Đồng bằng sông Cửu Long phải làm gì để thoát khỏi cảnh 'giải cứu nông nghiệp'?

Nhàđầutư
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vùng trọng điểm sản xuất nông sản phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều mặt hàng nông sản của vùng này liên tục rớt giá, tắc đầu ra, các địa phương phải kêu gọi người tiêu dùng cả nước chung tay "giải cứu", vì sao?
AN HÒA
10, Tháng 03, 2023 | 06:55

Nhàđầutư
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vùng trọng điểm sản xuất nông sản phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều mặt hàng nông sản của vùng này liên tục rớt giá, tắc đầu ra, các địa phương phải kêu gọi người tiêu dùng cả nước chung tay "giải cứu", vì sao?

trong sau rieng

Diện tích trồng sầu riêng "tăng nóng" tiềm ẩn rủi ro cao khi thị trường thừa hàng, dội chợ. Ảnh TL

Điệp khúc "trồng rồi chặt"

Chia sẻ tại Diễn đàn 970 do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PNTN) và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 8/3, đại diện Công ty thương mại Sunwah (tại TP.Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) cho biết, do sầu riêng Việt Nam được cấp phép xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc muộn hơn so với Thái Lan, Malaysia. Do vậy mà ở thị trường Trung Quốc hiện nay, thương hiệu sầu riêng của Malaysia và Thái Lan mạnh hơn sầu riêng Việt Nam.

Hai quốc gia này cũng có nền tảng sản xuất, đóng gói, quy trình xuất khẩu sầu riêng quy mô lớn hơn Việt Nam, giá bán cũng rẻ hơn sầu riêng Việt Nam khoảng 20%. Bên cạnh đó, Thái Lan, Malaysia cũng đang khuyến khích nông dân trồng sầu riêng tiếp tục tăng sản lượng, nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh. Do đó, sầu riêng Việt Nam muốn mở rộng thị phần tại Trung Quốc thì cũng phải nâng cao sức cạnh tranh trong thời gian tới.

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), sau khi ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc vào tháng 7/2022, đến nay Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã cấp 246 mã số vùng trồng và 97 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu.

Trong khi theo ước tính đến hết năm 2022, diện tích trồng sầu riêng trong cả nước đã tăng lên khoảng 110.000 ha, vượt xa so với định hướng phát triển khoảng 65.000 - 75.000 ha đến năm 2025. 

Với phong trào ùn ùn phá bỏ cây trồng khác để trồng sâu riêng, Cục Trồng trọt đã đưa ra cảnh báo diện tích cây sầu riêng tăng ồ ạt, thiếu kiểm soát có nguy cơ dẫn đến những hậu quả khó lường, khi cung vượt quá cầu.

TS Võ Hữu Thoại, Viện trưởng Viện cây ăn quả miền Nam cho biết, hiện thị trường Trung Quốc mới chỉ cấp phép mã số vùng trồng sầu riêng chiếm 5% diện tích nhưng diện tích trồng sầu riêng lại tăng "quá nóng". Có những vùng đất không thích hợp trồng sầu riêng như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên…bà con cũng phá bỏ cây trồng khác để trồng sầu riêng.

"Cây sầu riêng nếu được trồng bằng giống tốt, chăm sóc kỷ thì cũng phải mất 4 - 5 năm mới bắt đầu cho trái; chi phí trồng mỗi cây sầu riêng đến khi cho trái mất hơn 7 triệu đồng/cây; mỗi ha phải đầu tư lên đến hàng tỷ đồng, nếu khi thu hoạch bán không được giá thì rủi ro cho người trồng sầu riêng là rất lớn", TS Thoại cảnh báo.

Những ngày cuối tháng 2, đầu tháng 3 này, cam sành được bày bán tràn ngập các ngả đường, vỉa hè, phố phường miền Tây với giá bán "rẻ như cho" mà vẫn ế.

Không riêng gì cam sành mà nhiều loại nông sản khác tại vùng ĐBSCL như khoai lang, dưa hấu, thanh long…cũng thường xuyên phải "giải cứu".

Điệp khúc "được mùa, mất giá; được giá mất mùa, trồng rồi chặt" liên tiếp lặp lại. Nguyên nhân là do cung vượt cầu khi phát triển diện tích nuôi, trồng tự phát; thị trường tiêu thụ biến động không lường trước được.

cam

Người trồng cam sành tại ĐBSCL thua lỗ nặng vì đầu ra khó khăn, giá bán giảm mạnh. Ảnh HX

Làm gì để thoát khỏi cảnh "giải cứu nông nghiệp"?

Là doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong xuất khẩu mặt hàng trái cây tại khu vực ĐBSCL, bà Ngô Tường Vy, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu cho rằng, ĐBSCL có lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước rất thích hợp phát triển nông nghiệp.

Vùng này cũng nhiều tiềm năng trong phát triển diện tích trồng cây ăn trái. Trái cây nhiệt đới vùng ĐBSCL cũng được nhiều quốc gia nhập khẩu đánh giá rất cao.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc quy hoạch vùng trồng, tổ chức sản xuất, bảo quản, chế biến mặt hàng cây ăn quả còn rất nhiều hạn chế. Nhiều mặt hàng thị trường cần số lượng lớn thì ta không đáp ứng được, cùng với đó là chất lượng chưa ổn định nên có tình trạng chỉ xuất khẩu được một vài lô hàng thì lại phải dừng lại.

Theo bà Vy, để sản xuất bền vững với đầu ra ổn định, chúng ta cần xem xét và lựa chọn ra 5 sản phẩm trái cây là thế mạnh, có tiềm năng cao để xây dựng chiến lược phát triển những loại trái này thành đại điện cho thương hiệu trái cây Việt Nam, làm tiền đề phát triển sản phẩm "Made in Vietnam" trong 5 năm tới.

Bước đầu có thể chọn 5 loại trái cây là sầu riêng, xoài, bưởi, chanh dây, dừa. Gắn vùng nguyên liệu 5 loại trái cây này với doanh nghiệp xuất khẩu, khép kín chuỗi sản xuất, chế biến, xuất khẩu.

Bên cạnh đó, là việc quy hoạch lại vùng nguyên liệu, lựa chọn giống cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của từng địa phương, quản lý chặt chẽ và có chế tài cho việc phát triển giống cây trồng để tránh việc nông dân trồng đại trà, trồng theo xu hướng gây khó khăn trong vấn đề quản lý canh tác và phát triển những loại trái cây không phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, tạo ra sản phẩm không chất lượng làm ảnh hưởng chung đến chất lượng sản phẩm quốc gia.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng ngành nông nghiệp khu vực ĐBSCL đang đứng trước 3 biến rất lớn đó là biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng.

"Thị trường vận động theo quy luật cung - cầu, khi chúng ta không thể thay đổi được thị trường, thì phải tự thay đổi, linh hoạt, phù hợp với thị trường, bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái ta đang có", Bộ trưởng Hoan nhấn mạnh.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng cho biết, năm 2023, được Bộ NN&PTNT xác định là năm chuẩn hóa lại toàn bộ công tác quản lý nhà nước, trong đó chuẩn hóa từ khâu sản xuất đến cung ứng, logistics, hợp tác với các thị trường, trong đó nhấn mạnh vai trò kiến tạo của cơ quan quản lý và vai trò dẫn dắt của các doanh nghiệp đầu đàn trong chuỗi ngành hàng. Đặc biệt là Bộ NN&PTNT cũng đã tham mưu cho Chính phủ về việc xây dựng, hoàn thiện luật bảo hiểm nông nghiệp nhằm chia sẻ rủi ro cho người nông dân, đồng thời cũng là công cụ định hướng sản xuất.

"Bây giờ chúng ta sẽ không ngẫu hứng nữa, tất cả sẽ phải chuẩn hóa, phải minh bạch để tất cả các nhà nhập khẩu thấy rằng chúng ta đang chuyên nghiệp hóa nền sản xuất", Bộ trưởng Hoan nói.

Năm 2023, Bộ NN&PTNT đề ra mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt kim ngạch 55 tỷ USD, tăng từ 3 - 3,5% so với năm 2022. Trong đó, các mặt hàng được kỳ vọng đem lại kim ngạch cao đứng đầu là lâm sản chính với 17,5 tỷ USD, thủy sản với 12 tỷ USD, tiếp theo là cà phê, gạo, rau quả, hạt điều, cao su…, Hàng năm,vùng ĐBSCL đóng góp trên 90% sản lượng gạo, 65% sản lượng thủy sản, 70% sản lượng trái cây cho xuất khẩu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ