Dự án làm sạch kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè 11.000 tỷ: Bất thường lựa chọn nhà thầu?

Nhàđầutư
Ban Quản lý Đầu tư dự án Vệ sinh Môi trường TP.HCM bị "tố" lựa chọn nhà thầu dự án làm sạch kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè không phù hợp, không đánh giá dựa trên các yếu tố kỹ thuật và kinh tế dẫn đến những hậu quả khôn lường đối với dự án này.
BẢO LÂM
18, Tháng 04, 2019 | 19:43

Nhàđầutư
Ban Quản lý Đầu tư dự án Vệ sinh Môi trường TP.HCM bị "tố" lựa chọn nhà thầu dự án làm sạch kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè không phù hợp, không đánh giá dựa trên các yếu tố kỹ thuật và kinh tế dẫn đến những hậu quả khôn lường đối với dự án này.

Liên danh SUEZ – POSCO vừa có văn bản gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và TP.HCM khiếu nại về trong việc lựa chọn nhà thầu cho gói thầu "Thiết kế - xây dựng - vận hành Nhà máy Xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè" (TP.HCM), có nhiều uẩn khúc, bất thường.

Bất thường lựa chọn nhà thầu

Theo đơn vị này, gói thầu này là gói thầu lớn thuộc Dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM giai đoạn 2, sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) và vốn đối ứng, dự toán tương đương khoảng 261 triệu USD, tính cả đường ống thu gom nước thải là hơn 500 triệu USD. Đầu năm 2015, Ban Quản lý đầu tư Dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM (IMA) thông báo mời sơ tuyển nhưng phải đến đầu tháng 8/2017 mới chính thức mở thầu.

Có 5 nhà thầu chào giá nhưng kết quả chỉ có 3 liên danh nhà thầu nước ngoài có giá thấp hơn giá chào thầu được cân nhắc lựa chọn là: Liên danh Samsung - Kolon - TSK; Liên danh ACCIONA – VINCI và Liên danh SUEZ – POSCO. Giá dự thầu lần lượt của các nhà thầu là 186,8 triệu USD; 205,8 triệu USD và 215,4 triệu USD.

Theo phản ánh của Liên danh SUEZ – POSCO, các hồ sơ dự thầu không được đánh giá dựa trên các yếu tố kỹ thuật mà hoàn toàn dựa trên giá nên sau đó liên danh Samsung - Kolon – TSK được chấm trúng thầu. Tuy nhiên, kết quả này sau khi trình lên WB xem xét thì bị cơ quan này phản đối. Nguyên nhân nhà thầu này bị từ chối được cho là không đủ năng lực và vi phạm luật đấu thầu.

ca_chet_3

Cá chết hàng loạt ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Ảnh: Zing.

Sau đó, nhà thầu VINCI ACCIONA tiếp tục được IMA mời làm việc để xem xét trúng thầu. Ngày 13/3/2019, gói thầu "Thiết kế - xây dựng - vận hành Nhà máy Xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè" được IMA được thông tin là trao cho bên trúng thầu là VINCI ACCIONA.

Trong văn bản phát đi, Liên danh SUEZ – POSCO khẳng định việc đánh giá mới chỉ dựa trên giá trúng thầu; trong khi tại thời điểm mở thầu chênh lệnh về giá giữa liên danh ACCIONA – VINCI và liên danh SUEZ – POSCO khoảng 10 triệu USD (khoảng 4%).

Liên danh này cho rằng đây là sự chênh lệnh không đáng kể đối với một dự án đầu tư với nguồn kinh phí lớn và vòng đời trên 30 năm. Đặc biệt, giá mở thầu vào ngày 8/12/2017.

Đơn vị khiếu nại cho rằng từ thời điểm 2017 cho đến này thì giá vật liệu xây dựng đã trượt giá, mức lương công nhân cũng đã thay đổi. Với một dự án có nguồn kinh phí đầu tư lớn, trong điều kiện do công tác khảo sát ban đầu có nhiều hạn chế vì vậy việc phát sinh khối lượng trong quá trình thi công là không thể tránh khỏi

"Thông thường với những dự án tấm cỡ như thế này từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành thì giá quyết toán vượt trên dưới 10% với giá trúng thầu ban đầu là phổ biến, cá biệt có những dự án cũng đấu thầu quốc tế nhưng vượt gấp 1,5 hoặc cao hơn so với giá trúng thầu ban đầu (như đường sắt trên cao Hà Nội, đường tàu điện ngầm TP.HCM…)", đơn vị này dẫn chứng

Như vậy, trường hợp dự án này là dự án hợp đồng điều chỉnh giá thì việc chênh lệnh 4% đó là con số không lớn và chắc chắn khi kết thúc công trình con số này sẽ vượt lên. Việc chọn giá để lựa chọn nhà thầu trong trường hợp như thế này không còn ý nghĩa.

Về công nghệ, theo liên danh này, nội dung hồ sơ mời thầu tháng 6/2017 (phần 1 mục III trang 36) chỉ có 3 công nghệ được chấp nhận áp dụng cho công trình này gồm: CAS (bùn hoạt tính truyền thống); SBR (phản ứng sinh học theo mẻ); BF (lọc sinh học).

Trong hồ sơ dự thầu liên danh ACCIONA – VINCI đã sử dụng công nghệ MBBR nhưng vẫn được Ban quản lý dự án lựa chọn và giải thích rằng "vì MBBR thuộc nhóm công nghệ CAS nên MBBR là công nghệ được cho phép".

Tuy nhiên, việc tuyên bố này là không chính xác bởi theo các nghiên cứu của các chuyên gia độc lập trên thế giới thì công nghệ MBBR không thuộc nhóm công nghệ CAS. Ngoài ra, so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, công nghệ MBBR là công nghệ không được chấp nhận trong hồ sơ mời thầu.

Công nghệ MBBR không có công thức cụ thể sẵn vì mỗi nhà máy xử lý nước thải, theo công nghệ này phụ thuộc vào vật liệu, điều kiện thời tiết khí hậu, phương tiện được sử dụng. Trong trường hợp khác nếu công nghệ này được chấp nhận thì phải có nhà máy xử lý có công suất tương tự và đã hoạt động trong 3 năm.

Cũng theo phản ánh, thực tế liên danh ACCIONA – VINCI chưa từng xây dựng và quản lý nhà máy tương tự như yêu cầu của hồ sơ là nhà máy có lưu lượng lớn hơn hoặc bằng 240.000m3/ngày/đêm.

Các nguồn tham chiếu về MBBR hiện tại trên thế giới chỉ có ở Virginia & Rhode Island, Mỹ và đó là các nguồn tham chiếu của VEOLIA. Những nguồn tham chiếu này không đáp ứng được yêu cầu về kích thước tương tự hoặc với tiêu chuẩn xử lý tương tự.

Ai chịu trách nhiệm khi dự án bị kéo dài?

Bên cạnh đó, Liên danh SUEZ – POSCO cho biết thêm hiện có vấn đề về xung đột lợi ích với ACCIONA, một thành viên của liên danh ACCIONA – VINCI. Việc ACCIONA sử dụng công nghệ MBBR của VEOLIA được biết đến rộng rãi trong ngành. OTV, một thành viên của liên danh OTV-Daelim là công ty con của VEOLIA.

ca_chet_9

Sự chậm trễ trong lựa chọn nhà thầu dự án xử lý nước thải ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè khiến ô nhiễm trầm trọng hơn. Ảnh: Zing.

Do liên danh ACCIONA – VINCI sử dụng công nghệ, giấy phép và nguồn tham chiếu của VEOLIA, theo Điều 4.2 của thư mời thầu, thì đây là xung đột lợi ích tiềm năng bởi OTV cũng nộp hồ sơ dự thầu do dự án nhà máy xử lý nước thải kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, nhưng chưa được giải quyết.

Đơn vị gửi phản ánh phân tích tiếp, với ba vấn đề đã phân tích nêu trên và nếu những vấn đề này đã được đặt ra trong hồ sơ mời thầu, theo pháp luật thì liên danh ACCIONA – VINCI phải được loại bỏ trong đấu thầu.

"Bằng việc lựa chọn nhà thầu kể từ thời điểm mở thầu nhưng Ban Quản lý dự án đã kéo dài 2 năm (hơn một năm trình lựa chọn liên danh) Samsung nhưng rồi loại bỏ, đến nay lại tiếp tục lựa chọn nhà thầu liên danh ACCIONA – VINCI với nhiều vấn đề vướng mắc trong pháp luật. Việc này tốn bao nhiêu tiền của của nhân dân và mất uy tín với thế giới, ai sẽ chịu tránh nhiệm?", Liên danh SUEZ – POSCO nêu vấn đề.

Nói về trách nhiệm, trong bức thư gửi cho liên danh SUEZ – POSCO, ông Fook Chuan Eng với tư cách là trưởng nhóm nghĩa vụ của WV trong gói thầu viết: "Chúng tôi ghi nhận những vấn đề ông nêu trong cuộc trao đổi, nhưng chúng tôi cũng muốn nói rõ với ông rằng: Ngân hàng không chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến việc đấu thầu nêu trên".

Ông Fook Chuan Eng cũng nhấn mạnh như đã nêu rất rõ trong bản hướng dẫn đấu thầu của WB (hãy tham khảo khoản 2 điều 3 trong bản hướng dẫn), bên vay (trong trường hợp này cụ thể là TP.HCM và thực thể tham gia đấu thầu của họ - cơ quan quản lý đầu tư) sẽ là người chịu trách nhiệm về pháp lý cho việc đấu thầu này. Bên vay có quyền mời thầu, nhận hồ sơ thầu, đấu thầu và hợp đồng…”.

Gói thầu bước sang năm thứ 5 kể từ thời điểm mời sơ tuyển mà IMA vẫn chưa thể chọn được nhà thầu đúng nghĩa để thực hiện, khiến cho dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM giai đoạn 2 rơi vào bế tắc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nỗ lực cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường của TP.HCM cũng như công tác giải ngân.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24610.00 24930.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30551.00 31735.00 31684.00
HKD 3105.00 3117.00 3219.00
CHF 27051.00 27160.00 28008.00
JPY 159.87 160.51 167.97
AUD 15844.00 15908.00 16394.00
SGD 18015.00 18087.00 18623.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 17865.00 17937.00 18467.00
NZD   14602.00 15091.00
KRW   17.66 19.27
DKK   3523.00 3654.00
SEK   2299.00 2389.00
NOK   2259.00 2349.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ