F1 Việt Nam dừng vô thời hạn, đua xe trong nước đi về đâu?
Đua xe thể thao Việt Nam đang phát triển theo 2 hướng chính là đua thực tế và đua giả lập. Hai hướng này đều có những ưu điểm riêng để thu hút người chơi.
Ngày 28/3, chặng đua đầu tiên của mùa F1 2021 ghi dấu chiến thắng của Lewis Hamilton. Người ta đã không còn nhắc tới chặng đua F1 tại Việt Nam nữa.
Đã có nhiều người háo hức khi Việt Nam lần đầu tiên trở thành địa điểm tổ chức một chặng đấu F1 vào tháng 4/2020 tại Hà Nội. Tuy nhiên sự kiện này đã bị hủy vì dịch COVID-19.
Với việc tạm dừng vô thời hạn của F1 tại Việt Nam, phong trào đua xe trong nước cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Vậy những tín đồ "máu pha xăng" đã và đang làm gì để duy trì sự cuồng nhiệt dành cho đua xe thể thao?

Một góc đường đua F1 tại Việt Nam. Ảnh: Hoàng Hà.
Lên mạng đua xe online
Tại Việt Nam, đua xe điện tử chưa thật sự phổ biến do chi phí đầu tư cao hơn các trò chơi điện tử khác. Để tiếp cận đua xe điện tử chuyên nghiệp, người chơi cần trang bị dàn máy tính cấu hình tầm trung trở lên cùng các trang bị cơ bản như vô lăng hay bàn đạp ga/phanh có giá bán thấp nhất từ 5-10 triệu đồng.
Bộ môn này đã xuất hiện tại Việt Nam trong giai đoạn 2009-2012, tay đua Nguyễn Lê Văn từng giành được huy chương tại các giải đấu như Asia Indoor Game hay World Cyber Game.
Sau sự kiện giải đua F1 có kế hoạch tổ chức ở Việt Nam vào tháng 4/2020, phong trào đua xe điện tử trong nước dần có những chuyển biến tích cực trở lại, trong đó có sự xuất hiện của câu lạc bộ SUM (Saigon United Motorsports).

Đua xe điện tử có chi phí đầu tư thấp hơn đua xe thực tế. Ảnh: SUM.
Câu lạc bộ SUM tập trung mạnh vào mảng đua xe điện tử, bên cạnh đó là tham gia các giải đua thực tế về Go-Kart hay Auto Gymkhana. Trong năm 2020, câu lạc bộ đã có đại diện tham gia các giải đấu đua xe điện tử ở khu vực như Porsche APAC Forza Motorsport Championship, SRO World Challenge Asia E-Sport.
Cuối tháng 3, SUM đã giới thiệu đội tuyển tham dự giải đua xe điện tử E1 Championship và Endunesia 2021. Có tổng cộng 5 tay đua được cử đi thi đấu.
Các tay đua của SUM sẽ tham gia giải đua Endunesia 2021 ở thể thức đua sức bền 6 giờ, trong khi giải E1 Championship sẽ tranh tài ở nội dung đua Sprint. Hai giải đua này đều không thuộc giải đấu của Liên đoàn Ôtô Quốc tế FIA.
Để tham gia thi đấu ở E1 Championship và Endunesia 2021, SUM đã trang bị cho mỗi tay đua một bộ đua mô phỏng trị giá khoảng 80 triệu đồng. Bên cạnh đó, câu lạc bộ này cũng bỏ ra số tiền gần 100 triệu đồng để đóng phí tham dự.

Dàn đua xe mô phỏng của câu lạc bộ SUM. Ảnh: SUM.
Đại diện của SUM cho biết khá tự tin về mặt kỹ thuật cũng như dàn trang bị thi đấu cho tay đua. Tuy nhiên mặt bằng chung của tay đua trong nước vẫn kém hơn các đối thủ trong khu vực về mặt trình độ lẫn tâm lý khi thi đấu.
Anh Nguyễn Thế Hiển, tổng thư ký SUM, cho biết câu lạc bộ hiện tập trung mạnh vào mảng thể thao điện tử hơn các chương trình đua xe thực tế vì những lợi thế như chi phí đầu tư thấp, dễ tiếp cận và có nhiều giải đấu được tổ chức. Mục tiêu SUM hướng đến là cử đại diện tham dự giải FIA Motorsport Games 2021 ở hạng mục Digital.
Chơi Go-Kart - mơ về F1
Giống như đua xe điện tử, Go-Kart không phải là bộ môn đua xe quá mới mẻ với người Việt. Dù chỉ mang vóc dáng của những chiếc xe đồ chơi, xe Go-Kart lại là bộ môn mà bất kỳ tay đua F1 nào cũng phải trải qua tập luyện và thi đấu khi còn nhỏ.
Nói về đua xe Go-Kart đúng nghĩa, sân đua Đại Nam (Bình Dương) hiện là điểm đến quen thuộc của các tay đua Go-Kart ở khu vực miền Nam, trong khi ở miền Bắc chỉ có một vài sân đua nhỏ ở vùng ven Hà Nội.

Hoàng Nam (trái) và Đức Minh (phải) nhận bằng CIK-C Junior ở bộ môn Go-Kart. Ảnh: Việt Hùng.
Khác với nhiều quốc gia trên thế giới, hầu hết đội đua Go-Kart phong trào và bán chuyên trong nước không sở hữu xe Go-Kart riêng, thay vào đó là thuê xe trước và trong mùa giải để tập luyện và thi đấu. Đây là một bất lợi lớn để phát triển phong trào đua Go-Kart ở nước ta.
TrippleX Karting được xem là đội đua Go-Kart chuyên nghiệp đầu tiên của Việt Nam thuộc VMA (Hiệp hội Thể thao xe động cơ Việt Nam - thành viên Liên đoàn Ôtô Quốc tế FIA). Đội đua này đã từng cử đại diện tham gia các giải đua Go-Kart tổ chức ở Thái Lan, Đài Loan...
Hai tay đua Hoàng Nam và Đức Minh của TrippleX Karting vinh dự là 2 người Việt Nam nhận bằng đua xe quốc tế CIK-C Junior ở bộ môn Go-Kart. Với tấm bằng trên tay, 2 tay đua này có thể tham dự các giải đua Go-Kart của FIA tổ chức, đây được xem là bệ phóng để tiến tới giải đua F1.

Go-Kart là bộ môn đua xe nền tảng cho F1. Ảnh: Vĩnh Phúc.
Để nhập môn bộ môn đua xe tốc độ này, khách hàng có thể trải nghiệm thử xe đua Go-Kart 4 với mức phí khoảng 700.000 đồng/10 phút tại sân đua Đại Nam. Nếu muốn đi theo con đường chuyên nghiệp, số tiền cần bỏ ra ít nhất là vài trăm triệu đồng cho xe đua, giáp bảo hộ...
Phát triển đua xe Motorkhana
Trong bối cảnh nhiều sự kiện đua xe bị hoãn, Redline Motorsports là câu lạc bộ hiếm hoi vẫn tổ chức đều đặn các giải đua nội bộ trong năm 2020.
Được thành lập vào tháng 5/2020, Redline theo đuổi việc tuyển chọn và huấn luyện các tay đua theo đúng chuẩn quốc tế, tổ chức các giải đua nhỏ với định dạng đua xe Auto Gymkhana (Motorkhana), vốn là mô hình dễ tiếp cận với số đông người sở hữu ôtô.

Cuối tháng 3/2021, câu lạc bộ này ra mắt tại TP.HCM với mục tiêu thúc đẩy motorsport tại khu vực phía nam. Trước đó, khu vực phía nam đã có các nhóm tự tập đua xe, nhưng chưa là thành viên của VMA. Redline Motorsports thuộc VMA sẽ có thể cấp bằng cho các thành viên đủ trình độ, qua đó tham dự các giải đua xe do VMA hoặc các thành viên của VMA tổ chức.
Redline Motorsports sẽ tổ chức 7 giải đua tại Hà Nội và TP.HCM trong năm 2021, đều là định dạng Motorkhana. Câu lạc bộ này cũng có các buổi tập về drift hay đua xe trong trường đua, nhưng Motorkhana đang được tập trung nhiều nhất.
Anh Nguyễn Hồng Vinh, chủ tịch Redline Motorsports chia sẻ mong muốn sẽ có nhiều câu lạc bộ đua xe thể thao trên cả nước, để tăng sức cạnh tranh và cùng nhau thúc đẩy phong trào đua xe tiến nhanh hơn.
Mở học viện hướng dẫn đua xe
Bên cạnh các câu lạc bộ phát triển bộ môn đua xe như SUM hay RedLine Motorsport, Việt Nam hiện cũng có các học viện đào tạo đua xe như Vietnam Racing Academy (VR). Học viện này được ra mắt vào cuối năm 2020, đứng đầu VR là nhóm các doanh nhân yêu thích bộ môn đua xe thể thao.

Ba nhà sáng lập Vietnam Racing Academy. Ảnh: VR.
Học viện này hướng tới tổ chức các chương trình đào tạo đua xe cho những người có xe, có điều kiện và yêu thích môn thể thao này. Người tham dự sẽ được hướng dẫn các kỹ thuật đua xe và thực hành tại trường đua, có thể sử dụng xe cá nhân hoặc xe do VR cung cấp.
VR đã giới thiệu khá nhiều sự kiện thi đấu, biểu diễn liên quan tới đua xe. Tuy nhiên do tình hình dịch COVID-19, các chương trình của VR hiện vẫn chưa được tổ chức.
Tìm kiếm tay đua Việt ra quốc tế như thế nào?
Mục tiêu của các tay đua luôn là muốn vươn ra biển lớn, chạy trên các đường đua trên thế giới với những tay đua quốc tế. Vài năm trước, điều này gần như là không thể.
Chỉ VMA mới có thể đại diện Việt Nam cấp bằng đua xe quốc tế cho một tay đua người Việt, đại diện Việt Nam đua xe trên thế giới thuộc hệ thống của FIA.
Sự tồn tại của chặng đua F1 tại Việt Nam, dù chưa được tổ chức, đã giúp VMA hình thành và mở ra cơ hội cho các tay đua có thể vươn ra quốc tế.

Đua xe là một môn thể thao không chỉ cần đam mê. Ảnh: Redline Motorsports.
Theo anh Nguyễn Hồng Vinh, chủ tịch Redline Motorsports, với những người đam mê đua xe, việc đầu tiên có thể làm là tham gia một trong những câu lạc bộ thuộc VMA, tham gia tập luyện một cách bài bản và nghiêm túc.
Sau khi đạt được trình độ nhất định và tham gia các giải đua, thành viên sẽ được cấp bằng đua xe ở cấp câu lạc bộ, từ đó có thể tham gia các giải quy mô quốc gia và nhận được bằng đua xe quốc tế do VMA cấp, từ đó đại diện cho Việt Nam tham dự các giải đua trên thế giới.
Đua xe tất nhiên là một môn thể thao không chỉ cần đam mê, mà chi phí bỏ ra để theo đuổi đam mê này cũng không hề nhỏ. "Kỹ năng được nâng cấp trong quá trình luyện tập bài bàn sẽ giúp chi phí giảm đi rất nhiều", anh Vinh chia sẻ.
(Theo Zing)
- Cùng chuyên mục
Khi thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu xa xỉ, thị trường đồ cũ sẽ bùng nổ?
Khi thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu cao cấp — từ Patek Philippes đến Porsches — với mức thuế bổ sung hàng chục phần trăm, thị trường hàng xa xỉ đã qua sử dụng dự kiến sẽ bùng nổ ở Mỹ.
Phong cách - 16/04/2025 06:50
Huế kích cầu du lịch thế nào trong năm 2025?
Huế sẽ dành các ưu đãi về giá cả, dịch vụ, liên kết các điểm đến, sản phẩm dịch vụ tạo ra các gói kích cầu dành cho khách du lịch.
Phong cách - 16/04/2025 05:25
New York tiếp tục là thành phố giàu có nhất thế giới
New York vẫn là thành phố đứng đầu khi nói đến những thành phố giàu có nhất thế giới bất chấp những cảnh báo gần đây về sự sụt giảm mạnh về chất lượng cuộc sống ở đây.
Phong cách - 15/04/2025 07:57
Steuart Walton, người thừa kế Walmart đầy quyền lực là ai? (phần cuối)
Steuart Walton cũng có nhiều điểm chung với một số thành viên khác trong gia đình, những người được khuyến khích theo đuổi những đam mê khác nhau của họ bên ngoài công việc kinh doanh của gia đình.
Phong cách - 14/04/2025 11:08
Ngày tàn của lối sống 'phông bạt', giả tạo
Dân mạng ngày càng tỏ ra chán ngán trước những nội dung khoe sự giàu có, xa hoa một cách giả tạo của các ngôi sao mạng.
Phong cách - 13/04/2025 18:30
Steuart Walton, người thừa kế Walmart đầy quyền lực là ai?
Steuart Walton, 43 tuổi, cháu của Sam Walton được định sẵn là người sẽ giám sát tài sản của gia đình. Ông đã tham gia hội đồng quản trị mà không có nhiều sự phô trương kể từ năm 2016.
Phong cách - 13/04/2025 07:24
Cổ phiếu Nvidia có thể đạt 1.000 USD vào năm 2026 không?
Cổ phiếu Nvidia (NVDA) đã phục hồi hơn 15% trong 5 phiên giao dịch vừa qua sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định tạm dừng áp thuế quan qua lại trong 90 ngày đối với hàng chục quốc gia, trừ Trung Quốc.
Phong cách - 12/04/2025 07:11
Lời khuyên của tỷ phú Charlie Munger cho thị trường biến động
Những biến động lớn về giá cổ phiếu là một phần không thể thiếu của việc trở thành nhà đầu tư. Hãy nhớ lại những gì Charlie Munger, người từng là cánh tay phải của Warren Buffett, đã nói.
Phong cách - 11/04/2025 07:31
Các tỷ phú Mỹ đang quay lưng lại với ông Trump
Các tỷ phú, lãnh đạo doanh nghiệp giàu có ở Mỹ đang quay lưng lại với Tổng thống Hoa Kỳ vì thuế quan Trump đối với các đối tác thương mại lớn trên thế giới, theo CNN.
Phong cách - 10/04/2025 11:28
Nghệ An sắp có tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê'
Tỉnh Nghệ An sẽ khánh thành tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Phong cách - 10/04/2025 06:50
New Zealand muốn thu hút người Mỹ giàu có đến sinh sống
New Zealand đã tạo ra một con đường mới, dễ dàng hơn để định cư cho những người giàu có và con đường này đang thu hút sự chú ý của những người Mỹ đang tìm kiếm một lựa chọn thay thế cho việc sống ở Hoa Kỳ.
Phong cách - 09/04/2025 05:07
Đoàn tàu Thống nhất kết nối triệu trái tim
Đôi tàu mang tên 'Đoàn tàu Thống nhất' sẽ xuất phát tối ngày 29/4 tại ga Hà Nội và ga Sài Gòn, hai đoàn tàu sẽ gặp nhau lúc 12h trưa ngày 30/4 tại ga Đà Nẵng.
Phong cách - 09/04/2025 04:13
Thấy gì khi Dior xóa tên Thùy Tiên?
Hành động xoá tên Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên từ phía Dior cho thấy tính chất nghiêm trọng của sự việc liên quan đến pháp lý mà nàng hậu vướng phải.
Phong cách - 08/04/2025 08:27
Những người giàu nhất châu Á mất 46 tỷ USD vì thuế quan Trump
Những người giàu nhất châu Á đã mất hàng chục tỷ USD giá trị tài sản khi thị trường suy giảm sau thông báo về thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
Phong cách - 08/04/2025 08:04
10 người da đen giàu nhất thế giới hiện nay là ai?
Oprah Winfrey, Jay-Z, Rihanna và LeBron James không chỉ là một số người nổi tiếng nhất thế giới mà còn là những người da đen giàu nhất.
Phong cách - 07/04/2025 07:48
Thêm một doanh nhân Việt rời danh sách tỷ phú USD
Một doanh nhân Việt vừa ra khỏi danh sách tỷ phú USD của Forbes do tài sản giảm nhanh theo biến động giá cổ phiếu.
Phong cách - 05/04/2025 08:27
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 3 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 4 week ago
- Ý kiến
-
[Gặp gỡ thứ Tư] Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink: 'Chúng tôi muốn một Việt Nam mạnh mẽ và thịnh vượng'
-
Từ Brexit nghĩ về Cộng đồng kinh tế ASEAN
-
Mã Pí Lèng: Hãy bình tĩnh - tỉnh táo trong xử lý
-
[CAFÉ cuối tuần] Phải xây sân bóng đá mới, Mỹ Đình chật quá rồi!
-
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tiết lộ ‘văn hoá 5 không’ trong đầu tư
-
'Doanh nghiệp càng lớn, thanh, kiểm tra càng nhiều'