Công ty tài chính, mua bán nợ cần khung pháp lý chuẩn

Nhàđầutư
Nhiều doanh nghiệp, công ty tài chính cho vay tiêu dùng, mua bán nợ cho rằng, cần có khung pháp lý cụ thể rõ ràng cho các công ty mua bán nợ, không chỉ là các tổ chức tín dụng.
LIÊN THƯỢNG
20, Tháng 04, 2023 | 14:08

Nhàđầutư
Nhiều doanh nghiệp, công ty tài chính cho vay tiêu dùng, mua bán nợ cho rằng, cần có khung pháp lý cụ thể rõ ràng cho các công ty mua bán nợ, không chỉ là các tổ chức tín dụng.

Empty

Thời gian qua, cơ quan công an liên tục triệt phá những đường dây đòi nợ thuê trái pháp luật. Ảnh: CA TP.HCM

Khởi kiện ra toà nếu khách hàng không trả nợ

Tại tọa đàm Tín dụng tiêu dùng: "Cho vay và thu hồi nợ đúng pháp luật!" do Báo Người Lao Động tổ chức sáng 20/4 ở TP.HCM, bà Văn Thái Bảo Nhi, Giám đốc cấp cao, phụ trách xử lý nợ, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cho biết, theoxu hướng phát triển của thế giới, tín dụng tiêu dùng của Việt Nam phát triển thời gian qua.

Một bộ phận là giới trẻ cũng tìm tới vay tiêu dùng ngày càng nhiều. Đây là thị trường mà các ngân hàng thương mại và công ty tài chính hướng đến. 

"Tuy nhiên, giai đoạn hậu COVID-19, khách hàng doanh nghiệp gặp khó khăn, khách hàng cá nhân cũng vậy khi thu nhập giảm sút, nhiều người có người có tài sản cho thuê gặp khó khăn phải xoay sở… Xu hướng nợ quá hạn, nợ xấu tăng, và đây là thực tế mà các công ty tài chính, ngân hàng phải đối diện", bà Nhi phân tích và cho biết phía ngân hàng đã có chính sách hỗ trợ đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiêp.

"Tuy nhiên, chúng tôi cũng đánh giá một số khách hàng có nguồn thu khó khả năng phục hồi nên khuyến khích khách hàng bán bớt tài sản, trả bớt nợ. Đối với một số khách hàng không có khả năng trả nợ, chúng tôi buộc phải có biện pháp mạnh hơn như khởi kiện ra tòa. Dù vậy, quan điểm của chúng tôi là thu hồi nợ đúng quy định pháp luật, làm tự thân và không thuê dịch vụ thu hồi nợ từ bên thứ 3 để xử lý", bà Nhi nhấn mạnh về giải pháp từ bên cho vay.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Ngô Xuân Duy, Giám đốc Pháp Chế, Công ty Mua bán nợ Quốc tế Việt Nam cho biết, công ty này cũng khởi kiện tại tòa án đối với khách hàng chây ỳ trả nợ nhưng trong quá trình làm việc gặp khó khăn.

"Vì cơ quan tố tụng chưa có cái nhìn có thiện cảm đối với phân khúc này, các công ty mua bán nợ phải giải trình khá nhiều dù họ khởi kiện theo đúng quy định. 

Hơn nữa, thời gian tiến hành tố tụng khá dài, từ 9 tháng đến 1 năm với vụ án thông thường. Và với hàng ngàn hồ sơ thì việc này khá khó khăn. Do đó, cần cơ chế phù hợp hơn đối với hoạt động thu hồi nợ. Đây là vấn đề của các nhà làm luật nhưng xuất phát từ những khó khăn thực tế hiện nay, rất cần những biện pháp xử lý", ông Duy khẳng định và cho biết, cái khó của các công ty mua bán nợ ở thời điểm hiện tại là thiếu khung pháp lý.

"Các Thông tư 43, Thông tư 18 của Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh trực tiếp tới các công ty tài chính tín dụng, còn các công ty mua bán nợ thì chưa có. Do đó, chúng tôi kiến nghị cần có khung pháp lý rõ ràng hơn, và có thể điều chỉnh các công ty mua bán nợ không chỉ có tổ chức tín dụng. Ví dụ, chúng tôi khá phân vân việc gọi điện nhắc nợ như thế nào là đúng?", ông Duy nêu thắc mắc.

Theo đại diện công ty mua bán nợ, từ góc nhìn hiện nay, cơ quan quản lý kiểm soát tín dụng đen chặt chẽ nhưng cũng cần giám sát người vay có trách nhiệm. Cần minh bạch, rõ ràng từ 2 phía để thúc đẩy tài chính tiêu dùng phát triển.

Giải quyết tình trạng vay không đúng cửa

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM thống kê, đến hiện tại, tổng dư nợ tiêu dùng của TP.HCM đạt hơn 933.000 tỉ đồng trong đó khối các công ty tài chính khoảng 104.000 tỉ đồng. Nếu tính dân số khoảng 9,2 triệu người (thống kê vào năm 2021), bình quân một người dân tiếp cận khoảng 102 triệu đồng, xét về chi tiêu của đời sống xã hội thì con số này rất thiết thực. 

Tăng trưởng cho vay tiêu dùng cao trong những năm vừa qua. Bình quân mỗi năm, tăng trưởng cho vay tiêu dùng trên địa bàn đạt khoảng 36%. Nếu năm 2018, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TP.HCM khoảng 500.000 tỉ đồng thì đến nay, đã lên tới khoảng 933.000 tỉ đồng. 

Năm 2022, cho vay tiêu dùng tăng 21,9% so với năm trước phù hợp với tình hình thực tiễn kinh tế của TP.HCM. Đến cuối năm 2022, tỉ trọng dư nợ tín dụng trên toàn địa bàn 22% và tín dụng tiêu dùng khoảng 30% là nhu cầu lớn và thiết thực, nếu làm đúng sẽ có tích cực lan tỏa tới kinh tế. 

Từ đó, ông Dũng đưa ra nhiều giải pháp giúp phát triển tín dụng tiêu dùng an toàn. Bao gồm: Đẩy mạnh tuyên truyền để người dân biết về các loại hình tín dụng; nắm bắt thông tin những nền tảng, ứng dụng cho vay không chính thống và phân biệt với các loại hình không chính thống. Các ngân hàng thương mại cũng có quy định, hướng dẫn cụ thể và quan trọng là từng ngân hàng thương mại, công ty tài chính phải quan tâm, hướng dẫn nhân viên của mình, đồng thời phải phối hợp với các cơ quan, ban ngành để tránh cho vay nặng lãi.

"Vừa rồi gói 120.000 tỷ đồng đang triển khai ở 4 ngân hàng thương mại Nhà nước với lãi suất 8,7% đối với vay đầu tư nhà ở xã hội, nếu cá nhân người vay là 8,2%. Về giải pháp đối với các tổ chức tín dụng, bên cạnh những gói tín dụng chung 120.000 tỷ đồng, các ngân hàng thương mại cần có các gói tín dụng kịp thời để đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân. Ngân hàng chính sách xã hội cũng nên có chương trình cho vay thí điểm, người lao động, công nhân…", ông Dũng kiến nghị, đồng thời cho biết đã đề xuất một số vấn đề pháp lýtính chất hoạt động về hoạt động của các công ty mua bán nợ, công ty thu hồi nợ với các cơ quan có thẩm quyền.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ