Giám đốc quốc gia ADB: 'Còn quá sớm để nói Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình'

Ông Eric Sidgwick, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, cho rằng, Việt Nam mới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình vào năm 2010, còn quá sớm để nói Việt Nam đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Theo ông, để chuẩn bị tốt cho giai đoạn thoát bẫy thu nhập trung bình, cần hiểu rõ về CMCN 4.0.
PV
09, Tháng 05, 2019 | 11:47

Ông Eric Sidgwick, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, cho rằng, Việt Nam mới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình vào năm 2010, còn quá sớm để nói Việt Nam đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Theo ông, để chuẩn bị tốt cho giai đoạn thoát bẫy thu nhập trung bình, cần hiểu rõ về CMCN 4.0.

Tại Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam diễn ra sáng 9/5, Giáo sư Yongrak Choi - Nguyên thành viên Ban cố vấn của Tổng thống Hàn Quốc đã chia sẻ kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển kinh tế xã hội dựa vào phát triển doanh nghiệp công nghệ.

Mở đầu bài tham luận, ông cung cấp những con số quan trọng về kinh tế và công nghệ của Hàn Quốc. GDP năm 2017 là 1.530 tỷ USD gấp 765 lần so với năm 1960. Nền khoa học công nghệ Hàn Quốc cũng phát triển nhanh chóng...

han-quoc-2-1934-1557372474_600x0

Giáo sư Yongrak Choi - Nguyên thành viên Ban cố vấn của Tổng thống Hàn Quốc. Ảnh: VNE

Ông cho biết, điểm mạnh cốt lõi của Hàn Quốc: chuyển mình thành công từ nhập khẩu công nghệ thành quốc gia đi đầu về công nghệ, sở hữu nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh và có năng lực chế tạo, nắm bắt công nghệ

Hàn Quốc cũng tiến hành tái cấu trúc sản xuất. Trong thập kỷ 60, quốc gia này tập trung vào tài nguyên thiên thiên hay thập kỷ 70 tập trung vào công nghiệp nhẹ và đến nay thành cường cuốc công nghệ...

Ông lấy dẫn chứng về sự phát triển của những doanh nghiệp tư nhân hàng đầu thế giới như Samsung, Hyundai... Thời gian đầu, Samsung đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ, đầu tư nguồn lực lớn để học hỏi công nghệ. Sau 10 năm phát triển, Samsung trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới

Trong khi đó, Hyundai cũng nhập khẩu mạnh mẽ công nghệ của nước ngoài, chịu khó học hỏi công nghệ lõi từ các nước sau đó phát triển công nghệ cho riêng mình. Tập đoàn Posco cũng nhận được sự phát triển mạnh mẽ của Chính phủ về đầu tư ban đầu và hạ tầng. Trong vòng 15 năm, doanh nghiệp này đã phát triển nhiều công nghệ tối tân để sản xuất thép.

Phát triển lĩnh vực CNTT và truyền thông (CTC) cũng là động lực tăng trưởng quan trọng của Hàn Quốc, chiếm tỷ trọng 34% trong tổng sản lượng xuất khẩu. Chính phủ đã xác định một số ngành mũi nhọn như viễn thông, bán dẫn, điện thoại di động...

Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đẩy mạnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 như trí tuệ nhân tạo, IoT, Robot, Blockchain... Xác định các chương trình R&D là công nghệ lõi của cách mạng 4.0, quốc gia này định vị được phân khúc, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sản xuất thông minh...

"Động lực tự thân của các doanh nghiệp tư nhân là đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ và thuê ngoài dịch vụ công nghệ, thức đẩy quá trình học hỏi", ông nói.

Để phát triển mạnh về công nghệ, Chính phủ Hàn Quốc đã đề ra nhiều chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường đầu tư R&D, phát triển nguồn nhân lực, đi đầu trong việc chuyển đổi cấu trúc hệ thống đổi mới...

Các chính sách chính gồm: kết hợp quy hoạch CNTT dài hạn, ưu đãi tài chính, phát triển các chương trình R&D quốc gia...

Cũng theo đại diện Ban cố vấn của Tổng thống Hàn Quốc, trao quyền tự chủ cho các cơ sở kinh tế hiện nay là cần thiết, song song với đó là việc phân tích tính khả thi của các khoản đầu tư trong khoa học công nghệ, thu hút nhân tài cho Chính phủ và tuyển dụng nhân tài.

Để làm được điều này, Giáo sư Youngrak Choi cũng đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam.

Một là khuyến nghị về chính sách. Theo đó, Việt Nam cần tích hợp khoa học công nghệ một cách hệ thống vào nền kinh tế và sản xuất công nghiệp; hỗ trợ mạnh mẽ về mặt chính trị cho việc phát triển khoa học công nghệ. Giáo sư nhấn mạnh việc đầu tư mạnh tay cho R&D; phát triển nguồn nhân lực và cho rằng quyết tâm là một trong những yếu tố góp phần thành công cho sự phát triển này. "Chúng ta cần xác định động lực là sức mạnh nội tại của các doanh nghiệp", ông nói.

Hai là khuyến nghị chính sách quan điểm về kinh tế và công nghiệp. Giáo sư người Hàn cho rằng, cách tiếp cận "Chính phủ kiến tạo phát triển" hay chủ nghĩa tân tự do tại Việt Nam chưa thoả mãn. Chính phủ cần kết hợp tốt với các doanh nghiệp, theo đuổi động lực tăng trưởng dài lâu thay vì ngắn hạn. Đối với ngành kinh doanh mang tính mạo hiểm cao, Chính phủ cần có khoản bảo lãnh tốt để khuyến khích mạo hiểm, vượt qua ngại ngần cho các doanh nghiệp.

Trong khi đó, ông Eric Sidgwick, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, cho rằng: "Việt Nam mới trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình vào năm 2010 và còn quá sớm để nói Việt Nam đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình”.

ADB-6263-1557373939_600x0

Giám đốc ADB tại Việt Nam, ông Eric Sidgwick. Ảnh: VNE

Ông Sidgwick cho rằng để chuẩn bị tốt cho giai đoạn thoát bẫy thu nhập trung bình, chúng ta cần hiểu rõ về cuộc CMCN 4.0. Đó là cuộc cách mạng ứng dụng công nghệ, tạo ra một nền kinh tế số. Nền kinh tế này sẽ mang lại lợi ích cho cả người dân, doanh nghiệp và cả Chính phủ.

Ông cho biết, 3 đối tượng thụ hưởng chính trong nền kinh tế số là công dân, doanh nghiệp và Chính phủ. Khảo sát về tính sẵn sàng cho cách mạng công nghệ 4.0, đại diện ADB tại Việt Nam chỉ ra, Việt Nam còn khá non trẻ với mức xếp hạng 4.9, đứng sau nhiều nước như Indonesia, Idia, Thailand, Singapore...

"Điểm đáng mừng là Việt Nam đang có sự chuyển dịch, hướng đến nhóm các nước trong nhóm sẵn sàng đón đầu kinh tế số", ông nói. 

Cụ thể, Việt Nam đạt mức tương đối tốt so với 100 quốc gia được đánh giá theo 59 tiêu chí, xếp hạng thấp nhất của Việt Nam rơi vào lĩnh vực công nghệ và đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực.

Theo ông Eric Sidgwick, để nâng cao tính sẵn sàng cho kinh tế số, Việt Nam cần đầu tư vào công nghệ, đầu tư chất lượng giáo dục và kỹ năng, đồng thời tạo hệ sinh thái công nhệ starup thuận lợi tạo môi trường bình đẳng để các doanh nghiệp phát triển. Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn nữa cho công nghệ và đổi mới công nghệ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ