Donald Trump siết vòng vây, Trung Quốc buộc soi lại mình

H. TÚ
15:35 26/10/2019

Trung Quốc dồn dập thực hiện cải cách trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang đối mặt với nguy cơ suy giảm tăng trưởng nghiêm trọng và đối đầu với nước Mỹ của ông Donald Trump trong nhiều lĩnh vực, trong đó có thương mại.

Trung Quốc dồn dập cải cách

Trung Quốc đồng loạt cải cách trong bối cảnh nền kinh tế nước này đối mặt với nguy cơ suy giảm tăng trưởng nghiêm trọng và đối đầu với nước Mỹ của ông Donald Trump trong nhiều lĩnh vực, trong đó có thương mại.

Với 8 cải cách, Trung Quốc đã cải thiện quy định trong hầu hết các lĩnh vực được đánh giá trong Báo cáo Môi trường Kinh doanh và là nền kinh tế thực hiện nhiều cải cách nhất trong khu vực.

Bắc Kinh đã đơn giản hóa các yêu cầu đối với xây dựng cơ bản và thủ tục cấp thoát nước, đồng thời cắt giảm thời gian xử lý các thủ tục cấp phép thêm 44 ngày. Công tác xây dựng hiện nay được đảm bảo an toàn hơn nhờ thi hành chặt chẽ các quy định về giám sát kỹ thuật. Bên cạnh đó, quy trình kết nối lưới điện cho kho bãi cũng được cải thiện, biểu giá điện được minh bạch hóa. Trung Quốc cũng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận thị trường quốc tế thông qua triển khai cơ chế khai báo hàng hóa trước, nâng cấp cơ sở hạ tầng cảng biển, tối ưu hóa thủ tục hải quan và công khai biểu phí.

doi-mat-donald-trump-trung-quoc-vao-cuoc-dua-moi-2

Ảnh minh họa.

Trong khi đó, Myanmar tăng cường kiểm soát chất lượng xây dựng, cải thiện cơ sở hạ tầng nước sạch vệ sinh và tăng cường hiệu quả quy trình xin cấp phép xây dựng, đưa nước này lên vị trí thứ 46 về chỉ số cấp phép xây dựng. Ngoài ra, Myanmar cũng bắt đầu công bố các báo cáo đo lường hiệu suất để giảm tranh chấp hợp đồng và áp dụng đăng ký doanh nghiệp trực tuyến.Indonesia và Myanmar đã thực hiện 5 cải cách, đa phần đều liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể, Indonesia bắt đầu áp dụng hệ thống nộp đơn và thanh toán trực tuyến đối với các loại thuế phổ biến và triển khai hệ thống quản lý hồ sơ điện tử cho thẩm phán. Các cơ quan chức năng cũng tăng cường xử lý trực tuyến tờ khai hải quan xuất khẩu, giảm thời gian hoàn thành thủ tục xuất khẩu tại cửa khẩu thêm 7 giờ.

Với 3 lĩnh vực cải cách trong năm qua, Philippines tiếp tục giữ vững đà phát triển. Một trong số những cải cách đã được thực hiện là xóa bỏ yêu cầu vốn tối thiểu đối với các doanh nghiệp trong nước. Quốc gia này cũng đơn giản hóa quy trình cấp giấy chứng nhận sử dụng đất.

Brunei, Lào, Papua New Guinea và Việt Nam đều tiến hành 2 cải cách. Brunei bắt đầu công bố các báo cáo đo lường hiệu suất của Tòa phúc thẩm Bandar Seri Begawan. Trong khi đó, Lào đã cải thiện chỉ số tiếp cận điện năng thông qua việc triển khai hệ thống Kiểm soát giám sát và thu thập dữ liệu tự động (SCADA) nhằm theo dõi tình trạng mất điện và khôi phục kết nối. Việt Nam nâng cấp hạ tầng thông tin của Tổng cục Thuế, hỗ trợ doanh nghiệp nộp thuế dễ dàng hơn.

Nhìn chung, các nền kinh tế trong khu vực đều tập trung cải cách lĩnh vực cấp phép xây dựng với 7 cải cách và khởi sự kinh doanh với 5 cải cách.

Các nền kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương đạt kết quả tương đối tốt trong các chỉ số tiếp cận tín dụng, tiếp cận điện năng và cấp phép xây dựng. Thủ tục cấp nối điện cho một cơ sở mới xây dựng trong khu vực này là 63 ngày, ít hơn gần 12 ngày so với mức trung bình của các nền kinh tế OECD. Tương tự, quy trình cấp phép xây dựng ở các quốc gia Đông Á - Thái Bình Dương ngắn hơn 20 ngày so với các nền kinh tế OECD.

Tuy nhiên, khu vực này vẫn còn ghi nhận nhiều yếu kém trong một số lĩnh vực như giải quyết tranh chấp hợp đồng, đây là lĩnh vực cần áp dụng các thông lệ quốc tế bao gồm các hệ thống thay thế giúp giải quyết tranh chấp và thành lập các tòa án thương mại chuyên biệt. Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua tòa án sơ thẩm địa phương có chi phí trung bình lên tới 47,2% giá trị khiếu nại, cao hơn gấp đôi mức trung bình là 21,5% của các nền kinh tế OECD.

Cải cách thuế của Việt Nam được ghi nhận

Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2020 (Doing Business 2020) mới công bố của Nhóm Ngân hàng Thế giới, World Bank (WB) cho thấy các nền kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương tiếp tục có nhiều cải cách về môi trường kinh doanh, trong đó Singapore, đặc khu Hong Kong,... và Trung Quốc nằm trong top những nước cải cách nhiều nhất.

Theo báo cáo, các nền kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đã tiến hành 33 chương trình cải cách về môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, xét về tổng thể tốc độ cải cách đang chậm lại.

Cụ thể, trong 12 tháng tính đến 1/5/2019, số cải cách trong khu vực đã giảm đi 10. Trong tổng cộng 25 nước và vùng lãnh thổ trong khu vực, chỉ có 12 nước có cải cách trong năm vừa qua, trong đó có những gương mặt nổi bật như Singapore, Hong Kong, Trung Quốc, Đài Loan Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam,...

Singapore và Hong Kong tiếp tục xếp vị trí cao về mặt cải cách. Trong khi đó, Trung Quốc cũng ở vị trí nổi bật, với 8 chương trình cải cách. Đây là năm thứ hai liên tiếp Trung Quốc nằm trong top 10 nền kinh tế cải thiện nhiều nhất.

Trong tổng số 190 nền nền kinh tế được khảo sát, Việt Nam xếp hạng thứ 70, giảm 1 bậc so với năm ngoái.

Năm nay, Việt Nam thực hiện được 2 cải cách, trong đó rất nhiều cải cách về thuế của Việt Nam đã được ghi nhận. Chỉ số nộp thuế của Việt Nam tăng 22 bậc trên toàn cầu, từ vị trí 131 lên vị trí 109. Thời gian nộp thuế giảm từ 498 xuống 384 giờ, số lần nộp thuế giảm 4 lần...

doi-mat-donald-trump-trung-quoc-vao-cuoc-dua-moi-1

Bảng xếp hạng Doing Business 2020.

Ngoài ra, rất nhiều ứng dụng công nghệ thông tin đã được đưa vào hệ thống ngành thuế để cắt giảm, đơn giản hóa nhiều khâu trong quy trình quản lý và tạo thêm dư địa để cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và người dân trong thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

Bà Rita Ramalho, Giám đốc Cấp cao Nhóm Chỉ số Toàn cầu Ngân hàng Thế giới, nhận xét: “Những động lực cải cách ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương tiếp tục được duy trì, trong đó có một số quốc gia đạt những thành tích nổi bật như Trung Quốc. Cải cách liên tục là chìa khóa để cải thiện môi trường kinh doanh trong nước và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân.”

(Theo Vietnamnet)

  • Cùng chuyên mục
Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sự kiện - 20/11/2024 22:56

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

Nhìn từ bài học 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm tiến độ nhiều năm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, để làm đường sắt tốc độ cao, chúng ta cần làm chủ, tránh phục thuộc vào công nghệ từ thời điểm đầu tư cho đến khi vận hành, khai thác.

Sự kiện - 20/11/2024 20:07

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Sự kiện - 20/11/2024 17:49

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND TP. Hà Nội. Ban ban chỉ đạo có nhiệm vụ ban hành, thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội năm 2025 và các năm tiếp theo theo từng ngành, lĩnh vực của thành phố.

Sự kiện - 20/11/2024 11:11

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững​.

Sự kiện - 20/11/2024 10:12

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024.

Sự kiện - 20/11/2024 09:32

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa 'trợ lý ảo' vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa "trợ lý ảo" vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week – VIDW 2024) do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức được xoay quanh chủ đề chính về “Trợ lý ảo" và phát triển AI

Sự kiện - 20/11/2024 07:00

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Phát biểu tại Hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.

Sự kiện - 20/11/2024 06:40

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.

Sự kiện - 19/11/2024 23:28

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 23:27

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Sự kiện - 19/11/2024 20:56

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn.

Sự kiện - 19/11/2024 19:31

Hà Nội thông qua Đề án Giao thông thông minh Thủ đô

Hà Nội thông qua Đề án Giao thông thông minh Thủ đô

Đề án là định hướng phương án hình thành hệ thống giao thông thông minh cho Hà Nội theo giai đoạn; trong đó có việc hình thành Trung tâm Quản lý điều hành giao thông chung của Thủ đô vào năm 2025.

Sự kiện - 19/11/2024 17:48

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Những nội dung về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cho các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua sẽ góp phần cho địa phương, đơn vị giải quyết đã giảm thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời các người dân, doanh nghiệp.

Sự kiện - 19/11/2024 15:55

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm.

Sự kiện - 19/11/2024 14:58

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.

Sự kiện - 19/11/2024 14:24