Giải mã 'sáng kiến vành đai và con đường' (BRI) của Trung Quốc

HÀN DIỆU MY
06:30 27/06/2019

BRF (Belt and Road Forum) là viết tắt của “Diễn đàn Vành đai và Con đường” diễn ra từ 26-27/4 ở Bắc Kinh, nhằm đánh giá chiến lược “Một Vành đai, một Con đường” (chữ Hán là “Nhất Đới Nhất Lộ”/“One Belt One Road” (OBOR).

vanh-dai-con-duong2

Một đại chiến lược được quảng bá sẽ thực hiện trong vòng vài ba chục năm, tàng ẩn nhiều nội hàm về chính sách mà có nhiều tên gọi, đủ thấy tính “đa chiều kích” của “sáng kiến xuyên thế kỷ” này.

BRI là viết tắt bằng Anh ngữ của “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (Belt and Road Initiative), một “đại chiến lược” do đích thân Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tập Cận Bình phát động cách đây 6 năm (từ 2013). Tuy nhiên, “tên khai sinh” của BRI lại là OBOR (One Belt One Road), hay còn có danh xưng khác, “Con Đường Tơ Lụa Mới trên đất liền” (NSR), là đại chiến lược kinh tế - chính trị gồm hai phần: Một Vành đai (One Belt) và Một Con đường (One Road). Một Vành đai đó là “Vành đai Tơ lụa Kinh tế”, tức Con đường Tơ lụa Mới trên đất liền (NSR) bắt nguồn từ Tây An (Xi’an) băng qua các thành phố lớn gồm Almaty, Bishkek, Samarkand, Tehran, Istanbul, Moscow và Rotterdam trước khi kết thúc ở Venice. Kế hoạch là xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt và hệ thống ống dẫn dầu khí xuyên Trung Á đến châu Âu.

6 mục tiêu bao trùm và xuyên suốt

Còn Một Con đường chỉ “Con đường Tơ lụa Hàng hải Thế kỉ 21” (MSR), bắt nguồn từ Phúc Châu (Fuzhou), kết nối các thành phố ven biển bao gồm Hà Nội, Jakarta, Kuala Lumpur, Kolkata, Nairobi, trước khi kết nối với “Vành đai Tơ lụa Kinh tế” ở Venice. Để chuẩn bị cho việc hình thành “Con đường Tơ lụa Hàng hải thế kỷ 21” (MSR), kế hoạch là xây dựng các hải cảng và cơ sở hậu cần đường thủy từ Thái Bình Dương sang biển Baltic.

Ở Việt Nam đó sẽ là việc xây dựng hệ thống đường cao tốc nối các tỉnh phía Nam của Trung Quốc với Hà Nội và các hải cảng phía Bắc, đồng thời nâng cấp hoặc xây mới các hải cảng ở vùng này. Qui mô của BRI được dự đoán liên quan trực tiếp đến 65 nước và 4,4 tỷ người, nối kết một khu vực địa lý tạo ra 55% tổng sản lượng toàn thế giới, đại diện cho 70% dân số toàn cầu và chiếm xấp xỉ 75% tổng lượng năng lượng dự trữ đã biết. Dự án dự tính cần khoảng 30 đến 35 năm để hoàn thành.

Tổng hợp từ nhiều nguồn, OBOR có 6 mục tiêu chính. Trước hết, đây là một chiến lược nhằm đối phó với các nỗ lực của Hoa Kỳ, EU và các đối tác trong việc hình thành nên các Hiệp định thương mại nhằm gạt Trung Quốc ra khỏi các mạng lưới liên kết đối tác.

Cả hai hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại Tự do xuyên Đại Tây Dương (TTIP) nếu được thông qua thì hàng hóa có giá trị thấp của các nước châu Á sẽ thay thế hàng Trung Quốc, trong khi hàng hóa công nghệ cao của Nhật và các nước châu Âu sẽ cạnh tranh hơn hẳn hàng hóa chất lượng cao của Trung Quốc. Trung Quốc do đó sẽ bị cô lập về kinh tế. Chiến lược OBOR, bằng cách thắt chặt nền kinh tế Trung Quốc với nền kinh tế các quốc gia trong mạng lưới OBOR, sẽ khiến các quốc gia khác cùng chia sẻ một vận mệnh kinh tế với mình.

Thứ hai, BRI hay OBOR của Trung Quốc là một cố gắng nhằm kéo các nước châu Á tích hợp và phụ thuộc vào Trung Quốc, nhằm tạo ra một hệ thống quyền lực mới ở Châu Á đặt trọng tâm tại Bắc Kinh như là một cách để đối đầu với “Chiến lược Xoay trục” về châu Á của Hoa Kỳ. Hiển nhiên, đây là một nỗ lực của Trung Quốc nhằm gửi ra một thông điệp rằng châu Á là của mình.

Mục tiêu thứ ba của BRI là dùng các tiếp cận kinh tế từ hỗ trợ, đầu tư trực tiếp, cho đến xuất khẩu các chính sách phát triển quốc gia đến các nước châu Á trong khu vực như là một phương thức nhằm giải tỏa các tranh chấp biên giới và hàng hải. Bằng cách đưa “củ cà rốt” về lợi ích kinh tế tới các đối tác tranh chấp, Trung Quốc muốn các nước liên quan “thần phục” các yêu sách về chủ quyền của mình.

Mục tiêu thứ tư của BRI là bằng cách xây dựng cơ sở hạ tầng, tận dụng các hiệp định sẵn có và gỡ bỏ các rào cản thuế quan, cho phép nền kinh tế Trung Quốc tích hợp sâu hơn vào các nền kinh tế năng động khác. Nhờ đó giúp cho nền kinh tế Trung Quốc tăng xuất khẩu, giải quyết được khả năng sản xuất vốn đã bị dư thừa.

Ở mục tiêu thứ năm, “đại chiến lược” là một phương thức nhằm cải thiện hố ngăn cách về xã hội và kinh tế giữa các tỉnh duyên hải với các tỉnh nội địa của Trung Quốc. Các kết nối hạ tầng của chiến lược giúp kết nối các tỉnh nội địa trung tâm và phía Tây, nơi vốn có mức lương thấp. Bên cạnh đó, theo mô hình “đàn sếu bay” có thể thúc đẩy các kết nối kinh tế mạnh mẽ hơn giữa duyên hải với nội địa, tạo đà cho các sự phát triển các sản phẩm có giá trị cao hơn ở các tỉnh duyên hải.

Với mục tiêu thứ sáu, BRI đóng vai trò như một cách để giải quyết các thách thức về an ninh ở biên giới phía Tây và các vấn đề về an ninh năng lượng. Việc tích hợp về kinh tế của các tỉnh phía Tây Trung Quốc với hệ thống các chuỗi giá trị của thế giới thông qua các liên kết thương mại với các đối tác láng giềng giúp tăng cường khả năng chống khủng bố, ly khai và cực đoan tôn giáo trong khu vực.

Đường xa nghĩ nỗi sau này…

Để đạt được ba mục tiêu trên, “đại chiến lược” OBOR dựa trên ba trụ cột chính. Trước tiên, OBOR thúc đẩy phát triển kinh tế thế giới thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển các kênh giao dịch thương mại mới.

Thứ hai, chiến lược nhằm tạo ra một sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Trung Quốc, các quốc gia và vùng miền khác thông qua các mạng lưới đối tác toàn cầu, mà một trong các phương thức đó là thúc đẩy nhiều hơn các thanh toán trực tiếp bằng đồng Nhân dân tệ, tạo ra các liên kết hợp tác thông qua các tổ chức đa phương mà Trung Quốc nắm quyền chi phối như Ngân hàng Đầu tư hạ tầng Châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank AIIB), Ngân hàng Đầu tư mới (New Development Bank), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (Shanghai Cooperation Organisation), và ASEAN+1.

Và thứ ba, chiến lược tập trung vào châu Á như một phần của chính sách ngoại giao láng giềng mới. Bằng cách xây dựng lại mối quan hệ chặt chẽ hơn về kinh tế với các vùng miền dọc theo Con đường Tơ lụa Mới, Bắc Kinh đang cố gắng thắt chặt sự thịnh vượng của khu vực vào mối quan hệ với Trung Quốc nhằm giúp hình thành nên một đế chế kinh tế có trung tâm đặt tại Trung Quốc.

Để thực hiện các dự án này, Trung Quốc dựa phần lớn vào vai trò của các tập đoàn nhà nước. Các dự án có sự hỗ trợ nguồn lực tài chính thông qua ba tổ chức chính là quĩ Silk Road Fund với 40 tỷ đô la Mỹ, Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank - AIIB) với 100 tỷ USD, và Ngân hàng Đầu tư mới (New Development Bank) với 50 tỷ USD.

Nói một cách ngắn gọn, chiến lược OBOR vừa nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững nền kinh tế trong nước của Trung Quốc, vừa thiết lập một hệ thống kinh tế mới nơi Trung Quốc đứng giữa chi phối các nền kinh tế của các quốc gia xoay quanh, khiến họ phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc, vừa để tránh việc Trung Quốc bị cô lập trên trường thương mại thế giới, và cuối cùng, một hệ thống như vậy còn giúp Trung Quốc tranh thủ ảnh hưởng để thực hiện các chính sách khác từ chính trị đến ngoại giao như giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hay kiến tạo các quan hệ đồng minh.

Tại cuộc họp thượng đỉnh lần thứ hai về “Một Vành đai, Một Con đường” (OBOR) nói trên có ít nhất 37 nguyên thủ nhà nước và lãnh đạo chính phủ tham dự, so với con số 29 nhà lãnh đạo từng tham gia thượng đỉnh đầu tiên, cách đây 2 năm, từ hồi năm 2017. Lần này, phần lớn các nước Tây Âu cũng chỉ cử bộ trưởng tới dự, chẳng hạn ngoại trưởng Pháp hay bộ trưởng kinh tế Anh (2017).

Trong khi đó, không có đại diện cấp cao nào của Hoa Kỳ, quốc gia chỉ trích ngày càng mạnh mẽ dự án của Bắc Kinh, tham dự hội nghị. Mỹ chỉ đưa phái đoàn của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh tới hội nghị năm nay. Diễn đàn lần thứ hai này kéo dài ba ngày, đã kết thúc hôm 27/4/2019 bằng buổi họp báo của đích thân Chủ tịch Tập Cận Bình. Theo công bố từ Trung Quốc, tổng cộng 57 tỷ Euro hợp đồng được ký kết giữa nước chủ nhà với các quốc gia tham dự BRF.

Trước các quan chức và phóng viên mà danh sách đã được chọn lọc kỹ lưỡng, ông Tập Cận Bình đọc một bài diễn văn, nhắc lại những điều đã được nói đến trong phiên khai mạc… Chủ tịch Trung Quốc còn cho biết thêm là hội nghị năm nay đã thành tựu được 283 kết quả cụ thể, tuy nhiên ông đã không trưng ra bất cứ một chi tiết nào. Ông Tập tuyên bố, BRI nhằm tăng cường kết nối, giao lưu văn hóa, thương mại từ châu Á sang châu Âu và châu Phi thông qua những dự án đầu tư khổng lồ về cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực hàng hải, đường bộ và đường sắt.

Ông cũng nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ không phá giá đồng nhân dân tệ, vấn đề từng khiến Hoa Kỳ nhiều phen nổi giận. Giới quan sát cho rằng việc ông Tập nhấn mạnh đến “tài chính minh bạch” cho thấy Trung Quốc thừa nhận những lo ngại về các khoản nợ khổng lồ mà các nước nhận đầu tư từ sáng kiến này có nguy cơ mắc phải. Các nước cáo buộc chiến lược này là “bẫy nợ” và là “công cụ địa - chính trị” cho tham vọng siêu cường toàn cầu của Bắc Kinh. Trung Quốc công bố kể từ năm 2013 đã đầu tư 90 tỷ USD vào các dự án. Các ngân hàng của nước này cũng đã cung cấp các khoản vay lên tới 300 tỷ USD phục vụ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở các nước tham gia BRI.

  • Cùng chuyên mục
VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh

VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh

Ngày 26/3, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã tổ chức Diễn đàn sản xuất thông minh toàn cầu Việt Nam 2025 nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh.

Sự kiện - 26/03/2025 16:58

Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'

Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'

Hưởng ứng "Tháng Thanh niên", Ban Chấp hành Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư đã phát động phong trào "Văn phòng xanh" với sự tham gia của toàn bộ đoàn viên và cán bộ, nhân viên.

Sự kiện - 26/03/2025 15:04

Sau nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Singapore ký kết nhiều văn kiện kinh tế

Sau nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Singapore ký kết nhiều văn kiện kinh tế

Việc ký kết các văn kiện hợp tác diễn ra sau khi sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm hồi đầu tháng.

Sự kiện - 26/03/2025 14:20

Vĩnh Phúc phát triển 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp trong 5 năm tới

Vĩnh Phúc phát triển 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp trong 5 năm tới

Để đạt được mục tiêu 24 khu công nghiệp, 47 cụm công nghiệp đến năm 2030, trong vòng 5 năm tới Vĩnh Phúc phải phát triển thêm 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp

Sự kiện - 26/03/2025 11:58

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Sự kiện - 25/03/2025 14:18

Các dự án hợp tác Việt Nam - Singapore sẽ hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân

Các dự án hợp tác Việt Nam - Singapore sẽ hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân

Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam cho rằng, các dự án công nghiệp, năng lượng mới giữa Singapore - Việt Nam sẽ thu hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân, thể hiện ý nghĩa to lớn của mối Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mà hai bên vừa đạt được.

Sự kiện - 25/03/2025 13:42

Tạp chí Nhà đầu tư thông báo chuyển trụ sở làm việc

Tạp chí Nhà đầu tư thông báo chuyển trụ sở làm việc

Từ ngày 25/3/2025, tòa soạn Tạp chí Nhà đầu tư chuyển trụ sở làm việc đến địa chỉ số 5B phố Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Sự kiện - 25/03/2025 13:41

Phó Thủ tướng mời gọi chuyên gia, doanh nghiệp Đức đầu tư tại Trung tâm tài chính quốc tế

Phó Thủ tướng mời gọi chuyên gia, doanh nghiệp Đức đầu tư tại Trung tâm tài chính quốc tế

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, Việt Nam đang nghiên cứu nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có xây dựng và vận hành Trung tâm tài chính quốc tế.

Sự kiện - 25/03/2025 12:54

Hà Nội phê duyệt phương án tuyến, vị trí cầu Tứ Liên

Hà Nội phê duyệt phương án tuyến, vị trí cầu Tứ Liên

Cầu Tứ Liên có chiều dài toàn tuyến khoảng 3km với điểm đầu tại nút giao với đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ và điểm cuối tại nút giao với trục TC13, huyện Đông Anh.

Sự kiện - 25/03/2025 08:57

Mỹ quan tâm tới kế hoạch tài chính của Việt Nam cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Mỹ quan tâm tới kế hoạch tài chính của Việt Nam cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Công Thương, Bộ Tài chính Việt Nam đã thông tin, trao đổi những nét chính về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Sự kiện - 25/03/2025 07:03

Hà Nội sẽ đặt cột mốc Km0 cạnh Hồ Gươm

Hà Nội sẽ đặt cột mốc Km0 cạnh Hồ Gươm

Theo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), cột mốc Km0 sẽ được đặt tại trung tâm sân khánh tiết, phía trước tượng đài Lý Thái Tổ, giáp đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.

Sự kiện - 24/03/2025 11:04

Thủ tướng: Đầu tư cho thế hệ trẻ tài năng là đầu tư cho tương lai đất nước giàu mạnh, hùng cường và thịnh vượng

Thủ tướng: Đầu tư cho thế hệ trẻ tài năng là đầu tư cho tương lai đất nước giàu mạnh, hùng cường và thịnh vượng

Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lễ trao Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024", tối 23/3/2025.

Sự kiện - 24/03/2025 07:46

Chuyên gia gợi ý thời điểm thích hợp để đầu tư vàng

Chuyên gia gợi ý thời điểm thích hợp để đầu tư vàng

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, người dân có thể mua vàng khi giá vàng trong nước và thế giới không chênh lệch quá nhiều.

Sự kiện - 24/03/2025 07:43

Quảng Ninh sẽ có cụm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

Quảng Ninh sẽ có cụm công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định thành lập Cụm công nghiệp hỗ trợ tại phường Hà Khẩu, TP. Hạ Long, nhằm phục vụ ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là sản xuất các bộ phận, phụ tùng ô tô và xe có động cơ khác.

Sự kiện - 24/03/2025 06:18

Chủ tịch nước: Quy mô nền kinh tế Bình Phước đã tăng gấp 92 lần

Chủ tịch nước: Quy mô nền kinh tế Bình Phước đã tăng gấp 92 lần

Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ, Bình Phước - một nơi từng là chiến trường ác liệt, xuất phát điểm về kinh tế - xã hội thấp, đến nay đã trở thành một tỉnh phát triển năng động của vùng Đông Nam Bộ, quy mô nền kinh tế tăng gấp 92 lần so với thời điểm mới giải phóng.

Sự kiện - 23/03/2025 13:28

Quảng Nam thông xe kỹ thuật cầu Sông Thu và cầu An Bình hơn 920 tỷ đồng

Quảng Nam thông xe kỹ thuật cầu Sông Thu và cầu An Bình hơn 920 tỷ đồng

Cầu Sông Thu và cầu An Bình bắc qua sông Vu Gia và sông Thu Bồn ở tỉnh Quảng Nam có tổng mức đầu tư 928 tỷ đồng.

Sự kiện - 23/03/2025 12:41