[Gặp gỡ thứ Tư] Xếp hạng tín nhiệm - 'chìa khoá' phát triển thị trường trái phiếu

N.THOAN
08:06 20/07/2022

Ông Phùng Xuân Minh, Chủ tịch HĐQT Saigon Ratings cho rằng để phát triển thị trường trái phiếu minh bạch và bền vững, cấp thiết cần có những quy định cụ thể nhằm tạo lập "văn hoá" xếp hạng tín nhiệm với hệ thống doanh nghiệp Việt Nam - như một công cụ quan trọng để ra quyết định đầu tư.

Qua giai đoạn tăng nóng, hiện nay quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đạt gần 1,5 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 17% GDP, trong đó chủ yếu là TPDN phát hành riêng lẻ.

Thị trường TPDN tăng trưởng nhanh đã phát sinh những rủi ro, sai phạm như sử dụng vốn không đúng mục đích; khối lượng phát hành lớn trong khi vốn chủ sở hữu nhỏ, tài sản bảo đảm chưa được định giá, đăng ký giao dịch bảo đảm...

Để kiểm soát những rủi ro trên, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 153 nhằm "siết chặt" hơn quy định về phát hành TPDN riêng lẻ, tăng cường hoạt động phát hành ra công chúng thông qua các yêu cầu về tài sản bảo đảm, quản lý mục đích sử dụng vốn và giới hạn khối lượng phát hành theo vốn chủ sở hữu...

Đánh giá về dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 153, nhiều ý kiến lo ngại một kênh dẫn vốn quan trọng bị ách tắc, cùng với đó là một số quy định không phù hợp với thông lệ tốt của quốc tế. Một số chuyên gia kinh tế đưa khuyến nghị thay vì siết chặt các điều kiện phát hành nên có quy định yêu cầu các doanh nghiệp phải có xếp hạng tín nhiệm trước khi phát hành TPDN.

Theo kinh nghiệm nhiều nước phát triển đi trước, quy định về yêu cầu bắt buộc về xếp hạng tín nhiệm độc lập trước khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu có thể áp dụng có thời hạn trong khoảng 2-3 năm, tạo "văn hoá" về xếp hạng tín nhiệm; khi đó, các quy định về tài sản bảo đảm, giám sát mục đích sử dụng vốn doanh nghiệp... không còn cần thiết; nhà đầu tư cũng có công cụ để lựa chọn trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Đây có thể coi là một giải pháp quan trọng để phát triển thị trường TPDN theo hướng minh bạch, bền vững.

Ở Việt Nam, hiện nay Bộ Tài chính đã cấp phép cho 2 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực Xếp hạng tín nhiệm. Để làm rõ hơn vai trò và sự cần thiết của xếp hạng tín nhiệm trong phát triển thị trường tài chính, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với ông Phùng Xuân Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sài Gòn Phát Thịnh Rating (Saigon Ratings).

ong minh saigonratings

Ông Phùng Xuân Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sài Gòn Phát Thịnh Rating (Saigon Ratings). Ảnh: Nhân vật cung cấp,

Với vai trò người sáng lập, xây dựng một tổ chức xếp hạng tín nhiệm, ông đánh giá thế nào về sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời điểm hiện tại?

Ông Phùng Xuân Minh: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển là tín hiệu rất đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam. Đây là một kênh huy động vốn đầu tư phát triển trung và dài hạn hiệu quả cho hệ thống doanh nghiệp quốc gia. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, sự tăng trưởng thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong thời gian qua là quá nóng, thiếu bền vững và chưa đúng định hướng. Trong khi đó, các yếu tố quan trọng vận hành của thị trường vẫn chưa thật sự đồng bộ, kịp thời, chắc chắn và hiệu quả.

Để thị trường trái phiếu thật sự trở thành kênh huy động vốn đầu tư hiệu quả trung và dài hạn cho cả nền kinh tế và của từng doanh nghiệp, thì nhất thiết cần phải đảm bảo sự chủ động sẵn sàng từ cả ba phía. Đó là, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật và hiệu lực công tác quản lý nhà nước; tính minh bạch thông tin của các tổ chức phát hành (bao gồm cả tổ chức phát hành và các trái phiếu doanh nghiệp phát hành) khi tham gia thị trường; và yêu cầu tuân thủ nghiêm pháp luật của tất cả các chủ thể tham gia trên thị trường.

Kinh nghiệm phát triển thị trường trái phiếu ở các quốc gia tiên tiến cho thấy, từ nhiều thập kỷ qua họ đã hình thành văn hoá xếp hạng tín nhiệm và thông tin đầu tư trái phiếu được thực hiện một cách công khai minh bạch, kịp thời và đầy đủ cho các nhà đầu tư, trên thị trường trong nước và quốc tế. Đây là các yêu cầu thông tin hết sức cần thiết, quan trọng nhằm vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể thu hút vốn đầu tư đa dạng trên thị trường; vừa đảm bảo cho thị trường trái phiếu vận hành phát triển đúng định hướng hướng và đảm bảo bền vững.

Sự cần thiết của những tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên thị trường đã được nhắc tới lâu nay. Theo ông, đây có phải là thời điểm cần để ban hành một quy định cụ thể hơn, thể hiện vai trò của tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên thị trường?

Ông Phùng Xuân Minh: Trước hết, chúng ta cũng cần phải đánh giá khách quan về vai trò của các định chế xếp hạng tín nhiệm quốc tế và tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập nội địa ở mỗi quốc gia.

Các tổ chức định mức tín nhiệm thế giới có uy tín và vai trò tác động rất lớn đối với việc đánh giá tín nhiệm của mỗi quốc gia và nền tài chính thế giới.

Đối với Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 412/QĐ - TTg ngày 31/3/2022 Phê duyệt Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới 2030. Mục tiêu cụ thể của Đề án đến năm 2030, đạt mức xếp hạng tín nhiệm từ Baa3 (đối với Moody’s) hoặc BBB- (đối với S & P và Fitch), trở lên nhằm góp phần giảm chi phí huy động vốn và giảm mức rủi ro tín dụng quốc gia.

Lịch sử và kinh nghiệm phát triển của thị trường trái phiếu ở các nước có nền kinh tế phát triển, thông thường có 3 tổ chức CRA, được Nhà nước cấp giấy phép và đã hoạt động hiệu quả từ vài thập kỷ trở lại đây.

Các tổ chức CRA là một loại hình định chế đặc thù, với nguyên tắc hoạt động độc lập, khách quan, chính trực và minh bạch. Đồng thời, đóng vai trò là tổ chức có tính chất trung gian và không thể thiếu nhằm tham gia vào sự vận hành phát triển chung của thị trường tài chính nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng.

Hoạt động hiệu quả của các tổ chức sẽ giúp cho thị trường khắc phục được khiếm khuyết về tính bất đối xứng thông tin đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường. Tức là các tổ chức CRA có thể hỗ trợ cho việc cung cấp đầy đủ, kịp thời, công khai minh bạch, độc lập và khách quan tất cả các thông tin của tổ chức phát hành và từng loại hình trái phiếu được doanh nghiệp phát hành chào bán ra thị trường. Trên cơ sở đó, các nhà đầu tư tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế có thể tiếp cận thông tin tham khảo thuận lợi để cân nhắc trước khi quyết định đầu tư. Các doanh nghiệp có Bậc xếp hạng tín nhiệm cao sẽ thuận lợi hơn, trong việc huy động nguồn vốn đầu tư phát triển với chi phí vay vốn hợp lý.

Hiện nay, ở Việt Nam mới chỉ có 2 tổ chức CRA chính thức được cấp phép hoạt động. Sự ra đời của các tổ chức CRA nội địa, được đánh giá là một bước tiến mới, sẽ góp phần thúc đẩy phát triển thị trường tài chính quốc gia và hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp có thể huy động vốn đầu tư phát triển trung và dài hạn hiệu quả. Ngoài ra, hoạt động của các tổ chức CRA sẽ giúp cho sự minh bạch thông tin cho thị trường đầu tư trái phiếu và bảo vệ các quyền lợi và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư trên thị trường.

Rõ ràng yêu cầu khách quan về việc hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý và khuôn khổ hoạt động cho các tổ chức CRA trong nước là rất cấp thiết và quan trọng. Chúng tôi cho rằng nhà nước cần tạo lập một môi trường kinh doanh thuận lợi, phù hợp với thông lệ quốc tế và kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến đi trước nhằm tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển bền vững của các tổ chức CRA. Đồng thời, Nhà nước cũng cần tiếp tục hoàn hiện thể chế chính sách quản lý vận hành thị trường trái phiếu đi đúng hướng và khuyến khích tạo lập văn hoá xếp hạng tín nhiệm đối với hệ thống doanh nghiệp trong thời gian tới.

Xin cảm ơn ông!

  • Cùng chuyên mục
Tín dụng tăng hơn 146.500 tỷ đồng trong tháng 10

Tín dụng tăng hơn 146.500 tỷ đồng trong tháng 10

Đến ngày 31/10/2024, tín dụng tăng 10,08% so với cuối năm 2023 và tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nếu so sánh với cuối tháng 9, tín dụng đã tăng 1,08% trong tháng 10, tương ứng tăng hơn 146.500 tỷ đồng.

Tài chính - 11/11/2024 07:40

Gói kích thích kinh tế vĩ mô lớn của Trung Quốc và những tác động tới Việt Nam

Gói kích thích kinh tế vĩ mô lớn của Trung Quốc và những tác động tới Việt Nam

Với vai trò là đối tác chiến lược toàn diện và là đối tác lớn thứ hai của Trung Quốc trong khối ASEAN, nền kinh tế Việt Nam sẽ có những tác động nhất định từ gói kích thích kinh tế của Trung Quốc.

Tài chính - 11/11/2024 07:00

Những thương vụ nội bộ của hệ sinh thái Kiến Á

Những thương vụ nội bộ của hệ sinh thái Kiến Á

Không dừng lại ở vai trò chủ đầu tư/nhà phát triển dự án, sợi dây liên hệ giữa nhóm Vĩnh Phú và Kiến Á còn thể hiện ở loạt giao dịch chuyển nhượng cổ phần, hợp đồng hợp tác đầu tư, góp vốn…

Tài chính - 11/11/2024 07:00

Trái chiều lợi nhuận doanh nghiệp ngành nước miền Trung

Trái chiều lợi nhuận doanh nghiệp ngành nước miền Trung

Lợi nhuận doanh nghiệp ngành nước ở miền Trung ghi nhận sự phân hóa trong quý III/2024, trong đó có không ít doanh nghiệp đã về đích lợi nhuận chỉ sau 9 tháng đầu năm 2024.

Tài chính - 10/11/2024 09:40

Minh bạch thông tin là điều kiện then chốt để giữ vững niềm tin trên thị trường chứng khoán

Minh bạch thông tin là điều kiện then chốt để giữ vững niềm tin trên thị trường chứng khoán

Việc công bố thông tin và minh bạch hoạt động của doanh nghiệp là điều kiện then chốt để duy trì niềm tin thị trường, góp phần vào sự vận hành thị trường hiệu quả, công bằng và phát triển bền vững

Tài chính - 09/11/2024 13:44

Doanh nghiệp bất động sản từng bước mua lại trái phiếu

Doanh nghiệp bất động sản từng bước mua lại trái phiếu

Hoạt động phát hành và mua lại trái phiếu trước hạn đang diễn ra sôi động, tập trung vào nhóm bất động sản.

Tài chính - 09/11/2024 13:39

Ngành ngân hàng Mỹ hưởng lợi sau bầu cử?

Ngành ngân hàng Mỹ hưởng lợi sau bầu cử?

Ngành ngân hàng Mỹ được dự đoán sẽ hưởng lợi lớn khi cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng.

Tài chính - 09/11/2024 13:38

Lãnh đạo VSDC: Cơ chế CCP mới là giải pháp căn cơ xử lý 'nút thắt' Prefunding

Lãnh đạo VSDC: Cơ chế CCP mới là giải pháp căn cơ xử lý 'nút thắt' Prefunding

Thông tư 68 là giải pháp kỹ thuật xử lý vấn đề Prefunding cho khối ngoại. Tuy nhiên cơ chế CCP (mô hình thanh toán, bù trừ) mới là yếu tố căn cơ để giải quyết vấn đề này.

Tài chính - 09/11/2024 13:37

Yến sào Khánh Hòa điều chỉnh giảm lợi nhuận năm 2024 do bão Yagi

Yến sào Khánh Hòa điều chỉnh giảm lợi nhuận năm 2024 do bão Yagi

Yến sào Khánh Hòa muốn điều chỉnh giảm kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 do suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao, vấn nạn hàng giả, hàng nhái và tình hình kinh doanh khó khăn do ảnh hưởng của bão Yagi.

Tài chính - 09/11/2024 06:30

3 ngân hàng nằm trong Top 10 Bảng xếp hạng VNR500

3 ngân hàng nằm trong Top 10 Bảng xếp hạng VNR500

Agribank, BIDV và Vietinbank là 3 ngân hàng nằm trong Top 10 Bảng xếp hạng VNR500 năm 2024. Trong Top 10 Bảng xếp hạng VNR500 năm 2024 đối với doanh nghiệp tư nhân cũng chỉ có 3 ngân hàng là VPBank, Techcombank và Sacombank.

Tài chính - 08/11/2024 16:20

Cổ phiếu công nghệ viễn thông ngược dòng tăng mạnh

Cổ phiếu công nghệ viễn thông ngược dòng tăng mạnh

Điểm sáng thị trường phiên 8/11 là nhóm cổ phiếu công nghệ viễn thông khi hầu như đều tăng mạnh như ABC, MFS, ICT tăng trần, VTK tăng 13,4%, ONE tăng 7,4%,…

Tài chính - 08/11/2024 16:18

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Chính sách ưu đãi không chỉ từ vốn tín dụng

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Chính sách ưu đãi không chỉ từ vốn tín dụng

Ngân hàng Nhà nước đã và đang triển khai cơ chế tín dụng ưu đãi đối với chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao và mong muốn những chính sách khác được triển khai một cách đồng bộ để tạo ra hiệu ứng tốt hơn.

Tài chính - 08/11/2024 16:10

Giá vàng trong nước tăng trở lại

Giá vàng trong nước tăng trở lại

Giá vàng trong nước tăng trở lại sau khi giá vàng thế giới bật tăng mạnh, vượt ngưỡng 2.700 USD/ounce.

Tài chính - 08/11/2024 09:54

Fed giảm lãi suất lần thứ 2 liên tiếp

Fed giảm lãi suất lần thứ 2 liên tiếp

Đúng như dự báo của thị trường, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất lần thứ hai trong năm nay, với mức 25 điểm cơ bản (0,25%).

Tài chính - 08/11/2024 08:46

Đại gia Phan Thành Muôn vừa bị khởi tố là ai?

Đại gia Phan Thành Muôn vừa bị khởi tố là ai?

Ông Phan Thành Muôn được cơ quan điều tra xác định là Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh - một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản với vốn điều lệ 900 tỷ đồng.

Tài chính - 08/11/2024 07:00

Được ngân hàng mẹ liên tục rót vốn, ACBS kinh doanh thế nào?

Được ngân hàng mẹ liên tục rót vốn, ACBS kinh doanh thế nào?

Bắt đầu từ 2021, ACBS được Ngân hàng ACB mạnh tay rót tiền để nâng vốn từ 1.500 tỷ đồng lên 7.000 tỷ đồng. Cùng với đó, doanh nghiệp tăng cường vay nợ ngắn hạn để tài trợ hoạt động kinh doanh.

Tài chính - 08/11/2024 07:00