay tới tháng 6/2022 là 40 triệu liều. Các bên cũng cam kết có kế hoạch tiếp tục nâng cao công suất sản xuất vaccine giai đoạn sau đó.

Về phần mình, tập đoàn Vingroup tuyên bố trong thông cáo báo chí của mình hồi đầu tháng 8/2021 rằng, “Với năng lực sản xuất lên tới 200 triệu liều/năm, dự kiến Vingroup sẽ xuất xưởng những lô vaccine đầu tiên vào đầu năm 2022”.

Trong bối cảnh Việt Nam hiện phụ thuộc hoàn toàn vào các vaccine ngừa COVID-19 nhập khẩu, TS. Dương Hữu Thái, Viện trưởng Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế cho rằng, việc tham gia nghiên cứu và chủ động sản xuất vaccine của các doanh nghiệp, tập đoàn Việt Nam là điều tích cực. Điều này giúp thúc đẩy và đa dạng hóa ngành nghiên cứu và sản xuất vaccine của Việt Nam. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh nhà nước cần có chính sách phù hợp để ngành vaccine Việt Nam phát triển bền vững.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ