Grab giải thích khoản lỗ hơn 1.726 tỷ đồng

Bị Vinasun cho là "tránh thuế" khi liên tục báo lỗ, phía Grab nói thời gian qua phải đầu tư, nhưng năm nay sẽ đóng thuế gấp 3 lần năm ngoái.
HOA KỲ
20, Tháng 10, 2018 | 08:01

Bị Vinasun cho là "tránh thuế" khi liên tục báo lỗ, phía Grab nói thời gian qua phải đầu tư, nhưng năm nay sẽ đóng thuế gấp 3 lần năm ngoái.

Ngày 19/10, phiên xử Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) đòi Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam bồi thường thiệt hại gần 42 tỷ đồng bước sang phần tranh luận.

Tham gia chất vấn, đại diện VKS hỏi về khoản lỗ hơn 1.726 tỷ đồng từ năm 2014 đến 2017 của Grab. Trong đó, năm 2017 doanh nghiệp này thu về 750 tỷ đồng nhưng thất thoát đến 788 tỷ.

Theo Grab, khoản thiệt hại trên phần lớn đến từ việc thưởng cho đối tác, tài xế và nghiên cứu phát triển công nghệ thay vì các gói khuyến mãi.

VKS-2473-1539945963

Đại diện VKS chất vấn các đương sự. 

Trả lời câu hỏi của VKS về việc có đặt mục tiêu về lợi nhuận không, Grab khẳng định: "Đã kinh doanh thì tất nhiên phải có mục tiêu về lợi nhuận và chúng tôi cũng ký kết với các nhà đầu tư. Tỷ lệ giữa lỗ và lợi nhuận của chúng tôi ngày càng được rút ngắn, nếu phát triển thuận lợi chắc chắn sinh lời trong tương lai".

Bị đơn chỉ ra doanh thu 2017 gấp 700 lần so với 2014 và có dấu hiệu chuyển sang lợi nhuận. Tuy nhiên, doanh thu tăng thì chi phí cũng phải tăng để đầu tư cho việc phát triển bền vững lâu dài của công ty.

Doanh nghiệp này cũng cho biết có 170.000 lái xe, đóng thuế năm 2017 là 198 tỷ đồng, riêng 9 tháng đầu năm nay đóng 270 tỷ. Mới đây công ty nhận được hợp đồng đầu tư trị giá 3 tỷ USD và khẳng định tổng thuế đóng cho Việt Nam năm 2018 sẽ gấp 3 lần năm ngoái.

Vinasun nói Grab 'tránh thuế'

Giải thích lý do kiện Grab khi chính mình cũng tham gia Đề án 24, Vinasun cho biết mục đích của doanh nghiệp là phát triển phần mềm công nghệ, số lượng ít (377 xe) và luôn tuân thủ về thuế, cách điều hành, quản lý... Còn Grab thay vì cung cấp phần mềm đã trực tiếp can thiệp vào quá trình hoạt động như một đơn vị giao thông vận tải nhằm tránh thuế.

"Số lượng xe của Grab rất lớn nhưng khai lỗ, trong khi Vinasun ít xe mà nộp thuế trên 1.200 tỷ đồng. Chúng tôi hoan nghênh các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam, song phải tuân thủ theo luật, nộp thuế đầy đủ", đại diện Vinasun nhấn mạnh.

Lua-t-su-Vinasun-2752-1539945963

Luật sư của Vinasun. 

Tiếp tục cho rằng Grab là nguyên nhân gây thiệt hại cho Vinasun, phía nguyên đơn cho biết, doanh thu của công ty tăng trưởng tốt khi Grab chưa xuất hiện tại Việt Nam. Đến năm 2015-2016 Grab tác động thị trường ở TP HCM nên công ty bị thiệt hại dù vẫn nỗ lực đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Bảo vệ quan điểm đối thủ vi phạm nghiêm trọng Đề án 24, đại diện Vinasun chỉ ra Grab trực tiếp xuất hóa đơn trong khi việc này phải do các doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện. Ngoài việc trực tiếp điều hành tài xế, quyết định giá cước...

Theo nguyên đơn, Grab còn vi phạm nghiêm trọng về khuyến mãi. Từ tháng 1/2016 đến năm 2017 đơn vị này tung ra hàng loạt chương trình ưu đãi nhưng hiếm khi gửi thông báo cho Sở thương mại. Cụ thể, nhóm 4 vi bằng xác định chỉ với 3 khách hàng ngẫu nhiên sử dụng dịch vụ của Grab đã tìm thấy hơn 40 chương trình khuyến mãi không đăng ký.

"Đề án 24 không có nội dung nào cho phép Grab được thực hiện chương trình GrabShare nhưng Grab vẫn vi phạm. Kể cả khi nhận được công văn yêu cầu dừng lại, Grab vẫn thực hiện", luật sư phía Vinasun nêu.

Ngoài ra, nguyên đơn còn cho rằng, việc tăng số lượng xe đột ngột của Grab đã gây ra tình trạng kẹt xe nghiêm trọng cũng như bùng nổ hợp tác xã. Hơn 300 hợp tác xã được lập ra chỉ để bán phù hiệu mà không biết số lượng xe, quy định giá cước... Grab có 170.000 lái xe nhưng lại không ký hợp đồng, không đóng bảo hiểm xã hội cho họ cũng như các tài xế không được hưởng các quyền lợi khác...

Grab đề nghị hoãn phiên tòa

Phía Grab nói mục đích tham gia Đề án 24 là hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải kết nối dễ dàng hơn với người dùng thông qua việc cung cấp công nghệ. "Bên cạnh chở khách, chúng tôi còn hỗ trợ giao thức ăn, tài liệu... Đây cũng là xu hướng chung của công nghiệp 4.0 mà chúng tôi muốn hướng đến", bị đơn cho biết.

Đại diện Grab giữ nguyên quan điểm "tòa án không có thẩm quyền" giải quyết vụ kiện này, đề nghị HĐXX dừng phiên xử để triệu tập Công ty Cửu Long nhằm làm rõ các vấn đề liên quan đến kết quả giám định thiệt hại của Vinasun.

"Trong bất kỳ trường hợp nào thì cũng không thể sử dụng kết quả này bởi nó không khách quan và Cửu Long không đủ năng lực thực hiện", luật sư bảo vệ Grab nhấn mạnh và yêu cầu HĐXX cho giám định lại toàn bộ kết quả của Công ty Cửu Long.

Ngày 22/10 phiên toà tiếp tục với phần tranh luận.

Da-i-die-n-phi-a-Grab-8588-1539945963

Đại diện người Singapore (bên trái) của Grab. 

Hồi tháng 6 năm ngoái Vinasun khởi kiện Grab vì cho rằng doanh nghiệp này vi phạm Đề án 24 của Bộ GTVT, gây náo loạn thị trường. Theo nguyên đơn, Grab chỉ đăng ký cung cấp ứng dụng công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải, nhưng thực tế hoạt động như doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi – lĩnh vực cùng ngành nghề với Vinasun.

Ngoài ra, Grab còn thực hiện nhiều hành vi vi phạm trong pháp luật về cạnh tranh khiến doanh thu, lợi nhuận của Vinasun giảm sút nghiêm trọng. Cụ thể, trong năm 2016 và nửa đầu năm 2017 Vinasun bị thiệt hại gần 76 tỷ đồng, trong đó do Grab gây ra là gần 42 tỷ.

Trong năm nay, tòa nhiều lần mở phiên xử nhưng phải tạm hoãn để các bên cung cấp thêm chứng cứ liên quan.

(Theo Vnexpress)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ