FTM: Ông Nguyễn Chí Cường bán ra cổ phiếu

Nhàđầutư
CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (mã: FTM) vừa có báo cáo về sự thay đổi tỷ lệ sở hữu của cổ đông.
LINH LINH
21, Tháng 09, 2019 | 11:33

Nhàđầutư
CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (mã: FTM) vừa có báo cáo về sự thay đổi tỷ lệ sở hữu của cổ đông.

vnf-ftm

 

Cụ thể, ông Nguyễn Chí Cường – cổ đông lớn của CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân đã bán ra 42.180 cổ phiếu FTM trong ngày 17/9/2019.

Sau giao dịch, ông Cường đã giảm sở hữu tại FTM từ 5,52 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 11,05% xuống còn 5,48 triệu cổ phiếu tương đương 10,97% vốn điều lệ.

Trước đó, ngày 23/7, hai cổ đông lớn của FTM là ông Phạm Đình Giá và ông Nguyễn Chí Cường cũng đã bán tháo lần lượt hơn 1,76 triệu cổ phiếu và 687.410 cổ phiếu.

Trong thời gian qua, cổ phiếu FTM của công ty đã chứng kiến sự biến động mạnh với liên tục 26 phiên giảm sàn liên tiếp, giảm từ hơn 24.000 đồng/CP vào ngày 14/8 xuống còn khoảng 3.710 đồng/CP hiện nay. Động thái này đã cuốn phăng phần lớn tài sản của các nhà đầu tư khiến không ít nghi vấn về việc cổ phiếu FTM đang bị làm giá.

Vào ngày 4/9, đại diện 11 công ty chứng khoán và 1 ngân hàng bị thiệt hại liên quan đến cổ phiếu FTM đã nhóm họp và đưa ra nhận định cổ phiếu này có nhiều dấu hiệu bị thao túng giá bởi cổ đông lớn Lê Mạnh Thường (cựu Chủ tịch HĐQT FTM đã từ nhiệm từ tháng 4/2019).

Nhóm công ty chứng khoán cho biết các cá nhân mở tài khoản và vay margin đều có địa chỉ cư trú tại Thái Bình và liên quan trực tiếp đến ông Lê Mạnh Thường, cụ thể là người thân, bạn bè, nhân viên, người lao động tại FTM. Những người này thừa nhận đều đứng tên hộ tài khoản chứng khoán cho ông Lê Mạnh Thường, khẳng định họ hoàn toàn không biết về các giao dịch đã được thực hiện trên tài khoản mang tên họ.

Các đơn vị này đã yêu cầu ông Lê Mạnh Thường lẫn ông Nguyễn Hoàng Giang sắp xếp làm việc và có phương án trả nợ, bằng không sẽ tố cáo hành vi thao túng giá cổ phiếu FTM tới các cơ quan chức năng.

Được biết, cổ phiếu FTM không được giao dịch ký quỹ do lợi nhuận sau thuế 6 tháng năm 2019 âm.

Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2019, FTM đạt 450 tỷ đồng doanh thu, giảm 24% so với cùng kỳ. Công ty ghi nhận lỗ 31 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn lãi 27,5 tỷ đồng.

Theo FTM, kết quả kinh doanh của công ty sụt giảm đáng kể và có mức lợi nhuận âm là do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc căng thẳng trong thời gian qua.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ