Hành động vì một đại dương không nhựa

Nhàđầutư
Sau gần 1 năm triển khai tại TP. Đà Nẵng, dự án “Đại dương không nhựa” đã bước đầu giảm thiểu việc xả rác thải nhựa ra môi trường biển và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường ra cộng đồng.
HẢI VÂN
19, Tháng 05, 2019 | 08:02

Nhàđầutư
Sau gần 1 năm triển khai tại TP. Đà Nẵng, dự án “Đại dương không nhựa” đã bước đầu giảm thiểu việc xả rác thải nhựa ra môi trường biển và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường ra cộng đồng.

Sáng ngày 18/5, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR), Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Đà Nẵng, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đồng phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết dự án “Đại dương không nhựa” và chia sẻ kết quả, thực hành tốt với các tỉnh ven biển miền Trung.

Những tín hiệu ban đầu

Báo cáo tại Hội nghị cho thấy, từ tháng 4/2018 - 4/2019, dự án “Đại dương không nhựa” đã thực hiện hơn 160 chương trình tập huấn, truyền thông cho các đối tượng nòng cốt cấp quận, phường, hộ gia đình, thanh niên, học sinh, ngư dân… tại 2 quận Sơn Trà và Thanh Khê (TP. Đà Nẵng).

1

Đây là dịp để lãnh đạo ngành tài nguyên, môi trường các tỉnh, thành ven biển miền Trung chia sẻ kinh nghiệm phân loại, quản lý rác theo chuỗi.

Qua đó, đã có hơn 21.000 hộ gia đình thực hiện phân loại, thu gom được gần 7.700kg rác thải nhựa; 29.850kg rác tài nguyên, gây quỹ 94 triệu đồng, góp phần giảm thiểu áp lực xử lý rác thải của thành phố và nâng cao ý thức của cộng đồng.

Theo ông Đinh Quang Cường, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP. Đà Nẵng, dự án đến với Đà Nẵng vào thời điểm này là hết sức thích hợp và đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đây là cơ hội và bài học để các địa phương khác trên địa bàn TP. Đà Nẵng tiếp tục nhân rộng góp phần nâng cao nhận thức người dân trong công tác giảm thiểu, thu gom, tái chế rác thải sinh hoạt tại nguồn; bảo vệ môi trường biển trước ô nhiễm rác thải nhựa.

“Đà Nẵng đã và đang phấn đầu trở thành thành phố môi trường, thể hiện trong chiến lược quản lý chất thải rắn đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Tuy nhiên, thành phố đang đối diện với những thách thức liên quan đến môi trường, trong đó có rác thải sinh hoạt. Để thực hiện thành công chiến lược quản lý chất thải rắn, Đà Nẵng cần nhiều sáng kiến với sự chung tay của cộng đồng”, ông Đinh Quang Cường nhấn mạnh.

Bà Lê Thị Thành Huyên, Phó phòng TN&MT quận Thanh Khê chia sẻ, khi được tuyên truyền, hướng dẫn và người dân nhận thức được tác hại của túi ni lông, sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần. Cứ hai ngày một lần, các thành viên trong tổ thực hiện dự án cùng với người thu mua ve chai đến những hộ gia đình đã được phân công để thu gom rác đã phân loại và ghi số liệu, sau đó tổng hợp báo về Phòng TN&MT quận và Trung tâm nghiên cứu môi trường.

Đến nay, trên địa bàn quận Thanh Khê có khoảng 70% hộ gia đình đã thực hành phân loại rác tài nguyên và giảm sử dụng túi ni lông. Ngoài ra, chị em cũng sáng tạo nhiều cách làm hay như tận dụng vải bạt đã qua sử dụng để may túi vải đi chợ, dùng túi ni lông tự hủy sinh học... tích cực hưởng ứng dự án. Với ý nghĩa và hiệu quả đó, nên sau khi dự án kết thúc, nguồn tài trợ không còn, thời gian tới, chúng tôi tiếp tục hoàn thiện cách thức thu gom đến nơi xử lý cuối cùng, đồng thời, duy trì các mô hình thu gom, phân loại hiệu quả, đặc biệt ở hội phụ nữ bởi chính mô hình của họ đang tạo nguồn quỹ để nuôi lại, duy trì hoạt động.

Tiếp tục nhân rộng tại các tỉnh, thành ven biển

Những cách làm hay mang lại kết quả khả quan của dự án “Đại dương không nhựa” tại Đà Nẵng đang mở ra những kinh nghiệm để các tỉnh, thành ven biển miền Trung có thêm giải pháp, cách huy động cộng đồng và cách thực hiện phân loại và quản lý rác theo chuỗi.

2

 Đà Nẵng là địa phương tiên phong trong việc phân loại, tái chế rác thải

Ông Bùi Minh Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Môi trường tỉnh Khánh Hòa cho biết, Khánh Hòa là một địa phương ven biển nhiều đặc điểm tự nhiên giống với Đà Nẵng và môi trường biển cũng đang chịu áp lực lớn từ việc phát triển du lịch. Qua mô hình của Đà Nẵng, chúng tôi nhận ra rằng yếu tố tuyên truyền, tham gia của các hạt nhân nòng cốt trong việc phân loại, thu gom rất quan trọng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao Nhà nước cũng cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với các cơ sở tái chế sau khi chuyển giao rác đã phân loại.

Chia sẻ giải pháp xử lý rác thải tại địa phương, ông Phạm Văn Lương, Phó giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Bình cho biết, hiện nay Nhà máy Phân loại, xử lý rác thải, sản xuất biogas và phân bón khoáng hữu cơ thuộc Công ty TNHH Phát triển Dự án Việt Nam (xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch) có mức đầu tư 1.500 tỷ đồng đang góp phần giảm áp lực về chất thải rắn của thành phố Đồng Hới nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung. Dây chuyền công nghệ nhà máy được nhập khẩu hoàn toàn từ Cộng hòa Liên bang Đức. Ngoài chức năng chính là phân loại, xử lý rác thải, Nhà máy còn thực hiện mô hình thí điểm khu nhà màng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao mang lại lợi nhuận kinh tế cao.

Bà Nguyễn Ngọc Lý, Giám đốc CECR nhấn mạnh đến vai trò của các bên liên quan, trong đó chính quyền có vai trò then chốt, quyết định và phụ nữ tiên phong trong tất cả các khâu của chuỗi: “Chúng ta nên trao quyền cho phụ nữ nhằm phát huy tính tiên phong trong thu gom và tái chế rác thải nhựa sẽ góp phần nâng cao lợi ích kinh tế gia đình – xã hội, tạo ta hiệu quả môi trường. Ngoài ra, các chương trình tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng phải đảm bảo cách tiếp cận tổng thể từ pháp luật cho tới trách nhiệm công dân cũng như các giải pháp kỹ thuật và quản lý thực tiễn phù hợp với điều kiện địa phương.”

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ