Hà Nội: Hàng nghìn cư dân chung cư khổ vì mất nước

Nhàđầutư
Hàng nghìn cư dân ở các khu chung cư phải chịu cảnh mất nước triền miên trong những ngày đầu tháng 6/2017. Trong đó phải kể đến các khu đô thị như, Đặng Xá, Gia Lâm hay chung cư VP3 bán đảo Linh Đàm, Hoàng Mai (Hà Nội).
NHÂN HÀ
17, Tháng 06, 2017 | 14:54

Nhàđầutư
Hàng nghìn cư dân ở các khu chung cư phải chịu cảnh mất nước triền miên trong những ngày đầu tháng 6/2017. Trong đó phải kể đến các khu đô thị như, Đặng Xá, Gia Lâm hay chung cư VP3 bán đảo Linh Đàm, Hoàng Mai (Hà Nội).

dang xa

Hàng nghìn cư dân ở khu nhà ở Đặng Xá (Gia Lâm - Hà Nôi)  phải chịu cảnh mất nước thường xuyên (Ảnh: VNN) 

Hàng nghìn cư dân khu đô thị Đặng Xá khổ vì mất nước

Cư dân tại Khu đô thị Đặng Xá (Gia Lâm, Hà Nội) sống chật vật trong cảnh thiếu nước sinh hoạt gần nửa tháng nay. Trong khi đó, hàng loạt chung cư cao cấp ở Hà Nội diễn ra tình trạng kiện cáo với chủ đầu tư khiến cư dân phải kêu cứu khắp nơi.

Hơn 10 ngày nay, hàng nghìn hộ dân sống tại khu đô thị Đặng Xá (Gia Lâm, Hà Nội) sống trong tình cảnh thiếu nước sinh hoạt. Chị Nguyễn Huệ, toà D9 khu nhà ở xã hội Đặng Xá cho biết, tình trạng mất nước của các nhà chung cư thuộc cụm này bắt đầu diễn ra từ đầu tháng 6/2017. Cao điểm của việc mất nước diễn ra vào những ngày mùng 9, 10, 11/6. Có thời điểm, thiếu nước, mất nước 2-3 ngày, người dân không có giọt nước nào để dùng. Khoảng 3 ngày trở lại đây, đơn vị quản lý vận hành có mở nước ngày 2 buổi vào sáng và tối. Tuy nhiên, do nước rất ít nên nhiều người dân phải nghỉ làm ở nhà để hứng nước.

“Hàng trăm hộ dân sống tại khu đô thị phải tốn thêm tiền để mua xô, chậu tích trữ nước. Tuy nhiên, nước rất bẩn và nhiều cặn nên chỉ có thể dùng để xả nhà vệ sinh. Nước để nấu cơm phải mua bình đóng chai cho yên tâm. Do quá thiếu nước, các hộ dân còn múc cả dưới bể bơi và đài phun nước quanh khu đô thị về để tắm, giặt”, chị Huệ nói.

Tình trạng thiếu nước không chỉ xảy ra ở cụm nhà ở xã hội mà còn lan rộng ra cả các tòa thương mại của khu đô thị Đặng Xá. Anh Đức Thắng, tòa CT2 cho hay: “Không biết bao giờ chúng tôi mới có đủ nước sinh hoạt để dùng chứ sống thế này khổ quá. Từ già đến trẻ phải đi sơ tán hoặc ra khách sạn để tắm. Đi làm cũng không yên tâm vì lo về sớm để tích nước cho đúng giờ”.

Đại diện Xí nghiệp Quản lý vận hành Đặng Xá giải thích, trong thời gian nắng nóng đầu tháng 6 vừa qua, do nhu cầu sử dụng nước tăng cao Cty CP nước sạch số 2 Hà Nội công suất đã dùng hết giới hạn là 60.000m3/ngày đêm. Trong 4-5 ngày nắng nóng kéo dài, các khu vực sử dụng đều tăng cao vì vậy lượng nước cấp về khu đô thị Đặng Xá bị thiếu hụt rất lớn. Nhu cầu sử dụng của khu đô thị là khoảng 3.000m3/ngày đêm, chỉ cấp được khoảng 1.500-2.000m3/ngày đêm, đáp ứng được khoảng 1/3 đến một nửa nhu cầu của người dân. Vì vậy tất cả các bể chứa đã được huy động và sử dụng hết. Từ ngày 6-10/6 cũng chỉ duy trì cấp được ở mức như trên nên vẫn bị thiếu hụt. Trong 3 ngày vừa qua cũng chỉ cố gắng cấp cho khu đô thị 70-80% nhu cầu.

“Thời gian tới chúng tôi sẽ điều tiết mỗi ngày tiết kiệm một vài trăm khối để tích vào các bể chứa. Tổng các bể chứa ở đây là khoảng 12.000m3. Sau khi tích đầy các bể chứa và téc nước trên mái chúng tôi sẽ căn cứ lượng nước cấp vào từ đồng hồ tổng có thể cấp lại 24/24h cho người dân sử dụng. Thời gian cũng phải mất khoảng 1 tuần mới có thể quay lại ổn định”, vị này nói.

Hơn 400 hộ dân VP3 liên tục chiu “khát nước” mùa hè

Sau nhiều ngày mất nước, cư dân VP3 Linh Đàm bức xúc, đề nghị được đối thoại với chủ đầu tư tòa nhà. Hôm 2/6/2017, phía Chủ đầu tư đã tìm phương án "chống khát" bằng cách điều tiết nước theo cách thức thủ công giữa VP6 - VP5 – VP3 cạnh đó để cấp nước cho VP3. Đồng thời sử dụng xe tec đưa nước vào bể ngầm của VP3 để cung cấp nước cho hơn 400 hộ dân.

1_128451

Cư dân VP3 bán đảo Linh Đàm căng băng rôn phản đổi chủ đầu tư Tập đoàn Mường Thanh (Ảnh: giadinhvietnam) 

Theo thông tin mà PV tìm hiều được, từ năm 2014 đến nay tòa nhà chung cư VP3 bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt (Hoàng Mai - Hà Nội) do chủ đầu tư là Công ty CP xây dựng số 1 Điện Biên (thuộc tập đoàn Mường Thanh) làm chủ đầu tư thường xuyên lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt vào mùa hè ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của hơn 400 hộ dân.

Tòa nhà VP3 được bàn giao cho cư dân từ đầu năm 2013. Đến khoảng giữa năm 2014 việc mất nước sinh hoạt xảy ra trầm trọng. Thời điểm đó, Ban quản lý tòa nhà giải thích là do nguồn nước của Chi nhánh công ty Xí nghiệp 1 (HUDS 1) bị thiếu hụt.

Ngày 3/6/2014, Ban đại diện của tòa nhà và một số bà con đã làm việc với Đại diện Chi nhánh quản lý và vận hành nhà ở Mường Thanh về tình trạng thiếu nước.

Tại buổi làm việc, một số giải pháp ban đầu là: sử dụng máy bơm tăng áp để hút nước vào bể ngầm của VP3 nhiều hơn do đường nước vào bể ngầm của VP3, sử dụng xe tec đưa nước vào bể ngầm nhằm đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho cư dân.

Đồng thời yêu cầu Chủ đầu tư đưa ra những giải pháp cấp nước lâu dài. Tuy nhiên, đến này tình hình mất nước tái diễn. Tháng 4/2017 đến nay VP3 thiếu nước liên tục, phải bơm nước theo giờ: mỗi ngày bơm 3 lần vào 5h30 -7h; 11h-13h; 18h-20h.

Tuy nhiên, lượng nước cung cấp rất hạn chế, không đủ để người dân sử dụng cho những sinh hoạt tối thiểu hằng ngày. Những ngày đầu tháng 6 /2017, tại tào chung cư VP3 Linh Đàm xảy ra mất nước mất thường xuyên cả ngày. Hơn 400 hộ dân tại tòa nhà rất bức xúc vì thiếu nước sinh hoạt.

Theo thông tin từ cư dân VP 3 trao đổi với lãnh đạo Công ty CP nước sạch Hà Nội (Viwaco) hiện nay tòa nhà VP3 ký hợp đồng mua nước của HUDS1. Nhưng do lưu lượng nước không đủ nên VP3 phải nối đường ống vào đường cấp nước cho tòa nhà VP5. Trong khi đó, VP5 lại lấy nước từ VP6. Viwaco chỉ ký hợp đồng bán nước cho tòa nhà VP6, không ký hợp đồng cung cấp nước với VP3 và VP5.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ