Hai gánh nặng lớn cản đà phát triển của kinh tế Trung Quốc

THẢO CAO
06:26 05/03/2021

Trong quá trình phục hồi từ cuộc khủng hoảng Covid-19, gánh nặng kinh tế vì dân số già hóa và quả bom nợ phình to là hai trong số những vấn đề lớn nhất đeo bám đất nước 1,4 tỷ dân.

Hơn 5 năm trước, khi Trung Quốc chấm dứt chính sách một con kéo dài hàng thập kỷ, những lo ngại về khủng hoảng nhân khẩu học dường như là điều quá xa vời.

Tuy nhiên, đến năm 2021, những lo ngại về nhân khẩu học và nợ phình to là hai trong số các vấn đề lớn nhất đeo bám đất nước 1,4 tỷ dân.

Theo South China Morning Post, chính quyền Trung Quốc cho biết dân số nước này có thể sớm bị Ấn Độ vượt vào năm 2027. Nguyên nhân là tỷ lệ sinh thấp. Năm 2019, tỷ lệ sinh trung bình của Trung Quốc đã giảm xuống còn 1,47 ca sinh mỗi phụ nữ.

3

Những lo ngại về nhân khẩu học và quả bom nợ là hai vấn đề cản đà phát triển của kinh tế Trung Quốc. Ảnh: SCMP.

Gánh nặng dân số già

Năm 2019, tổng dân số Trung Quốc tiếp tục tăng từ 1,39 tỷ người vào năm trước đó lên 1,4 tỷ người. 14,65 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra trong năm 2019. Tuy nhiên, đây là mức thấp nhất kể từ năm 1961.

Trong vòng 5 năm qua, một số nhà lập pháp và nhân khẩu học của Trung Quốc đã liên tục đề xuất từ bỏ hoàn toàn chính sách kiểm soát sinh đẻ của chính phủ nước này.

Hồi tháng 8/2020, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết các tỉnh Hắc Long Giang, Liêu Ninh và Cát Lâm có thể thử nghiệm gỡ bỏ hạn chế sinh đẻ, sau khi tiến hành thêm các đánh giá tác động đối với nền kinh tế.

Đây là các tỉnh có tỷ lệ sinh thấp nhất và gánh nặng kinh tế đối với việc chăm sóc người già cao nhất tại Trung Quốc.

Screen Shot 2021-03-05 at 06.25.27

Tỷ lệ sinh thấp khiến tốc độ tăng dân số của Trung Quốc sụt giảm. Ảnh: SCMP.

Năm nay, Đảng dân chủ nông công Trung Quốc - một trong tám đảng thiểu số ở Trung Quốc - cũng có kế hoạch đệ trình đề xuất nhằm tăng tỷ lệ sinh.

Một số đề xuất bao gồm kéo dài thời gian nghỉ thai sản từ ba lên sáu tháng, đảm bảo quyền nghỉ sinh con của người cha, giảm thuế chi phí chăm sóc con cái.

Ngoài ra, danh sách này còn có trợ cấp chi phí giáo dục cho con thứ hai, hỗ trợ chính sách đối với những người muốn mua nhà lớn hơn, cũng như trợ cấp và giảm thuế cho người sử dụng lao động nhằm bảo vệ việc làm của các bà mẹ mang thai.

Bom nợ phình to

Một ưu tiên lớn khác của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc là giảm nợ công. Năm ngoái, tỷ lệ nợ công trên GDP của Trung Quốc tăng vọt từ 246,5% lên 270,1%. Nguyên nhân là Bắc Kinh nâng mục tiêu thâm hụt ngân sách và tăng phát hành trái phiếu chính quyền địa phương nhằm thúc đẩy nền kinh tế và bảo vệ việc làm trong bối cảnh cuộc khủng hoảng vì dịch Covid-19.

Trong khi đó, nguồn thu chính quyền địa phương ngày càng lao dốc, áp lực tái cấp vốn gia tăng đối với những khoản nợ hiện có.

Theo dữ liệu của Bộ Tài chính Trung Quốc, nợ chính quyền địa phương của Trung Quốc ở mức 26.000 tỷ NDT (4.000 tỷ USD) vào cuối tháng 1. Hàng loạt vụ vỡ nợ trái phiếu của các công ty quốc doanh Trung Quốc cũng phơi bày rủi ro nợ - mối đe dọa lớn đối với triển vọng của kinh tế Trung Quốc.

"Nếu tiếp tục phát hành trái phiếu với quy mô như năm 2020, chúng ta có thể bước vào vùng báo động rủi ro trong năm 2021", chuyên gia Xue Xiaogan, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá Nợ công của Bộ Tài chính Trung Quốc, nhấn mạnh.

"Trong bối cảnh đó, việc xác định đúng đắn quy mô vay, nguồn tiền trả nợ, phòng ngừa và kiểm soát rủi ro nợ một cách chặt chẽ là cực kỳ quan trọng", ông nhấn mạnh.

Ông Larry Hu, Trưởng bộ phận Kinh Tế Trung Quốc đại lục tại Macquarie Group, tin rằng Bắc Kinh có thể giảm thâm hụt tài khóa từ 8,6% vào năm 2020 xuống 6%.

Theo dự đoán của ông Hu, tổng phát hành trái phiếu chính phủ sẽ bị cắt giảm từ 8.500 tỷ NDT (1.316 tỷ USD) hồi năm ngoái xuống còn 6.850 tỷ NDT (1.060 tỷ USD) vào năm 2021.

"Thâm hụt tài khóa sẽ trở lại bình thường vào năm 2021. Đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, mục tiêu là ổn định tỷ lệ nợ công trên GDP. Tỷ lệ này đã tăng 7 điểm phần trăm vào năm 2020", ông khẳng định.

2

Năm 2020, Bắc Kinh nâng mục tiêu thâm hụt ngân sách và tăng phát hành trái phiếu chính quyền địa phương nhằm thúc đẩy nền kinh tế và bảo vệ việc làm. Điều này khiến nợ công tăng vọt. Ảnh: Reuters.

Theo ông Xue, quy mô của các trái phiếu mục đích đặc biệt nên được cắt giảm dần. Đây là những trái phiếu cấp vốn cho các dự án của chính quyền địa phương. Khi nền kinh tế phát đi những dấu hiệu phục hồi, cần ngăn chặn tình trạng phụ thuộc quá lớn vào vay nợ và khiến rủi ro nợ càng thêm trầm trọng.

Năm ngoái, Bắc Kinh đã tăng phát hành trái phiếu mục đích đặc biệt ở cả cấp trung ương và địa phương. Tổng quy mô tăng từ 3.500 tỷ NDT (542 tỷ USD) năm 2019 lên 3.750 tỷ NDT (580,5 tỷ USD) năm 2020. Điều này đi ngược với chủ trương cắt giảm nợ công của chính quyền Trung Quốc trước khi dịch Covid-19 bùng phát.

Tuy nhiên, đầu tư cơ sở hạ tầng trong năm 2020 chỉ tăng 3,4% so với 3,3% của năm 2019. Điều đó cho thấy gánh nặng nợ tăng lên nhưng không thể bù đắp sự sụt giảm trong đầu tư tài sản cố định.

Theo công ty Zhongtai Securities, các chính quyền địa phương Trung Quốc có khả năng phát hành 6.800 tỷ NDT (1.053 tỷ USD) trái phiếu mới trong năm 2021, bao gồm 3.300 tỷ NDT (511 tỷ USD) trái phiếu thường và 3.500 tỷ NDT (542 tỷ USD) trái phiếu mục đích đặc biệt.

Trung Quốc cũng không có khả năng phát hành 1.000 tỷ NDT (155 tỷ USD) trái phiếu chính phủ đặc biệt nhằm thúc đẩy chi tiêu của chính phủ như năm ngoái.

Bộ Tài chính cũng chưa công bố liệu họ có tiến hành phát hành trái phiếu chính quyền địa phương trong năm nay hay không. Họ đã phát hành trái phiếu trong hai năm qua để huy động vốn nhằm tăng tốc đầu tư cơ sở hạ tầng.

"Khi nền kinh tế tiếp tục phục hồi, nhu cầu kích thích kinh tế bằng cách gia tăng đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ giảm xuống", South China Morning Post dẫn lời các nhà phân tích của Industrial Securities nhận định.

(Theo Zing)

  • Cùng chuyên mục
Nhiều tiện ích mới khi kết hợp VNeID và iHanoi

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp VNeID và iHanoi

Một điểm nhấn rất mới, có thể coi là đột phá là việc tích hợp VNeID lên iHanoi, đó là có thể sử dụng tài khoản VNeID đăng nhập trên ứng dụng iHanoi.

Sự kiện - 21/11/2024 23:28

Đại biểu Hà Nội: Thí điểm nghị quyết, liệu có tạo ra một mặt bằng giá đất mới

Đại biểu Hà Nội: Thí điểm nghị quyết, liệu có tạo ra một mặt bằng giá đất mới

Đại biểu đoàn TP. Hà Nội bày tỏ băn khoăn khi thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Sự kiện - 21/11/2024 23:25

'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

Đại biểu Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai) cho biết, cử tri rất quan tâm đến tình trạng giá bất động sản phi mã, người nghèo, người lao động, người thu nhập thấp, cán bộ, công chức khó có thể mua được. Người ta tính rằng, một công chức nếu không ăn gì, vài trăm năm mới mua được nhà.

Sự kiện - 21/11/2024 17:22

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ; chưa xem xét xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Sự kiện - 21/11/2024 17:06

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

Theo Tổng Giám BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền và kiến nghị cơ chế, chính sách tạo sự đồng thuận và gắn kết của các doanh nghiệp FDI với cơ quan BHXH trong việc thực hiện các chính sách BHXH, BHTN, BHYT của Việt Nam.

Sự kiện - 21/11/2024 16:21

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt kinh phí thực hiện "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố" là hơn 48.600 tỷ đồng.

Sự kiện - 21/11/2024 12:09

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

Ngày 28/11, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)/ Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức Hội thảo "Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06 /2017/NĐ-CP Về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế".

Sự kiện - 21/11/2024 10:59

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Theo đại biểu đoàn TP. Hà Nội, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải đảm nhận chức năng vận tải lưỡng dụng cả hành khách và hàng hóa, không phải chỉ vận tải hàng hóa trong trường hợp cần thiết.

Sự kiện - 21/11/2024 10:42

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sự kiện - 20/11/2024 22:56

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

Nhìn từ bài học 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm tiến độ nhiều năm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, để làm đường sắt tốc độ cao, chúng ta cần làm chủ, tránh phục thuộc vào công nghệ từ thời điểm đầu tư cho đến khi vận hành, khai thác.

Sự kiện - 20/11/2024 20:07

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Sự kiện - 20/11/2024 17:49

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND TP. Hà Nội. Ban ban chỉ đạo có nhiệm vụ ban hành, thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội năm 2025 và các năm tiếp theo theo từng ngành, lĩnh vực của thành phố.

Sự kiện - 20/11/2024 11:11

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững​.

Sự kiện - 20/11/2024 10:12

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024.

Sự kiện - 20/11/2024 09:32

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa 'trợ lý ảo' vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa "trợ lý ảo" vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week – VIDW 2024) do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức được xoay quanh chủ đề chính về “Trợ lý ảo" và phát triển AI

Sự kiện - 20/11/2024 07:00

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Phát biểu tại Hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.

Sự kiện - 20/11/2024 06:40