Giải ngân đầu tư công: Cần giải pháp bất thường trong trạng thái kinh tế không bình thường

Nhàđầutư
Tại Việt Nam hiện nay đang tồn tại một số điểm nghẽn mà theo các chuyên gia kinh tế, chỉ có những cơ chế chính sách đặc biệt mới có thể giúp đầu tư công về đích đúng tiến độ.
ANH PHONG
24, Tháng 07, 2020 | 13:11

Nhàđầutư
Tại Việt Nam hiện nay đang tồn tại một số điểm nghẽn mà theo các chuyên gia kinh tế, chỉ có những cơ chế chính sách đặc biệt mới có thể giúp đầu tư công về đích đúng tiến độ.

Dù Chính phủ đã xác định phải thúc "cỗ xe tam mã" cho tăng trưởng, nhưng trong bối cảnh tổng cầu thấp, xuất khẩu và tiêu dùng gặp khó, thì đầu tư, đặc biệt là đầu tư công được nhiều chuyên gia kinh tế nhận định sẽ là động lực chính cho cỗ máy tăng trưởng năm nay.

Nhận diện vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đặt ra mục tiêu cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải nỗ lực phấn đấu quyết tâm cao nhất để giải ngân 100% vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020 và các năm trước chuyển sang.

Động lực được xác định và mục tiêu đặt ra đã rất rõ ràng. Người đứng đầu Chính phủ cũng thể hiện rõ quyết tâm bằng việc thành lập 7 đoàn công tác của Chính phủ “đi tận nơi, thúc tận chỗ”.

Nhưng nhìn vào kết quả giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm 2020 mới chỉ đạt hơn 30% kế hoạch (bao gồm cả vốn kéo dài từ các năm trước chuyển sang năm 2020), thì nhiều người vẫn không thể không lo ngại.

thut2-1595317292650

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra tiến độ xây dựng Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn. (Ảnh: Báo Nhân dân)

Vậy đâu là giải pháp để giải ngân đầu tư công về đích?

Bàn về vấn đề này tại một hội thảo diễn ra mới đây, PGS. TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, giảng viên Đại học kinh tế TP HCM thẳng thắn cho rằng, chính rủi ro trong việc ra quyết định đang là một điểm mắc dẫn đến tình trạng “trên nóng dưới lạnh”. Đây được xem là một vấn đề rất lớn trong bất kỳ hệ thống nào, từ doanh nghiệp cho đến các cơ quan điều hành kinh tế vĩ mô hay cơ quan ra chính sách.

“Muốn đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, chúng ta phải tạo ra một cơ chế phòng ngừa rủi ro quyết định”, PGS. TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo nói.

Từ đề xuất mới đây của Bộ trưởng Bộ KHĐT rằng cần thành lập Ban chỉ đạo chống suy thoái kinh tế, vị chuyên gia kinh tế thêm nhận định, Ban đó phải có vai trò như một bộ tư lệnh.

Ông Bảo cho rằng, nhắc đến bộ tư lệnh là nhắc đến kinh tế trong thời chiến, mà nền kinh tế trong thời chiến là nền kinh tế có thể bỏ qua một số thứ thuộc về cơ chế, quy chế, với mệnh lệnh là thực thi. Tổng tư lệnh đưa ra ý tưởng, quyết định và gánh chịu rủi ro đối với quyết định của mình, đi kèm với đó là trao cho các tướng trên chiến trường quyền được quyết một số vấn đề mà trong điều kiện bình thường phải vượt qua hàng rào thể chế, pháp lý, trình tự.

“Nếu hỏi tôi đâu là đột phá thì tôi cho rằng đó chính là tạo ra được cơ chế phòng ngừa rủi ro ra quyết định, rủi ro chính trị, rủi ro chức vụ cho người ra quyết định. Nếu chúng ta tạo được cơ chế đó, đầu tư công sẽ thông thoáng hơn”, PGS. TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo nhận định.

Đồng tình một phần với ý kiến trên, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực đưa ra quan điểm, lý do chính trị có thể là một trong các lý do khiến giải ngân đầu tư công chưa đạt được tiến độ như mong muốn, trong “thời điểm hiện tại” có thể có diễn biến phức tạp hơn, nhưng nếu nhìn một cách xuyên suốt, đây là câu chuyện lúc nào cũng có và có thể xem là bài toán muôn thuở.

Điểm mặt các nguyên nhân, ông Lực cho rằng, vướng mắc lớn nhất vẫn là câu chuyện giải phóng mặt bằng, tiếp theo đó là bố trí vốn đối ứng của nhà nước đối với các dự án đầu tư công. Thứ ba là việc phối hợp chính sách, đặc biệt giữa HĐND và UBND các địa phương.

“Như Thủ tướng đã nhắc, nhiều địa phương hiện nay vẫn theo cách làm cũ, 3 tháng mới họp HĐND một lần, vậy làm sao có thể đưa ra quyết sách kịp thời trong bối cảnh hiện nay?”, TS. Cấn Văn Lực đặt câu hỏi.

Trao đổi với Nhadautu.vn, TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng thậm chí cho rằng, cả "nền kinh tế đang ở tình trạng không bình thường thì cũng cần đến những giải pháp không bình thường để thúc đầu tư công".

Cụ thể, cần phải có những giải pháp theo kiểu cắt bỏ quá khứ, bỏ các quy định hành chính để các dự án hạ tầng, kết nối đã có vốn, chỉ đợi thủ tục là có thể triển khai được ngay.

“Bỏ qua những quy trình, nguyên tắc cũ không có nghĩa là vô nguyên tắc, mà phải đưa ra được những quy trình, thủ tục khác đơn giản, rõ ràng và tính chịu trách nhiệm cao hơn”, TS. Trần Đình Thiên nhấn mạnh.

Gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả giải ngân

Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân, coi đây là căn cứ quan trọng để đánh giá cán bộ, bình xét thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ. Trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra, phải kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu, cá nhân có liên quan; kiên quyết chống trì trệ, tham nhũng, tiêu cực trong đầu tư công; điều chuyển, kiểm điểm, xử lý những trường hợp làm chậm, sai phạm theo quy định.

Điều chuyển từ các dự án giải ngân chậm sang dự án có nhu cầu giải ngân cao

Đối với số vốn kế hoạch năm 2020 chưa giao chi tiết cho từng dự án, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương giao trước ngày 31/7/2020; quá thời hạn trên, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, tổng hợp chung, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ để điều chuyển cho Bộ, cơ quan, địa phương khác có khả năng giải ngân cao, cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án trong năm 2020.

Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan, địa phương liên quan rà soát đối với số vốn năm 2019 kéo dài sang năm 2020, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2020 để xem xét, điều chuyển từ các dự án giải ngân chậm hoặc không có khả năng giải ngân sang dự án có nhu cầu giải ngân cao, các dự án cần hoàn thành trong năm 2020.

Định kỳ 15 ngày phải báo cáo Thủ tướng kết quả giải ngân

Thủ tướng Chính phủ sẽ họp giao ban 1 tháng/lần với các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương định kỳ 15 ngày phải rà soát, cập nhật kết quả giải ngân, những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Hàng tháng công khai kết quả giải ngân của từng bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tại phiên họp Chính phủ, trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ