'Em bé Napalm' đã trở về
"Cơ thể tôi giờ đây còn nhiều vết sẹo nhưng lòng tôi đã được thanh tẩy. Tôi nhận mình là cô bé trong bức ảnh ấy. Sức sống mãnh liệt của cô bé trong bức ảnh bảo tôi phải sống, sống có ý nghĩa, kêu gọi cho hòa bình và cứu giúp những trẻ em đang còn là nạn nhân trên khắp thế giới".

Nick Út và Phan Thị Kim Phúc. Ảnh: Vietnamplus
"Đã nhiều chục năm qua tôi ghét bức ảnh này. Tôi chạy trốn nó. Sự căm giận bên trong tôi chồng chất cao như núi. Tôi căm ghét cuộc sống. Tôi thù hận mọi người bình thường, bởi vì tôi không bình thường. Nhiều lần tôi thực sự muốn chết... Cơ thể tôi giờ đây còn nhiều vết sẹo nhưng lòng tôi đã được thanh tẩy. Tôi nhận mình là cô bé trong bức ảnh ấy. Sức sống mãnh liệt của cô bé trong bức ảnh bảo tôi phải sống, sống có ý nghĩa, kêu gọi cho hòa bình và cứu giúp những trẻ em đang còn là nạn nhân trên khắp thế giới".
Lần đầu tiên, Phan Thị Kim Phúc trở về Hà Nội cùng với nhà báo Nick Út, nhân vật và tác giả, sau 50 năm, trong khuôn khổ sự kiện "Nick Út – Em bé Napalm: Gặp gỡ 50 năm (1972-2022)" do Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức. Kim Phúc đã xúc động tâm sự như trên và ôm lấy nhà báo Nick Út: "Chú Nick Út, con mãi mãi yêu chú và cảm ơn bức ảnh này, bức ảnh con đã từng ghét, nhưng càng ngày càng nhận ra ý nghĩa lớn lao của nó. Bức ảnh đã làm thay đổi cuộc đời con!"
Nick Út, tên khai sinh là Huỳnh Công Út, sinh ngày 29/3/1951 tại Long An, là phóng viên của hãng tin Associated Press (AP) từ năm 16 tuổi và hiện vẫn làm việc cho hãng này tại Mỹ, là người chụp bức ảnh em bé Phan Thị Kim Phúc, được thế giới gọi bằng cái tên "Vietnam Napalm Girl".
Bức ảnh làm thay đổi cuộc đời Nick Út và Phan Thị Kim Phúc
Ngày 6/8/1972, máy bay Mỹ ném bom Napalm dữ dội xuống những xóm làng ở Trảng Bàng, Tây Ninh. Trong khói bom nghi ngút, Nick Út chụp được nhiều bức ảnh, trong đó có "Vietnam Napalm Girl". 30 năm sau, ông tâm sự: "Tấm hình không thể nào thật hơn nữa. Nó thật như chiến tranh ở Việt Nam, không chỉnh sửa". "Vietnam Napalm Girl" chụp một bé gái trần truồng, hoảng loạn bỏ chạy, cùng những em bé khác giữa khói bom. Sáng hôm sau, nó được đăng trên trang bìa của tờ New York Times, gây ra "đám cháy" lớn trong dư luận thế giới.
“Em bé Napalm” Phan Thị Kim Phúc, sinh năm 1963, ngày ấy 9 tuổi. Nick Út ngày ấy 21 tuổi, bây giờ mái tóc đã bạc trắng. Ông kể: “Sau cú bấm máy, khi binh lính, phóng viên cũng đã rút đi hết, nhìn cảnh tang thương, nhất là bé gái bị bỏng toàn thân, tôi không thể cầm lòng. Tôi bế cô bé, cùng đưa anh trai bé tên là Tâm và những nạn nhân khác lên xe của mình chạy về một trạm xá ở Củ Chi. Trên đường, Phúc chỉ kịp nói “Anh Tâm ơi, em chết mất” rồi ngất đi trên tay tôi”. Khoảnh khắc đó làm cho ông hiểu sâu sắc rằng: Làm báo là không được thờ ơ trước số phận, trước đau khổ của đồng bào mình. Chính điều ấy đã giúp cho Nick Út có nhiều tác phẩm khác nổi tiếng thế giới sau đó
Năm 1973, bức ảnh “Em bé Napalm” được tặng Giải Pulitzer, giải thưởng báo chí danh giá nhất nước Mỹ. “Em bé Napalm” còn được Đại học Columbia xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20, được tờ New Statesman đánh giá là bức ảnh ấn tượng nhất mọi thời đại.
Tháng 6/2018, nhà báo Nick Út đã tặng Bảo tàng Báo chí Việt Nam hai chiếc máy ảnh, 52 tài liệu ảnh gốc chụp trong chiến tranh. Trong lần trở lại năm 2022 này, ông tặng thêm chiếc bi đông đựng nước dùng để làm dịu vết thương Kim Phúc ngày ấy và một số dụng cụ hành nghề khác.
Bức ảnh “Em bé Napalm” đưa đến cho toàn thế giới biết thêm một sự thật phũ phàng về cuộc chiến mà người Mỹ đang thực hiện tại Việt Nam vào thời điểm đó. Đó là câu chuyện về phụ nữ và trẻ em bị tấn công và dồn vào những bi kịch đau đớn, để hôm nay chúng ta càng hiểu và trân trọng hơn những giá trị của hòa bình, của cuộc sống không chiến tranh, không bom đạn
Cuộc trốn chạy, tình yêu và những thay đổi kỳ diệu
Suốt 14 tháng mê man trong hàng chục cuộc phẫu thuật, Kim Phúc đã được cứu sống. Khi người cha đưa cho cô xem bức ảnh, cô gần như ngất đi lần nữa. Tại sao người phóng viên lại chụp một bức ảnh xấu xí như thế? Cô không nhận mình trong ảnh. Cô cố quên nó, chạy trốn nó. Bức ảnh có thể quên được nhưng những vết sẹo làm cho tâm trí cô trở nên méo mó, sần sùi. Cô đau khổ vì không được mặc áo cộc tay, nhức nhối khi trái gió trở trời và bị chúng bạn kỳ thị. Cô đau khổ vì sợ mình sẽ chẳng có ai yêu và không thể có con cái như bình thường. Từ đau khổ đến căm hận. Kim Phúc kể: “Tôi căm ghét cuộc sống. Tôi thù hận mọi người bình thường bởi vì tôi không bình thường. Nhiều lần tôi thực sự muốn chết”. Nhưng rồi tình yêu thương và lòng biết ơn đã đem đến những thay đổi kỳ diệu.
Được các y, bác sĩ cứu sống, Phúc thấy họ như những anh hùng. Và cô nuôi mơ ước đi học ngành Y để có thể cứu giúp như mình từng được cứu giúp. Năm 1982, cô thi đỗ vào ĐH Y TP.Hồ Chí Minh. Nhưng rắc rối lại cũng bắt đầu khi báo chí phát hiện cô chính là em bé trong bức ảnh “Em bé Naplm”.
Những cuộc phỏng vấn liên miên. Vì phỏng vấn mà không đủ học trình, Phúc không được học tiếp ngành Y, mơ ước của cô bị cắt đứt. Cô định chuyển sang học ngoại ngữ, nhưng tỉnh Tây Ninh muốn lôi kéo Phúc về, đã rút hồ sơ sinh viên của cô.
Báo chí làm phiền, nhưng chính báo chí cũng là cứu tinh. Có một nhà báo tên Minh ở TTX Việt Nam đã đưa Phúc đến gặp bác Phạm Văn Đồng. Nhà lãnh đạo mang tầm văn hóa lớn, có tấm lòng nhân ái bao la ấy đã can thiệp để Phúc đi du học ở Cu Ba. Sau khi kiểm tra, người ta bảo Phúc không đủ sức khỏe theo học ngành Y nên chuyển cô sang ngành Dược. Điều này đáp ứng nguyện vọng, nhưng khi tiếp xúc hóa chất, Phúc lại bị dị ứng. Từ đó, cô được chuyển sang học tiếng Anh.
Đó là năm 1986. Năm ấy, bốn nam sinh viên Việt Nam gồm Toàn, Công, Dũng, Thành được Đại sứ quán gọi lên vận động giúp đỡ Phúc. Cu Ba thời đó thiếu điện, thiếu nước. Phúc được bố trí ở tầng 4 trong tòa nhà 24 tầng, tầng thấp nhất sinh viên được ở. Toàn, Công, Dũng, Thành ngày ngày xách nước và giúp Phúc học tập, sinh hoạt. Nhưng rồi Công, Dũng, Thành có bạn gái và bận công việc, chỉ còn Toàn bền bỉ bên Phúc. Tình yêu nẩy nở. Bùi Huy Toàn quê Vĩnh Phúc, sang học ngành ngôn ngữ và văn học ở Cu Ba năm 1985. Anh bị gia đình nhà Phúc coi là “phía bên kia”, nên phản đối kịch liệt. Bên gia đình Toàn, tuy tôn trọng tự do yêu đương nhưng cũng lưu ý về sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản của Phúc.
Tình yêu không chỉ chiến thắng mọi định kiến mà còn làm nên những điều kỳ diệu khác. Trái với mọi kết luận của y học, Kim Phúc sinh liên tiếp hai người con trai, đến nay họ đã có ba cháu nội và sắp có đứa con thứ tư.
Những hoạt động tạo ảnh hưởng trên toàn thế giới
Nếu như năm 1982, miệt mài trong thư viện ở TP.HCM, Kim Phúc tìm thấy một ít niềm tin và hy vọng khi nghiền ngẫm Kinh Thánh, học được sự thanh thản trong yêu thương, tha thứ; thì hạnh phúc gia đình, niềm vui và trách nhiệm với con cháu, xã hội mới thật sự đem lại cho người phụ nữ từng cảm thấy bất hạnh, chứa chất mặc cảm, được giác ngộ và giải phóng hoàn toàn. Vẫn còn những vết sẹo, nhưng tâm hồn Kim Phúc đã bằng an, hạnh phúc, nhất là có một gia đình ấm áp
Anh Bùi Huy Toàn kể: Đã có một thời, bức ảnh càng nổi tiếng bao nhiêu thì sự chịu đựng, trả giá cho nó càng lớn bấy nhiêu. Sau này, khi định cư ở Canada, báo chí vẫn tiếp tục săn đuổi. Đến nỗi, trong hai năm, anh chị phải năm lần chuyển nhà. Trốn xa và kỹ như thế nhưng phóng viên vẫn tìm được. Nhìn qua mắt cửa, hễ thấy hình dáng phóng viên là anh chị lại bí mật chuyển nhà. Một hôm, vừa bước lên từ bến xe điện ngầm, anh chị đã thấy lù lù một ống kính dài ngoằng của một nữ phóng viên. Hai người nói với nhau: "Thôi, chúng ta không trốn tránh nữa, chúng ta phải đối diện với sự thật, với cuộc sống và sứ mệnh của mình".
Kim Phúc bước đến với nhân loại trong vai trò Đại sứ Thiện chí vì hòa bình của UNESCO, lập Quỹ từ thiện quốc tế Kim Phúc (Kim Phuc Foundation International) để cứu giúp trẻ em nạn nhân chiến tranh và trẻ em nghèo trên thế giới… NHỮNG HOẠT ĐỘNG TẠO NÊN ẢNH HƯỞNG TRÊN TOÀN THẾ GIỚI. HÀ NỘI, MỘT TÌNH YÊU SÂU THẲM ngữ và văn học ở Cu Ba năm 1985. Anh bị gia đình nhà Phúc coi là “phía bên kia”, nên phản đối kịch liệt. Bên gia đình Toàn, tuy tôn trọng tự do yêu đương nhưng cũng lưu ý về sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản của Phúc. Tình yêu không chỉ chiến thắng mọi định kiến mà còn làm nên những điều kỳ diệu khác. Trái với mọi kết luận của y học, Kim Phúc sinh liên tiếp hai người con trai, đến nay họ đã có ba cháu nội và sắp có đứa con thứ tư. Nhà văn Denise Chong đã viết cuốn sách "The Girl in the Picture" (Bé gái trong bức ảnh) xuất bản năm 1999, được đưa vào danh sách đề cử cho Giải thưởng Văn chương của Toàn quyền Canada. Năm 2003, nhà soạn nhạc người Bỉ Eric Geurts viết tác phẩm “The Girl in the Picture” nổi tiếng, toàn bộ tiền thu được qua những lần biểu diễn được dành cho Quỹ từ thiện quốc tế Kim Phúc.
Năm 2006, Phan Thị Kim Phúc được tổ chức YWCA (Mỹ) tôn vinh là một trong 6 phụ nữ có những đóng góp tích cực thiết thực nổi bật trong cộng đồng. Bà được nhiều trường đại học nổi tiếng thế giới trao bằng Tiến sĩ Danh dự.
Nhưng quan trọng hơn cả là sự thoát xác, là sự thanh thản của một linh hồn được cứu rỗi, trở thành một thiên sứ yêu thương, tha thứ, hiến dâng. Nếu như trước đây, Kim Phúc chỉ muốn thoát khỏi hình ảnh bé gái tội nghiệp trong bức ảnh, thì nay bà nói: “Tôi đã nhìn thấy trong bức ảnh hình tượng của một bé gái đầy sức sống. Điều đó đã thúc đẩy tôi làm việc, cống hiến nhiều hơn cho hòa bình”.
Hà Nội, một tình yêu sâu thẳm
Sau sự kiện, Bảo tàng Báo chí đã mời nhà báo Nick Út, vợ chồng bà Kim Phúc và các bạn Mỹ dùng bữa tối thân mật tại trụ sở. Kim Phúc tỏ ra rất thích thú với món cháo. Còn nhà báo Nick Út và các bạn Mỹ cứ yêu cầu Minh Châu, cán bộ Bảo tàng hát mãi những bài hát về Hà Nội. Tôi ghé tai hỏi Nick Út: "Nếu nói một câu về Hà Nội, với anh, câu đó là gì?". "Hà Nội kỳ lạ lắm, kỳ diệu lắm. Tôi yêu Hà Nội. Tôi yêu vô cùng". Tôi hiểu, mỗi tế bào anh rung lên khi nhìn thấy Hà Nội, chạm vào Hà Nội, chạm vào Việt Nam.
Phía đối diện, chị Phúc dường như đang lắng nghe câu chuyện của chúng tôi. Khi tiễn đoàn và anh chị về khách sạn, tôi hỏi: "Chắc chị đã nghe câu chuyện của tôi và Nick Út, chị có thể nói gì về Hà Nội"? "Còn nói gì nữa – Chị cười hiền và chỉ tay về phía anh Toàn – tôi đã yêu và lấy người miền Bắc, người Hà Nội, thì còn gì phải nói nữa!". Anh Toàn cười vui: "Nhưng mình là người Vĩnh Phúc, chưa được là người Hà Nội".
Hà Nội là sông Hồng. Hà Nội là trái tim đất Việt. Việt Nam là trái tim của mỗi anh, tôi và chị. Tôi cảm thấy đất trời Hà Nội, tình người Việt Nam đang rung lên những điều thiêng liêng, kỳ diệu trong bước đi của Nick Út, anh Toàn, và chị Kim Phúc. Và cả những người bạn quốc tế đã tổ chức chuyến trở về Việt Nam của "Em bé Napalm". Có lẽ không ai đến Hà Nội mà không cảm thấy vẻ đẹp thơ mộng, sâu lắng của thiên nhiên và một Thủ đô của phẩm giá con người.
- Cùng chuyên mục
Hợp long cầu vượt cửa biển dài nhất miền Trung
Ngày 30/4, UBND TP. Huế đã tổ chức lễ hợp long cầu vượt cửa biển Thuận An, công trình giao thông có ý nghĩa đặc biệt đối với phát triển hạ tầng và du lịch của địa phương này.
Sự kiện - 30/04/2025 15:14
Hào khí non sông – Lời thề tiếp nối trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Năm mươi năm (30/4/1975-30/42025) – nửa thế kỷ đã đi qua kể từ ngày đại thắng mùa Xuân, khi dân tộc ta khép lại trang sử chiến tranh để mở ra một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của hòa bình, thống nhất và dựng xây đất nước.
Sự kiện - 30/04/2025 10:08
[Gặp gỡ thứ Tư] Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Tiềm năng kinh tế biển còn rất lớn
Nhiều mục tiêu của đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển gần như đã "về đích" trước 1 năm, tuy nhiên, tiềm năng từ kinh tế biển, trong đó có thủy sản vẫn chưa được khai thác. Nhadautu.vn phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến về vấn đề này.
Sự kiện - 30/04/2025 10:00
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư.
Sự kiện - 30/04/2025 09:11
'Hòn ngọc Viễn Đông' sẽ tỏa sáng trở lại
Sài Gòn - TP.HCM từng là trung tâm kinh tế hàng đầu Đông Nam Á nhờ khu vực tư nhân phát triển mạnh mẽ. Sau 50 năm thống nhất, kinh tế tư nhân lấy lại vị thế, trở thành "bộ phận quan trọng nhất" của nền kinh tế, như lời Tổng Bí thư Tô Lâm. Để thực sự vươn tầm thế giới, Việt Nam cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ, tháo gỡ rào cản và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân tỏa sáng.
Sự kiện - 30/04/2025 07:18
Tinh thần 30/4 và khát vọng vươn mình
Ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một dấu mốc chói lọi của ý chí quật cường và khát vọng độc lập, thống nhất. Đó không chỉ là một chiến thắng quân sự mà là chiến thắng của một dân tộc nhỏ bé nhưng kiên cường, biết đoàn kết, biết hy sinh và đặt lợi ích quốc gia trên tất cả.
Sự kiện - 30/04/2025 06:30
Thủ tướng: Đàm phán ký kết trong tháng 5/2025 các hợp đồng nhập khẩu mặt hàng từ Mỹ
Theo Thủ tướng, các cơ quan phía Việt Nam đã và đang rất tích cực xử lý các vấn đề liên quan đến xuất xứ hàng hóa, phi thuế quan, sở hữu trí tuệ, bản quyền.
Sự kiện - 29/04/2025 19:20
Khánh thành Đền thờ anh hùng liệt sỹ tại hồ Kẻ Gỗ
Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance vừa tổ chức Đại lễ Khánh thành Đền thờ anh hùng liệt sỹ tại hồ Kẻ Gỗ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
Sự kiện - 29/04/2025 07:42
Thủ tướng Nhật Bản: Tiềm năng hợp tác Việt - Nhật không có giới hạn
Thủ tướng Nhật Bản khẳng định việc nâng cao trình độ ngành công nghiệp công nghệ cao của Việt Nam, tăng cường khả năng chống chịu trước những cú sốc bên ngoài sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước.
Sự kiện - 29/04/2025 06:32
'Bến cảng số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt là biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam - Lào trong thời đại mới'
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao 2 nước tham dự lễ khánh thành bến số 3 Cảng quốc tế Lào – Việt tại tỉnh Hà Tĩnh.
Sự kiện - 28/04/2025 20:37
Nhật Bản muốn triển khai 15 dự án hơn 20 tỷ USD trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam
Hai Thủ tướng nhất trí xác định hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thành trụ cột mới của quan hệ song phương.
Sự kiện - 28/04/2025 15:54
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào thăm Quân Khu 4
Ngày 28/4, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Lào đã đến thăm Quân Khu 4.
Sự kiện - 28/04/2025 15:51
Ông Y Thanh Hà Niê K’Đăm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng
Ông Y Thanh Hà Niê K'Đăm, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội được Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng.
Sự kiện - 28/04/2025 13:38
Việt Nam, Nhật Bản trao nhiều văn kiện hợp tác về bán dẫn, năng lượng
Nhật Bản tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, giúp Việt Nam công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sự kiện - 28/04/2025 12:26
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru
Thủ tướng Ishiba Shigeru khẳng định Việt Nam là đối tác không thể thiếu của Nhật Bản, nhấn mạnh Nhật Bản sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam.
Sự kiện - 28/04/2025 06:36
Sẽ có thêm nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn tại Cô Tô
Huyện Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) đã chính thức phê duyệt và triển khai Đề án thí điểm tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí dưới nước và tham quan các đảo trên địa bàn huyện
Sự kiện - 27/04/2025 08:24
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
Tổng Giám đốc ACB hiến kế giải bài toán khó ‘an cư lạc nghiệp’ cho người trẻ
Tài chính - Update 1 month ago