Doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc đứng trước tương lai bất định

Nhàđầutư
Cộng đồng nhà đầu tư toàn cầu gần đây tìm cách bán tháo hàng loạt cổ phiếu của doanh nghiệp Trung Quốc.
VIỆT LÂM
14, Tháng 11, 2022 | 18:01

Nhàđầutư
Cộng đồng nhà đầu tư toàn cầu gần đây tìm cách bán tháo hàng loạt cổ phiếu của doanh nghiệp Trung Quốc.

Động thái trên diễn ra sau Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) khi Chủ tịch Tập Cận Bình cho thấy rất ít hoặc không có ý định thúc đẩy hơn nữa các cải cách kinh tế và một số nhà cải cách bị đưa vào "vùng nước lặng" hoặc nghỉ hưu, theo tờ SCMP.

alibaba - cnbc

Cổ phiếu của các “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc đồng loạt giảm sâu sau Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ảnh: CNBC

Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra từ ngày 16-22/10. Đại hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức 5 năm một lần. Sau Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cổ phiếu của các "gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc đồng loạt giảm sâu trong phiên giao dịch ngày 24/10. Đơn cử, cổ phiếu Alibaba and Tencent đóng cửa "bay hơi" hơn 11% ở thị trường châu Á. Tương tự, "gã khổng lồ" tìm kiếm internet Baidu chứng kiến cổ phiếu giảm tới 12%, còn cổ phiếu của Meituan - nền tảng giao đồ ăn trực tuyến lớn nhất Trung Quốc - lao dốc hơn 14%.

Tianlei Huang và Nicolas Véron, hai nhà phân tích của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE), bình luận trên tờ SCMP rằng diễn biến bán tháo cổ phiếu trên sẽ kéo dài thời kỳ khốn đốn của thị trường chứng khoán vốn đã bắt đầu vào mùa hè năm 2021 sau khi Bắc Kinh "nắn gân" pháp lý đối với các công ty công nghệ. Diễn biến trên cũng gia tăng bất ổn đối với lĩnh vực bất động sản và lo ngại tác động của việc thực thi chính sách zero-Covid khắc nghiệt của Trung Quốc.

Quả thật, các nhà đầu tư toàn cầu có lý do để lo ngại. Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, một mặt, thắt chặt kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế và thường tuyên bố ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước "mạnh hơn, tốt hơn và lớn hơn", nhưng lại không cải cách mạnh mẽ đối với khu vực doanh nghiệp này, hệ quả là tăng trưởng chững lại.

Mặt khác, khu vực tư nhân đã tham gia sâu hơn vào nền kinh tế Trung Quốc trong thập kỷ qua, nhờ vào sự năng động ấn tượng của các doanh nhân và người lao động. Tuy còn quá sớm để khẳng định chắc chắn về sức mạnh thống trị của khu vực tư nhân, nhưng khu vực này đang cho thấy sự phát triển có tính bước ngoặt.

Để có cái nhìn rõ ràng hơn về xu hướng cấu trúc của doanh nghiệp Trung Quốc, hai chuyên gia Tianlei Huang và Nicolas Véron từ Viện Kinh tế Quốc tế Peterson đã tiến hành phân tích chuyên sâu về các công ty lớn nhất của Trung Quốc đại lục trong giai đoạn 2010 - 2020, thời kỳ ghi dấu ấn đậm nét lãnh đạo của ông Tập Cận Bình.

Kết quả phân tích cho thấy đã có sự gia tăng gần như liên tục của cổ phiếu khu vực tư nhân, đặc biệt các công ty lớn nhất Trung Quốc đã lọt vào bảng xếp hạng Fortune Global 500, và giá trị thị trường của 100 công ty niêm yết có giá trị nhất Trung Quốc tăng trưởng mạnh cho đến cuối năm 2020.

Trong đó, khu vực tư nhân được chọn phân tích là các công ty mà nhà nước Trung Quốc nắm giữ dưới 10% tổng vốn chủ sở hữu và quyền biểu quyết, còn tất cả các công ty khác được xác định là một phần của khu vực nhà nước. Sự phân loại này nhìn chung ổn định theo thời gian vì cả tư nhân hóa và quốc hữu hóa đều không diễn ra thường xuyên ở Trung Quốc, ít nhất là trong số các công ty lớn nhất.

Xét về tổng doanh thu, tỷ trọng đóng góp của khu vực tư nhân tăng từ mức cơ bản không tồn tại vào cuối những năm 2000 lên gần 20% vào năm 2020, trước khi giảm nhẹ xuống 17% vào năm ngoái, chủ yếu là do giá hàng hóa cao hơn và các yếu tố khác.

Các công ty lớn thuộc khu vực tư nhân của Trung Quốc đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại điện tử và sản xuất công nghệ cao, và có các lĩnh vực khác như hóa dầu, luyện kim, thiết bị, dệt may và ô tô.

Riêng các công ty tư nhân niêm yết, họ đã tạo ra giá trị đáng kể, tính từ khi ông Tập Cận Bình lãnh đạo Trung Quốc. Cụ thể, từ cuối năm 2010 đến giữa năm 2021, tổng giá trị thị trường của các công ty tư nhân trong số 100 công ty niêm yết hàng đầu Trung Quốc đã tăng gấp 20 lần, trong khi tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp nhà nước chỉ tăng 37%.

Cũng trong giai đoạn cuối năm 2010 đến giữa năm 2021, tỷ trọng của khu vực tư nhân trong tổng giá trị thị trường của 100 công ty niêm yết hàng đầu của Trung Quốc đã tăng từ 8% lên 55%, một sự thay đổi đáng kinh ngạc trong bức tranh doanh nghiệp Trung Quốc.

Một số công ty tư nhân đi đầu chắc chắn đã được hưởng lợi từ sự hỗ trợ và kết nối của nhà nước Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đang cạnh tranh hiệu quả với các doanh nghiệp nhà nước và thậm chí một số lĩnh vực kinh doanh đang phát triển mạnh mẽ đằng sau sự nổi lên của các doanh nghiệp tư nhân đó.

Tuy nhiên, giá trị của khu vực tư nhân đã bị đảo ngược đáng kể từ giữa năm 2021. Từ thời điểm đó đến cuối tháng 9/2022, các công ty tư nhân niêm yết trong nhóm 100 công ty hàng đầu của Trung Quốc đã "bốc hơi" hơn một nửa giá trị thị trường, chủ yếu là do các biện pháp quản lý của nhà nước, đặc biệt các "gã khổng lồ" internet của nước này chứng kiến giá trị thị trường giảm mạnh.

Về mặt tương đối, thị phần giá trị thị trường của khu vực tư nhân trong số 100 công ty niêm yết hàng đầu của Trung Quốc cũng giảm sâu, từ 55% vào giữa năm 2021 xuống còn 41% vào cuối tháng 9/2022. Bằng thước đo này, vị trí của khu vực tư nhân trong số các doanh nghiệp niêm yết được xếp hạng hàng đầu Trung Quốc hiện đã gần như trở lại vị trí cũ vào cuối năm 2019.

Tính đến cuối tháng 9/2022, các công ty phát triển nền tảng internet chỉ chiếm 44% tổng giá trị các công ty tư nhân niêm yết ở Trung Quốc, giảm mạnh từ mức 73% ghi nhận vào cuối năm 2016. Trong khi đó, các công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực pin và xe điện, nước đóng chai, gia vị thực phẩm, tấm pin mặt trời, thiết bị y tế… vẫn đạt giá trị vốn hóa cao.

Tuy kết quả nghiên cứu của hai chuyên gia Tianlei Huang và Nicolas Véron từ Viện Kinh tế Quốc tế Peterson đã chỉ ra mức độ đảo ngược của khu vực tư nhân Trung Quốc kể từ giữa năm 2021. Nhưng trên thực tế, khu vực này vẫn đang lớn mạnh và đa dạng hơn nhiều so với thời kỳ ông Tập Cận Bình bắt đầu lãnh đạo Trung Quốc. Sự suy yếu gần đây của khu vực tư nhân này là tạm thời hay lâu dài, thì vẫn cần phải xem xét kỹ lưỡng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24810.00 24830.00 25150.00
EUR 26278.00 26384.00 27554.00
GBP 30717.00 30902.00 31854.00
HKD 3125.00 3138.00 3240.00
CHF 26952.00 27060.00 27895.00
JPY 159.41 160.05 167.39
AUD 16033.00 16097.00 16586.00
SGD 18119.00 18192.00 18729.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17923.00 17995.00 18523.00
NZD   14756.00 15248.00
KRW   17.51 19.08
DKK   3529.00 3658.00
SEK   2286.00 2374.00
NOK   2265.00 2354.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ