Góc nhìn từ các cơ quan báo chí như thế nào về truyền thông chính sách?

Nhàđầutư
Báo chí chính thống là cánh tay nối dài trong việc hỗ trợ truyền thông chủ trương chính sách, đưa thông tin từ Đảng, Nhà nước, đồng thời, lắng nghe tiếng nói của người dân, từ đó tác động ngược trở lại với những người làm chính sách, nhưng thực tế đang đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn.
VY ANH - ĐẶNG NHUNG
30, Tháng 09, 2023 | 09:01

Nhàđầutư
Báo chí chính thống là cánh tay nối dài trong việc hỗ trợ truyền thông chủ trương chính sách, đưa thông tin từ Đảng, Nhà nước, đồng thời, lắng nghe tiếng nói của người dân, từ đó tác động ngược trở lại với những người làm chính sách, nhưng thực tế đang đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn.

Ngày 29/9, tại TP. Hạ Long, Quảng Ninh đã diễn ra Chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập 2023: "Truyền thông chính sách- Góc nhìn từ các cơ quan báo chí".

Tham dự hội nghị có lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Quảng Ninh, Hà Nam và lãnh đạo một số cơ quan báo chí, tạp chí, các cơ quan quản lý báo chí. Cùng dự Diễn đàn còn có đại diện lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, gần 120 đại biểu là đại diện lãnh đạo các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương, đại diện lãnh đạo các tỉnh Quảng Ninh, Hà Nam, lãnh đạo Sở TT& TT các tỉnh cùng nhiều khách mời…

z4739540403204_3113fe5d41ffa3c3880993d8b29fc78c

Tham dự hội nghị có hàng trăm lãnh đạo một số cơ quan báo chí, tạp chí cùng các cơ quan quản lý báo chí và lãnh đạo địa phương

Diễn đàn "Truyền thông chính sách - Góc nhìn từ các cơ quan báo chí" bao gồm hai phiên thảo luận với chủ đề: "Báo chí - Cánh tay nối dài của truyền thông chính sách" và "Cơ chế, nguồn lực để báo chí thực hiện truyền thông chính sách".

Tại hội nghị, các đại biểu đã có nhiều ý kiến đóng góp, tham luận nhằm đẩy mạnh truyền thông chính sách.

z4739540405887_851c03628616ee330e683b436146aa4e

Ông Nguyễn Đức Lợi Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu khai mạc

Ông Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đánh giá, những năm gần đây, công tác truyền thông chính sách ngày càng được chú trọng, trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động truyền thông Nhà nước nói chung và truyền thông Chính phủ nói riêng.

Tuy nhiên, ông Lợi cũng chỉ ra rằng: "Cho tới nay, công tác truyền thông chính sách vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều địa phương, bộ, ban ngành vẫn còn xem nhẹ công tác truyền thông chính sách; thiếu kế hoạch, thiếu chủ động, thiếu chuyên nghiệp trong cung cấp thông tin. Hệ quả là thời gian qua đã để xảy ra những không ít sự cố, khủng hoảng truyền thông trên một số lĩnh vực, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước".

z4739540411402_bde746bbe9f9f66e53d72e9e688d2627

Ông Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại diễn đàn

Tham dự diễn đàn ông Cao Tường Huy, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đại diện lãnh đạo địa phương đánh giá: "Đây là một diễn đàn có ý nghĩa quan trọng, nêu lên những quan điểm, ý kiến của các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí và đặc biệt là cho toàn bộ chúng ta nắm chắc được các chính sách của Đảng và Nhà nước. Hy vọng qua diễn đàn này sẽ có nhiều ý kiến của các diễn giả, các chuyên gia, các nhà báo giúp tỉnh Quảng Ninh có thêm được những kinh nghiệm quý báu".

z4739540405116_53acdfc93fcc68265107e6f03ac418a1

Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại diễn đàn.

Báo chí "đi trước mở đường" cho chính sách

Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị, "Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chức năng và các cơ quan báo chí trong thực hiện truyền thông chính sách; có các giải pháp về kinh tế và công nghệ trong việc nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách tại các cơ quan báo chí…"

Đại diện cơ quan quản lý truyền thông địa phương chia sẻ về truyền thông chính sách, bà Lê Ngọc Hân, Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông Quảng Ninh cho rằng, báo chí phải "đi trước mở đường", tức là không tuyên truyền một chiều cũng không dùng chỉ để nói hay nói tốt cho mình. Báo chí cũng cần "đi trong và đi cùng" trong quá trình xây dựng chính sách để có thể giúp chính sách. Đó là phải cần cái sự đồng cảm sự chia sẻ của báo chí đối với các cơ quan hoạch định chính sách đối với cấp ủy chính quyền địa phương trong xây dựng chính sách”.

z4738401566207_f9656c62cc8859ad20e10c6ad4b009f4

TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà Đầu tư cho ý kiến về cách làm Truyền thông chính sách tại Diễn đàn

Phát biểu tại sự kiện, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà Đầu tư cho rằng, truyền thông chính sách hiểu theo nghĩa hẹp là hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật đến công chúng; trình bày và giải thích các quyết định và hành động của Chính phủ; nhằm mục đích minh bạch thông tin, qua đó tạo niềm tin và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân đối với chính quyền. Theo cách hiểu này, hoạt động truyền thông chính sách chỉ là một khâu cuối sau khi ban hành chính sách.

Tuy nhiên, khái niệm truyền thông chính sách cần được hiểu theo nghĩa rộng, đó là truyền thông từ quá trình hoạch định chính sách, ban hành, đến thực thi chính sách. Báo chí, nhất là các tạp chí chuyên ngành không chỉ thực hiện chức năng tuyên truyền phổ biến chính sách, phản ánh thực tiễn thi hành pháp luật, chính sách mà cần coi trọng việc góp ý, phản biện chính sách ngay từ khâu hoạch định, xây dựng chính sách. "Quá trình tương tác thông tin nhiều chiều một cách minh bạch sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng chính sách, pháp luật, từ đó để luật pháp, chính sách đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả", TS. Nguyễn Anh Tuấn nói.

Trên cơ sở đó, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư cho rằng, để nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách, nhất là tại khâu góp ý xây dựng và phản biện, mỗi tòa soạn cần phải có đội ngũ phóng viên, biên tập viên vừa có nghiệp vụ báo chí, vừa có kiến thức sâu về chuyên ngành để có thể thấu hiểu những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực thi luật pháp, chính sách; Cùng với đó phải xây dựng được đội ngũ CTV là các chuyên gia giỏi, có uy tín đồng thời phải tranh thủ được sự ủng hộ của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương. Ngoài ra, phải huy động được nguồn kinh phí để tổ chức các sự kiện.

Đề xuất nhiều giải pháp, cơ chế cho truyền thông chính sách

Từ yêu cầu trên TS. Nguyễn Anh Tuấn cũng bày tỏ thẳng thắn về vấn đề kinh phí từ đâu khi mỗi cơ quan có đối tượng độc giả, tôn chỉ mục đích riêng. Trong quá trình xây dựng chính sách kinh tế báo chí, cần có cơ chế để báo chí xây dựng sự kiện, mà cái này phải có đơn giá. "Cần bố trí ngân sách phù hợp cho công tác truyền thông chính sách. Trong điều kiện kinh tế thị trường, cần coi đây là một 'dịch vụ truyền thông' mà các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có thể đấu thầu, đặt hàng từ các nhà cung cấp là các cơ quan truyền thông đại chúng", TS. Nguyễn Anh Tuấn kiến nghị.

Đồng quan điểm trên, Tổng biên tập Báo Giao thông, Nguyễn Bá Kiên đã chỉ thêm rằng: Truyền thông chính sách có ba khâu gồm dự thảo chính sách, ban hành chính sách và tiêu thụ chính sách. Lâu nay báo chí vẫn truyền thông chính sách, nhưng bạn đọc có đọc không lại là chuyện khác. "Vì thế để nâng cao chất lượng truyền thông thì chúng ta phải có bộ máy. Ví dụ ở khâu dự thảo chính sách, để đạt hiệu quả thì từ khâu này đã phải làm truyền thông phản biện, báo chí muốn làm rõ chính sách thì ai trả lời? Thực tế cả ở ba khâu hiện nay báo chí muốn tìm người để làm rõ chính sách, để người dân hiểu nhưng ít nhận được sự hợp tác từ người làm chính sách. Như vậy sao có bài hay được?. Chưa kể, ở khâu giám sát việc thực hiện chính sách thì báo chí bị khống chế bởi tôn chỉ mục đích, nên rất khó tiếp cận”.

Về nguồn kinh phí, ông Kiên cho biết báo Giao thông xây dựng hơn năm nay nhưng chưa được duyệt định mức đơn giá. Nay đành quay về áp dụng Nghị định 18 về nhuận bút. Nhưng sang năm 2024 sẽ không thể áp dụng nghị định này để giải ngân truyền thông chính sách, vì khi đó cơ quan báo chí sẽ trả lương theo vị trí việc làm. Vì vậy để không bị tắc kinh phí truyền thông chính sách, ông Kiên đề nghị Bộ TTTT nghiên cứu giúp các cơ quan báo chí để có cơ chế phù hợp. Còn quy định như Nghị định 18 hiện nay rất khó cho cơ quan báo chí.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ