Dự kiến năm 2024 sẽ tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng từ chi thường xuyên

QUANG TUYỀN
12:08 05/11/2024

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành, đơn vị giảm nhiều loại chi phí và dự kiến sẽ tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng trong năm 2024.

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.

Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đối với việc thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.

Theo các ĐBQH phản ánh, việc phân bổ ngân sách, kế hoạch đầu tư phát triển phải được đổi mới về hình thức và cách thức. Tuy nhiên, theo luật quy định, việc phân bổ ngân sách phải có đầy đủ các thủ tục thì mới có thể thực hiện được. Trong chi thường xuyên cũng vậy, phải có dự toán và đơn giá định mức được duyệt.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: Quochoi.vn

Việc phân bổ chi cho khoa học công nghệ cũng phải có dự toán, định mức được phê duyệt. Giải pháp sắp tới, Chính phủ sẽ có sự đổi mới về chi thường xuyên và chi đầu tư. Theo đó các tỉnh sẽ phân bổ ngân sách theo quy định. Sau đó, Bộ Tài chính sẽ kiểm tra lại.

Về vấn đề tiết kiệm chi thường xuyên, Phó Thủ tướng cho hay, chủ yếu tiết kiệm ở các sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp đô thị, mua sắm, chi phí công tác phí, hội nghị tiếp khách, mua sắm nhỏ còn lương và các khoản phụ cấp từ lương thì không tiết kiệm được. Việc chi thường xuyên cho trả tiền lương đã chiếm tới 45%, còn lại 65% là các khoản chi khác.

Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Trong năm nay, Chính phủ đã trình là cả nước giảm tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, hiện nay, Thường trực Chính phủ đang chỉ đạo tiết kiệm chi trong đầu tư công. Trước đây, trong những năm 2009 - 2011, Chính phủ đã thực hiện việc này, đến nay, việc này được tái khởi động lại, cụ thể là tiết kiệm từ định mức dự toán đến định mức thi công, tiết kiệm trong bảo quản, thi công, vận chuyển. Vấn đề này sẽ được đưa vào hồ sơ mời thầu để tổ chức đấu thầu.

Về vướng mắc trong chi đầu tư công, chi thường xuyên, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, hiện nay có những bất cập như thiếu đất để san lấp, do theo quy định thì đất là khoáng sản, nên phải thực hiện theo quy trình chung đối với khoáng sản.

Phó Thủ tướng cho rằng, cần sửa đổi quy định cho phù hợp, hoặc nếu vẫn giữ quan điểm cũ thì cần quy định cấp đất, cấp mỏ cho các nhà thầu thi công tuyến đường chỉ để xây dựng tuyến đường, cấm bán ra ngoài, đóng mỏ ngay sau khi hoàn tất công việc thi công. Chính phủ sẽ trình cấp có thẩm quyền để quyết định việc sửa đổi, bổ sung quy định này.

Về thủ tục thu tiền sử dụng đất, ông Hồ Đức Phớc cũng cho biết, thực tiễn thủ tục này không phức tạp, mà chỉ chậm do việc xác định giá đất tiến hành chậm. Khi chưa có giá đất thì cơ quan thuế chưa thể phát hóa đơn thu tiền sử dụng đất. Do đó, khâu xác định giá đất đang là mấu chốt vấn đề. Bên cạnh đó, tiền sử dụng đất của cả nước chiếm 45% tổng nợ thuế của cả nước, đây là nợ khó đòi, tiền phạt chậm nộp nhiều gấp nhiều lần nợ gốc. Đây là vấn đề cần được quan tâm giải quyết, tháo gỡ.

Về tự chủ tài chính, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho hay, có các mức độ tự chủ khác nhau như: Tự chủ một phần, tự chủ thường xuyên, tự chủ toàn diện.

Vừa qua, một số đơn vị tự chủ toàn diện như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K đã xin được tự chủ một phần, Chính phủ đã đồng tình. Đây là những bệnh viện tuyến cuối, phục vụ công tác thăm khám, chữa trị, đảm bảo sức khỏe cho người dân, nên cần có sự hỗ trợ. Đối với việc quản lý các loại tài sản trong đơn vị sự nghiệp công lập, Luật Quản lý sử dụng tài sản công đã có quy định cụ thể, cởi mở, cho phép liên doanh liên kết, cho phép cho thuê, nhưng không được làm mất tài sản của nhà nước.

Thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp

Trước đó, phát biểu tại hội trường, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn (đoàn Bến Tre) cho biết, Chính phủ dự kiến thu ngân sách năm 2024 sẽ tăng 10% so với năm 2023. Trong dự toán ngân sách 2025, Chính phủ yêu cầu tăng thu thêm 5% so với năm 2024. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng một số địa phương gặp khó khăn do ảnh hưởng của bão số 3, cần được hỗ trợ để phục hồi sản xuất kinh doanh và góp phần tăng thu ngân sách.

Trưởng đoàn Bến Tre đề nghị, cần tiếp tục thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ linh hoạt để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Đồng thời tập trung khai thác các nguồn thu như sử dụng đất, xổ số kiến thiết, trong đó cần sớm hoàn thiện các chính sách liên quan như bảng giá đất, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Đất đai. Hướng dẫn cụ thể cho các địa phương trong quá trình thu ngân sách, giải quyết những khó khăn vướng mắc.

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn (trưởng đoàn Bến Tre). Ảnh: Quochoi.vn

Về tiết kiệm chi thường xuyên và đầu tư công, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn cho hay, Chính phủ yêu cầu tiết kiệm 5% chi thường xuyên để tăng đầu tư phát triển. Để thực hiện được điều này, đại biểu đề xuất thực hiện cắt giảm 5% chi thường xuyên ngay từ đầu năm để tạo thuận lợi cho việc bố trí vốn đầu tư công. Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch Đầu tư trong lập kế hoạch và bố trí nguồn vốn đầu tư công.

Đối với đầu tư công cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Chính phủ và các bộ, ngành đã tích cực hỗ trợ 13 tỉnh, thành phố trong chuẩn bị các chương trình, dự án đầu tư công. Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn đề nghị sớm trình Chính phủ hoàn thiện Nghị quyết và phê duyệt các đề xuất đầu tư cho vùng này.

Nhiều khoản chi thường xuyên chưa được phân bổ

Thảo luận về vấn đề chi thường xuyên, đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) cho biết, các chỉ số thu ngân sách trong 9 tháng đầu năm có tăng trưởng khá tốt, tình hình thu ngân sách tăng so với dự toán, đảm bảo thu ngân sách bền vững, làm cơ sở để phát triển nền kinh tế.

Tuy nhiên, theo báo cáo kiểm toán Chính phủ trình Quốc hội, hiện nay, mới có 13.300 tỷ trên tổng số 43.281 tỷ chi thường xuyên được bố trí, còn 29.981 tỷ chưa được phân bổ. Trong khi từ nay đến cuối năm chỉ còn 3 tháng, có thể thấy bố trí chi thường xuyên còn thấp, còn nhiều khoản chưa được phân bổ, làm kìm hãm các công cụ kích thích của nền kinh tế.

Theo đại biểu này, theo dự kiến, đến năm 2025, GDP nước ta vào khoảng 500 tỷ USD, nếu duy trì tốc độ tăng trưởng đều 7%/năm, đến năm 2035, GDP nước ta sẽ vào khoảng 1.000 tỷ USD, định hướng đến năm 2045 đạt mốc 5.000 tỷ USD để trở thành nước thu nhập cao, phá bẫy thu nhập trung bình.

Để thoát được bẫy này, có nhiều công cụ về các khía cạnh như lao động, tái cơ cấu, đầu tư phát triển, tuy nhiên chưa quan tâm đúng mức các khía cạnh này.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương). Ảnh: Quochoi.vn

Theo đại biểu này, tuy đang duy trì tăng trưởng gần 7%/năm, nhưng chưa đạt được yếu tố bền vững, vì vẫn dựa vào động lực của FDI. Trong khi các doanh nghiệp FDI xuất siêu lớn, thì các doanh nghiệp trong nước nhập siêu. Nếu muốn duy trì nhịp độ phát triển bền vững, cần dựa vào các nguồn lực phát triển trong nước.

Hiện nay, chúng có hơn 20 quỹ, có một số quỹ sắp đóng lại, trong khi một số quỹ sẽ được mở thêm. Đại biểu đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, kỹ càng, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.

Đại biểu đoàn Bình Dươngcho rằng, không nên đánh giá quỹ bằng số lượng dự án, mà cần xem xét hiệu quả của hoạt động của quỹ, tác động của quỹ đối với tăng trưởng tổng thể của nền kinh tế.

"Việc giám sát hoạt động các quỹ sẽ là tiền đề xây dựng một cơ chế bền vững, việc sử dụng nguồn FDI là cơ hội để tăng trưởng, nhưng không phải là động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình sắp tới", đại biểu Nguyễn Quang Huân nhấn mạnh.

  • Cùng chuyên mục
Hà Nội: Đấu giá đất Hoài Đức trúng cao nhất hơn 100 triệu đồng/m2

Hà Nội: Đấu giá đất Hoài Đức trúng cao nhất hơn 100 triệu đồng/m2

Phiên đấu giá 20 lô đất tại huyện Hoài Đức (Hà Nội) kéo dài 9 giờ đồng hồ có giá trúng cao nhất hơn 103 triệu đồng/m2, thấp nhất hơn 44,48 85 triệu đồng/m2.

Sự kiện - 05/11/2024 10:41

Hà Nội khởi công cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước

Hà Nội khởi công cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước

Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước có quy mô 52ha, tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, dự kiến sẽ thu hút trên 100 doanh nghiệp, tạo việc làm cho 3.000 - 5.000 lao động.

Sự kiện - 05/11/2024 08:17

Đầu tư công chưa dẫn dắt đầu tư tư

Đầu tư công chưa dẫn dắt đầu tư tư

Đại biểu Quốc hội cho rằng, đầu tư công lớn nhưng chưa dẫn dắt được đầu tư tư, do đó cần làm rõ điểm nghẽn này để thúc đẩy hơn nữa đầu tư tư vào nền kinh tế.

Sự kiện - 05/11/2024 06:58

Dự án bỏ dở, kéo dài nhiều năm gây lãng phí

Dự án bỏ dở, kéo dài nhiều năm gây lãng phí

Theo Đại biểu Quốc hội, hiện còn nhiều dự án điện gió, điện mặt trời đã đầu tư xây dựng nhưng chưa đưa vào vận hành; nhiều dự án nhà ở bỏ dở, công trình xây dựng kéo dài nhiều năm nhưng chưa hoàn thành là những ví dụ về lãng phí.

Sự kiện - 04/11/2024 16:29

'Nhận thức tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh ở địa phương chưa đồng đều'

'Nhận thức tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh ở địa phương chưa đồng đều'

Đại biểu Quốc hội Lê Đào An Xuân cho rằng, nhận thức về tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh ở các địa phương chưa đồng đều

Sự kiện - 04/11/2024 11:10

Vốn và công nghệ - thách thức doanh nghiệp chuyển đổi xanh

Vốn và công nghệ - thách thức doanh nghiệp chuyển đổi xanh

Năm 2024, cứ 100 doanh nghiệp được thành lập có 89 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Kết quả khảo sát cũng cho thấy có đến 64% doanh nghiệp chưa sẵn sàng chuyển đổi…

Sự kiện - 03/11/2024 07:13

Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 2020-2025.

Sự kiện - 02/11/2024 15:44

Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

Từ 2/11/2024, Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình chính thức ra mắt bộ nhận diện mới, thay đổi cơ cấu một số chuyên mục.

Sự kiện - 02/11/2024 13:29

[Café Cuối tuần] Từ 'taxi bay' đến cất cánh tư duy

[Café Cuối tuần] Từ 'taxi bay' đến cất cánh tư duy

Tỉnh Bình Định vừa gây sốc dư luận khi đề xuất phát triển dịch vụ taxi bay để phục vụ du lịch, nhằm tạo ra điểm nhấn mới cho ngành du lịch địa phương.

Sự kiện - 02/11/2024 10:21

Chân dung tân Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nghệ An

Chân dung tân Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nghệ An

Bà Lê Thị Hoài Chung, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Yên Thành, tỉnh Nghệ An vừa được Chủ tịch UBND tỉnh điều động, bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Sở Y tế tỉnh.

Sự kiện - 02/11/2024 07:24

Ai ngồi “ghế nóng” Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng?

Ai ngồi “ghế nóng” Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng?

Ông Lại Hữu Phước, Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng vừa được giao Quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng. Trước đó ông có 15 năm công tác tại Vietcombank

Sự kiện - 01/11/2024 15:23

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng giám đốc VTV

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng giám đốc VTV

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm được Thủ tướng điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Sự kiện - 01/11/2024 15:15

Ngành logistics Việt Nam chuyển đổi để bứt phá

Ngành logistics Việt Nam chuyển đổi để bứt phá

Không chỉ đối mặt với những khó khăn trong việc thay đổi mang tính lịch sử, ngành logistics Việt Nam còn phải đối mặt với sự chuyển đổi để phù hợp với xu thế mới.

Sự kiện - 01/11/2024 08:58

Tác động cuộc chiến Nga - Ukraine và cơ hội
giao thương, thu hút đầu tư của doanh nghiệp Việt

Tác động cuộc chiến Nga - Ukraine và cơ hội giao thương, thu hút đầu tư của doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh cuộc chiến Nga-Ukraine chưa có hồi kết, Việt Nam cần tận dụng cơ hội gia tăng các hoạt động giao thương và thu hút đầu tư dịch chuyển từ các nước nhằm gia tăng nhanh năng lực cung cấp hàng hóa được sản xuất từ Việt Nam…

Sự kiện - 01/11/2024 06:30