Dự án chống ngập đình trệ, TP.HCM sẽ ngập nặng hơn?

Q.KHẢI - A.HỒNG - N.ẨN
07:21 10/05/2018

TP.HCM đã vào mùa mưa, mưa lớn liên tục hai ngày qua làm nhiều khu vực nội thị ngập sâu trong nước. Trong khi đó, các dự án chống ngập bị đình trệ.

chong ngap

Cống kiểm soát Bến Nghé do Công ty Trung Nam thực hiện đang tạm dừng thi công vì chưa được giải ngân (ảnh chụp chiều 8-5) - Ảnh: HỮU KHOA

Đáng chú ý, dự án chống ngập 10.000 tỉ - lớn nhất tại TP.HCM - vừa bị nhà đầu tư tuyên bố dừng thi công. Hai dự án chống ngập khác thoát nước cho sân bay Tân Sơn Nhất cũng "giậm chân tại chỗ".

Các sự cố này đang đe dọa nỗ lực chống ngập của TP.HCM trong mùa mưa năm nay và có nguy cơ kéo lùi quá trình chống ngập. Vì sao các dự án chống ngập gặp trục trặc ngay trước mùa mưa?

Dự án 10.000 tỉ đồng loạt dừng

Ngày 8-5, có mặt tại công trình thi công cống kiểm soát triều Tân Thuận - một trong số hạng mục của dự án "Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét tới biến đổi khí hậu" do Tập đoàn Trung Nam (Trung Nam Group) đầu tư, nơi đây khá im ắng.

Từ mép bờ phía quận 4 ra gần giữa kênh đã được thi công đóng các cọc sắt kéo dài gần 100m, lấn ra kênh Tẻ chừng 30m với nhiều cần cẩu, sà lan nằm bất động, vật tư bỏ ngổn ngang.

Cạnh đó, vài công nhân đang lục tục thu dọn hiện trường. Một hình ảnh hoàn toàn trái ngược khi trước đó mấy tháng, hàng trăm công nhân ở đây đã phải làm xuyên lễ, tết... để đảm bảo tiến độ.

Còn phía bờ quận 7, một hàng cọc sắt dài cũng đã được đóng lấn ra kênh nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy hạng mục này đang thi công.

Muốn di chuyển qua đoạn kênh này, các sà lan, canô buộc phải giảm tốc độ vì mặt kênh đã bị thu hẹp.

Anh Huỳnh Hữu Hùng, một người dân sống gần cầu Tân Thuận, cho biết: "Đường Trần Xuân Soạn cứ triều lên là ngập nặng.

Vì vậy khi nghe nhà đầu tư tuyên bố đến ngày 30-4 công trình sẽ hoàn thành, tuyến đường này không còn ngập nữa... dân mừng lắm. Vậy mà giờ công trình tạm ngưng, không biết còn kéo dài bao lâu nữa?".

Tại cống kiểm soát triều Bến Nghé nối quận 1 và quận 4, tình hình cũng không khả quan hơn, chỉ lèo tèo vài công nhân ở bảo vệ công trình.

Điều đáng nói, cống kiểm soát triều này chiếm dụng toàn bộ chiều ngang rạch Bến Nghé nên không ghe thuyền nào qua lại được trong giai đoạn thi công.

“TP.HCM coi việc chống ngập là chương trình đột phá nhưng nhìn lại các dự án chậm trễ, chưa triển khai được thì trở ngại chính là do thiếu tiền, không phải là vấn đề kỹ thuật. Nếu không tạo được nguồn lực, TP.HCM sẽ khó triển khai được các công trình chống ngập

Ông Hồ Long Phi (nguyên giám đốc Trung tâm nước biến đổi khí hậu Đại học Quốc gia TP.HCM)

Ảnh hưởng khắp nơi

Với mức đầu tư gần 10.000 tỉ đồng, dự án của Trung Nam được đầu tư 6 cống kiểm soát triều cùng gần 8km đê bao và là hợp phần trong quy hoạch thủy lợi chống ngập úng ở TP.HCM.

Mục tiêu của dự án là kiểm soát ngập do triều cường tại các quận 1, 4, 7, 8 và hai huyện Nhà Bè, Bình Chánh...

Không chỉ giải quyết ngập do triều, dự án còn được cho hỗ trợ chống ngập do mưa vì tại mỗi cống kiểm soát triều đều được trang bị máy bơm "khủng" để bơm nước mưa từ các kênh, rạch ra ngoài.

Theo cam kết của nhà đầu tư, nếu địa phương bàn giao mặt bằng sớm thì Trung Nam Group sẽ đưa toàn bộ công trình vào hoạt động đúng dịp 30-4-2018.

Tuy vậy tháng 2-2018, trong buổi gặp mặt báo chí, ông Nguyễn Tâm Tiến - tổng giám đốc Trung Nam Group - cho biết do chưa được bàn giao mặt bằng nên công trình không thể hoàn thành kịp như đã cam kết.

Đến cuối tháng 4-2018, nhà đầu tư lại có văn bản thông báo việc tạm dừng thi công toàn bộ công trình. Nguyên nhân do Ngân hàng BIDV chi nhánh Nam Sài Gòn dừng giải ngân tiền cho dự án.

Việc dự án chống ngập trên đột ngột ngừng thi công đã ảnh hưởng lớn đến khả năng chống ngập tại các quận 1, 4, 7, 8 cùng hai huyện Nhà Bè, Bình Chánh. Không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ chống ngập, dự án này tạm dừng kéo theo việc ảnh hưởng đến giao thông đường thủy.

Theo ông Phan Công Bằng - trưởng phòng quản lý giao thông thủy Sở GTVT TP.HCM, đa số các cống kiểm soát triều do Trung Nam Group triển khai đều nằm dưới sông, kênh lớn nên đã hạn chế việc di chuyển của tàu thuyền.

chong ngan 1

Đường Quốc Hương, P.Thảo Điền, Q.2, TP.HCM ngập nước trong cơn mưa chiều 8-5 - Ảnh: XUÂN HƯNG

Chưa biết khi nào thi công lại

Để tháo gỡ, mới đây ông Nguyễn Thành Phong - chủ tịch UBND TP.HCM - đã triệu tập một cuộc họp khẩn.

Theo đó, UBND TP cùng các đơn vị liên quan làm việc với BIDV cũng như Ngân hàng Nhà nước về việc xác định khối lượng thi công và giải ngân vì đây là dự án trọng điểm.

Riêng công tác đền bù giải tỏa, hiện có một số đoạn đê bao đi qua khu vực các doanh nghiệp đóng tàu ảnh hưởng đến quá trình sửa chữa.

Vì vậy, TP.HCM chỉ đạo các đơn vị liên quan họp bàn giải pháp tháo gỡ nhằm hài hòa lợi ích của Nhà nước và các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ngày 8-5, đại diện Trung Nam Group cho biết những vướng mắc trong giải ngân cho dự án vẫn chưa được giải quyết, vì vậy chưa xác định được thời gian dự án thi công trở lại.

Chiều 8-5, một lãnh đạo BIDV cho biết khoản tiền mà BIDV chi nhánh Nam Sài Gòn cho Trung Nam Group vay là khoản vay ưu đãi với lãi suất rất thấp với điều kiện BIDV sẽ được cấp bù phần chênh lệch lãi suất đó.

Quyết tâm xóa ngập nhưng "lô cốt" án ngữ

Từ năm 2016 đến 2020, TP.HCM đặt mục tiêu quyết tâm xóa ngập tại 40 đường.

Trong khi đó, hiện nay bước vào mùa mưa nhưng ở các đường có nguy cơ tăng thêm các điểm ngập khi có đến 127 "lô cốt" đang án ngữ trên 57 đường.

Tuy vậy, để BIDV giải ngân, UBND TP.HCM phải xác nhận khối lượng hoàn thành cho đơn vị thi công nhưng phía TP chưa ký xác nhận khối lượng hoàn thành, dẫn đến Ngân hàng Nhà nước không có cơ sở để làm thủ tục cấp bù lãi suất cho BIDV, do vậy BIDV dừng giải ngân.

Quy hoạch chống ngập cần đồng bộ

Ghi nhận thực tế cho thấy hiện TP.HCM đang triển khai công tác chống ngập theo 2 quy hoạch. Thứ nhất là quy hoạch thủy lợi chống ngập úng theo hướng ngăn triều, hỗ trợ thoát nước mưa bằng hệ thống bơm công suất lớn.

Theo quy hoạch này, TP.HCM sẽ xây tới 12 cống kiểm soát triều tại các cửa sông lớn và khoảng 170km đê bao.

Quy hoạch thứ 2 là đến năm 2020 phải đầu tư 6.000km cống nước từ các tuyến đường thoát ra sông, kênh rạch.

Theo một chuyên gia chống ngập, hai quy hoạch này cần có sự đồng bộ mới phát huy được hiệu quả, nghĩa là phải đầu tư đầy đủ hệ thống cống thoát nước để thu nước mưa đổ ra kênh rạch.

Từ đó, hệ thống máy bơm tại các cống kiểm soát triều sẽ bơm nước ra ngoài. Đến thời điểm hiện tại, TP.HCM đang triển khai 6 cống kiểm soát triều, khoảng 8km đê bao.

Trong khi đó, theo Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước, hiện chỉ mới đầu tư được 3.600km cống.

Hiện ở TP.HCM vẫn còn nhiều đường chưa có hệ thống thoát nước, vì vậy khi có mưa, nước không thoát xuống kênh, rạch được... dẫn đến hệ thống máy bơm "thất nghiệp".

"Vì vậy phải rà soát lại toàn bộ hai quy hoạch này để khớp nối với nhau" - chuyên gia này nhận định.

0508-xoa-ngap-saigon

Đồ họa: TẤN ĐẠT

Sẽ ngập nặng do mưa kết hợp triều cường

Theo chuyên gia dự báo thời tiết Lê Thị Xuân Lan, quan sát gần đây cho thấy tình hình mưa trùng với thời điểm triều cường tại TP.HCM gây ngập kéo dài ngày càng nhiều, xác suất lặp lại tình trạng này trong mùa mưa 2018 là rất cao.

Riêng trong những ngày tới mưa vẫn còn xảy ra, có nơi mưa vừa, mưa to, tập trung vào chiều tối.

(Theo Tuổi Trẻ)

  • Cùng chuyên mục
Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Thông tin được công bố tại Hội nghị giữa Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam để cho ý kiến về xây dựng văn kiện Đại hội lần thứ XXIII Đảng bộ TP. Đà Nẵng mới, nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra vào ngày 6/6.

Sự kiện - 08/06/2025 10:53

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo, quản lý UBND cấp xã mới phải đáp ứng được các yêu cầu của Bộ Chính trị, có năng lực lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý nhà nước, có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Sự kiện - 08/06/2025 06:47

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

Trong suốt nhiều năm qua, phát triển nhà ở xã hội luôn là một chủ trương đúng, mang đậm tính nhân văn, nhưng lại triển khai rất chật vật. Nguyên nhân không chỉ nằm ở thiếu vốn hay vướng mắc về quỹ đất, mà sâu xa hơn là thiếu một thể chế đủ cởi mở, đủ khích lệ để khu vực tư nhân thật sự nhập cuộc.

Sự kiện - 07/06/2025 10:30

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Ban Bí thư đã quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Ngọc Thuận, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Sự kiện - 06/06/2025 20:23

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Tiếp tục chuyến công tác ở Mỹ, phái đoàn do Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đã ký các thỏa thuận hợp tác thương mại nông sản trị giá 600 triệu USD.

Sự kiện - 06/06/2025 06:45

'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'

'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tiếp thu, bổ sung nhiều hành vi nghiêm cấm dữ liệu cá nhân trong đó có cấm mua, bán.

Sự kiện - 05/06/2025 14:21

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Sự kiện - 05/06/2025 08:43

Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Chính phủ ban hành Nghị định quy định Báo VietNamNet về trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo.

Sự kiện - 04/06/2025 18:48

Thủ tướng: Vướng về
thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'

Thủ tướng: Vướng về thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'

Với các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát phải tháo gỡ, "khó mấy cũng phải tháo gỡ", để biến thể chế thành lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, dành thêm hơn 20.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ ít nhất 3% ngân sách cho khoa học công nghệ.

Sự kiện - 04/06/2025 14:34

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?

Bám sát mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030, các chuyên gia vừa đưa ra nhận định về các kịch băn tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045.

Sự kiện - 04/06/2025 10:43

[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'

[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'

"Việc xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh mang nhiều ý nghĩa quan trọng như tăng tính minh bạch và công bằng trong quản lý thuế", Phó cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn nhận định.

Sự kiện - 04/06/2025 08:56

Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã bổ sung một số tiêu chí cụ thể làm định hướng cho việc thành lập đơn vị này, đồng thời giúp phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Sự kiện - 03/06/2025 17:54

Thủ tướng: Lập quỹ Nhà ở quốc gia ngay trong tháng 6

Thủ tướng: Lập quỹ Nhà ở quốc gia ngay trong tháng 6

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng chủ trì với các bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát, cắt giảm thủ tục rườm rà liên quan tới nhà ở xã hội; chủ trì nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ thành lập Quỹ nhà ở quốc gia, hoàn thành trong tháng 6.

Sự kiện - 03/06/2025 07:04

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý tài sản sau sắp xếp

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý tài sản sau sắp xếp

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện phương án xử lý tài sản sau sắp xếp, tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.

Sự kiện - 02/06/2025 12:00

Tiêu chí nào để lựa chọn tư nhân làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

Tiêu chí nào để lựa chọn tư nhân làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

Một số chuyên gia cho rằng, bất kỳ doanh nghiệp tư nhân nào đáp ứng được các tiêu chí: Công nghệ, kỹ thuật; năng lực tài chính và phương án huy động tài chính khả thi; năng lực quản trị và vận hành; khả năng kiểm soát rủi ro, đều có thể làm dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Sự kiện - 01/06/2025 08:38

Nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện Quỹ Nhà ở quốc gia

Nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện Quỹ Nhà ở quốc gia

Một số chuyên gia, doanh nghiệp kiến nghị có thể sử dụng những dự án nhà ở tái định cư hoặc loại hình khác nhưng chưa triển khai, chưa sử dụng hiệu quả, để làm NOXH.

Sự kiện - 31/05/2025 10:05