Giá thịt lợn giảm sâu: Người trụ vững, kẻ liêu xiêu

Nhàđầutư
Trong cơn bão giảm sâu của giá thịt lợn khởi nguồn từ những tháng cuối năm 2016, bên cạnh một số doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề, một số doanh nghiệp vẫn trụ vững vàng ngay trong “tâm bão”.
BẢO NGỌC
18, Tháng 05, 2017 | 20:05

Nhàđầutư
Trong cơn bão giảm sâu của giá thịt lợn khởi nguồn từ những tháng cuối năm 2016, bên cạnh một số doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề, một số doanh nghiệp vẫn trụ vững vàng ngay trong “tâm bão”.

cach-phan-biet-thit-heo-co-chat-tao-nac

 Giá thịt lợn giảm sâu: Người trụ vững, kẻ liêu xiêu

Giá thịt lợn giảm sâu trong thời gian qua chẳng những đã làm người chăn nuôi lao đao mà còn làm cho nhiều doanh nghiệp khốn khó. Tuy nhiên, một số khác vẫn tìm được cách trụ vững ngay trong “tâm bão”. 

TRỤ VỮNG TRONG "TÂM BÃO"

Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam (mã VLC) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2017. Theo đó, doanh thu thuần của VLC trong quý I đạt hơn 662,4 tỷ đồng, tăng 9,32% so với cùng kỳ năm trước. Hệ số lợi nhuận gộp quý này là 18,77, tăng so với mức đạt được quý I/2016 là 17,55.

Lợi nhuận sau thuế quý I/2017 đạt gần 53 tỷ đồng, tăng 5,4 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 11,48% so với cùng kỳ năm trước.

Công ty thừa nhận hoạt động sản xuất chăn nuôi quý I/2017 có nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi thị trường tiêu thụ, nhưng Tổng công ty đã thực hiện một số giải pháp phù hợp nhằm thích ứng với tình hình thực tế nên sản xuất chăn nuôi lợn vẫn ổn định. 

Cùng với đó, hoạt động chăn nuôi bò sữa và sản xuất chế biến các sản phẩm từ sữa bò tiếp tục tăng trưởng tốt nên sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đạt kết quả cao hơn so với cùng kỳ năm trước.

Thuyết minh báo cáo tài chính quý I cho thấy, thực tế chủ yếu doanh thu của VLC đến từ việc kinh doanh sản phẩm sữa (gần 530 tỷ đồng), tăng gần 78 tỷ đồng, tương đương với 17,21%.

Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (mã MSN): Riêng lĩnh vực nông nghiệp đạt tăng trưởng 3,3%, thành tích được coi là ấn tượng trong bối cảnh hiện tại. 

Quý I/2017 ghi nhận sản lượng toàn ngành thức ăn cho heo giảm 20% so với cùng kỳ 2016 do lượng cung vượt quá mức. Dù thế, tổng sản lượng thức ăn cho heo của Masan chỉ giảm xấp xỉ 4%, trong đó doanh thu thuần của Bio-zeem tăng trưởng khoảng 15%.

MSN tin rằng giá heo dự kiến phục hồi vào nửa cuối năm 2017 khi cung cầu tái cân bằng và tiêu thụ nội địa tăng vào cuối năm, dẫn tới việc kinh doanh thức ăn cho heo của MSN khả quan hơn. 

Công ty cũng nhận định doanh thu thuần quý I/2017 tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2016 chủ yếu do mảng thức ăn gia cầm tăng trưởng 25,6%.

Masan

Cơ cấu doanh thu của Masan trong quý I năm nay 

2017 là năm khó khăn nhất trong 21 năm hoạt động của Dabaco

Với ông lớn Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Dabaco – mã DBC), trong quý I công ty này ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 1.475,7 tỷ đồng, tăng 16,46% so với cùng kỳ 2015.

Dabaco

Cơ cấu doanh thu của Dabaco trong quý I/2017

Giá vốn bán hàng quý này tăng 19,75% lên gần 1.308,7 tỷ đồng. Hệ số lợi nhuận gộp là 11,32, giảm từ mức 13,76 ở cùng kỳ năm ngoái. Do đó, lợi nhuận gộp trong quý I/2017 là gần 167 tỷ đồng, giảm 4,2% so với quý I/2016.

Cùng với việc các chi phí hoạt động trong quý này đều tăng, do đó lãi sau thuế của Dabaco chỉ còn vỏn vẹn 13,5 tỷ đồng, giảm 78% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngay trong Đại hội đồng cổ đông thường niên 2017, Dabaco cũng thông qua kế hoạch năm với lợi nhuận trước thuế giảm 29,2% xuống còn gần 370 tỷ đồng so với thực hiện 2016. Ban lãnh đạo công ty cho biết, nguyên nhân chính là do sản xuất thức ăn chăn nuôi và lợn – 2 lĩnh vực chính bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong bối cảnh giá thịt lao dốc

Ông Nguyễn Như So, Chủ tịch HĐQT Dabaco phải thốt lên: "Đây sẽ là năm khó khăn nhất trong 21 năm hoạt động của Dabaco”. 

Công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco (mã MLS) bị ảnh hưởng do giá thịt lợn giảm sâu. Doanh thu thuần quý này của MLS là hơn 61 tỷ đồng, giảm 21,4% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân được đưa ra là do giá bán bình quân lợn thương phẩm quý I/2017 giảm 24,8% so với cùng kỳ 2016, trong khi tỷ trọng doanh thu từ lợn thương phẩm chiếm 77% doanh thu của công ty nên dẫn đến doanh thu thuần quý I/2017 giảm so với cùng kỳ. Do đó, lợi nhuận sau thuế MLS giảm 72,1% so với cùng kỳ năm trước. 

Ở CHIỀU NGƯỢC LẠI...

Ngược lại với các đơn vị chăn nuôi lợn hoặc kinh doanh thức ăn cho lợn, các công ty chế biến thực phẩm lại là những người đang được hưởng lợi từ giá thịt lợn giảm sâu.  

Công ty cổ phần Chế biến Thực phẩm Nông sản Xuất khẩu Nam Định (mã NDF): Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2017 của công ty này, lợi nhuận của NDF tăng 473 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2016 lên 394 triệu đồng.

Trong giải trình, NDF cho biết trong quý này doanh nghiệp đã nỗ lực thúc đẩy công tác bán hàng: mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, nâng cao chất lượng sản phẩm… Do đó giá bán cũng được nâng lên đáng kể, giúp cho lợi nhuận quý I tăng lên so với cùng kỳ năm trước. 

Công ty cổ phần Kỹ nghệ Súc sản (Vissan – mã VSN) ghi nhận doanh thu thuần quý I/2017 đạt 979 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2016. Nhưng giá vốn bán hàng giảm nhiều hơn sự gia tăng của chi phí hoạt động trong quý nên lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt gần 42 tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.  

Cùng với đó, nhờ giá heo hơi đầu vào bình quân quý I/2017 của công ty giảm 27,2% so với cùng kỳ năm trước nên lợi nhuận sau thuế hợp nhất và trên báo cáo tài chính riêng đều tăng.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2017, Công ty đặt ra mục tiêu tổng doanh thu 4.545 tỷ đồng, tăng 23% so với 2016; lợi nhuận trước thuế kế hoạch 156 tỷ đồng, tăng 5%./.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ