Hàng loạt công ty cho vay tiêu dùng báo lỗ nửa đầu năm

Nhàđầutư
Hoạt động ảm đạm trong nửa đầu năm, nhiều công ty tài chính tiêu dùng, cầm đồ báo lỗ đậm hoặc giảm lãi mạnh so với năm trước.
MỸ HÀ
05, Tháng 09, 2023 | 11:14

Nhàđầutư
Hoạt động ảm đạm trong nửa đầu năm, nhiều công ty tài chính tiêu dùng, cầm đồ báo lỗ đậm hoặc giảm lãi mạnh so với năm trước.

cho-vay-tieu-dung

 

Nửa đầu năm 2023, thị trường cho vay tiêu dùng ảm đạm một phần vì kinh tế khó khăn, lãi suất tăng cao, người dân ngại chi tiêu cho những mặt hàng không thiết yếu như điện thoại, điện máy, ôtô. Một phần vì một vài công ty cho vay tiêu dùng, cho vay cầm đồ có dấu hiệu thu hồi nợ trái pháp luật, dẫn tới cơ quan công an vào cuộc kiểm tra, làm ảnh hưởng đến thị trường chung.

Bối cảnh đó khiến các doanh nghiệp ngại cho vay mới; nợ xấu tăng cao,... Hàng loạt công ty cho vay tiêu dùng báo cáo lỗ đậm nửa đầu năm hoặc giảm lãi mạnh.

Công ty cổ phần kinh doanh F88, chuyên cung cấp dịch vụ cầm đồ, ghi nhận lỗ sau thuế 368 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước có lãi 46 tỷ đồng.

Điểm sáng là tính đến 30/6, vốn chủ sở hữu của chuỗi cầm đồ này đạt 1.589 tỷ đồng, hơn gấp 3 cùng kỳ năm trước và tăng 86% so với đầu năm. Nhờ đó, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu giảm đáng kể từ 4,77 xuống 1,44 lần và dư nợ trái phiếu trên vốn chủ sở hữu giảm từ 3,7 xuống 0,14.

Untitled

Lợi nhuận sau thuế một số công ty tài chính tiêu dùng, đơn vị: tỷ đồng

Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (FE Credit) báo lỗ 2.996 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước có lãi 144 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu sụt mạnh từ 15.917 tỷ đồng xuống 10.250 tỷ đồng.

FE Credit tiền thân là khối tín dụng tiêu dùng trực thuộc VPBank (HoSE: VPB). Đến tháng 10/2021, VPBank đã bán 49% vốn điều lệ FE Credit cho Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC – công ty con Tập đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group (Nhật Bản). Theo giới thiệu tại website, công ty cho vay tiêu dùng đang giữ thị phần dẫn đầu thị trường tài chính tiêu dùng với 21.000 điểm bán hàng và hơn 16.000 nhân viên.

Trước khi bán vốn cho tập đoàn Nhật, FE Credit báo lãi 313 tỷ đồng năm 2021, sang năm 2022 lỗ 2,4 tỷ đồng và nửa đầu năm nay lỗ gần 3.000 tỷ đồng.

Công ty Tài chính TNNN MTV Shinan Việt Nam thông báo lỗ 246 tỷ đồng nửa đầu năm nay. Đây là kết quả kinh doanh tệ nhất của công ty từ 2019 đến nay. Giai đoạn 2019 – 2022, công ty đạt lợi nhuận trên 300 tỷ đồng mỗi năm, riêng 2021 là 234 tỷ đồng.

Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam (Home Credit) ghi nhận lợi nhuận nửa đầu năm nay đạt 211 tỷ đồng, bằng gần 18% năm 2022.

Home Credit (Cộng hòa Czech) hoạt động tại Việt Nam từ 2008, đã xây dựng được mạng lưới 9.000 điểm giới thiệu dịch vụ và hơn 6.000 nhân viên. Doanh nghiệp cung cấp 3 sản phẩm chính gồm cho vay trả góp xe máy, cho bay trả góp hàng gia dụng, điện tử và cho vay trả góp tiền mặt.

Tại thời điểm 30/6, Home Credit có vốn chủ sở hữu 6.572 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Nợ phải trả giảm đáng kể từ 25.500 tỷ đồng xuống 18.200 tỷ đồng. Dư nợ trái phiếu không thay đổi.

Theo ông Lê Xuân Đồng, Giám đốc điều hành Khối dịch vụ Nghiên cứu thị trường và Tư vấn, FiinGroup, thị trường tài chính tiêu dùng có tiềm năng tăng trưởng tốt trong tương lai khi quy mô dự nợ vay tiêu dùng của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 27,17% GDP, rất thấp so với tỷ lệ trung bình từ 60-70% GDP tại các quốc gia châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan…

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là thị trường tiềm năng khi có cơ cấu dân số 100 triệu người, độ tuổi trung bình trẻ (33,7 tuổi) cùng với sự phát triển kinh tế ổn định, mức tiêu dùng ngày càng tăng cao.

Tuy nhiên, Việt Nam đang thiếu các quy định và cơ chế kiểm soát trần lãi suất cho vay, các loại phí kèm theo đối với các hình thức tài chính tiêu dùng phi chính thức (chuỗi cửa hàng cầm đồ, công ty cho vay ngang hàng, công ty cho vay trong ngày, công ty Fintech, apps cho vay).

Trong các tháng qua, kinh tế khó khăn kèm những “lùm xùm” liên quan đòi nợ kìm hãm thị trường cho vay tiêu dùng, qua đó kéo tụt sức mua người dân vốn đã kém khi thu nhập giảm. Điều này thể hiện rõ nét qua kết quả kinh doanh của những doanh nghiệp bán lẻ hàng công nghệ hay phân phối xe sang.

Để hỗ trợ tăng trưởng chung, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xem xét giảm lãi suất cũng như mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng, các ngân hàng triển khai gói vay với lãi suất hợp lý. Các thông tư, nghị quyết gỡ khó được ban hàng như Thông tư 06/2023/TT-NHNN ngày 28/6/2023 chính thức có hiệu lực từ 1/9 hay Nghị quyết 59/NQ-CP trước đó về giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng. Những động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường cho vay tiêu dùng trong nửa cuối năm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ