Doanh nghiệp phân bón kỳ vọng tháo gỡ nút thắt 6 năm

Nhàđầutư
Suốt 6 năm qua, luật Thuế 71/2014/QH13 khiến doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước gặp khó khăn do không được khấu trừ thuế GTGT, khiến giá thành tăng và lợi nhuận giảm, bất lợi trong cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu cùng loại.
PHƯƠNG LINH
23, Tháng 10, 2020 | 16:11

Nhàđầutư
Suốt 6 năm qua, luật Thuế 71/2014/QH13 khiến doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước gặp khó khăn do không được khấu trừ thuế GTGT, khiến giá thành tăng và lợi nhuận giảm, bất lợi trong cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu cùng loại.

1211

Doanh nghiệp sản xuất phân bón phản ánh Luật 71/2014/QH13 gây thiệt hại lớn cho chính các doanh nghiệp và cả người nông dân

Doanh nghiệp phân bón chờ chính sách

Khó khăn đến với các doanh nghiệp phân bón vào năm 2015 khi Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các luật về thuế, theo đó, quy định phân bón, đang thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với thuế suất 5%, được xếp vào mặt hàng không chịu thuế giá trị gia tăng.

Quy định này dẫn đến việc doanh nghiệp phân bón không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) của hàng hoá, dịch vụ mua vào (kể cả thuế giá trị gia tăng của hàng hóa mua vào hoặc nhập khẩu để tạo tài sản cố định) phục vụ cho hoạt động sản xuất phân bón, mà phải tính vào chi phí sản phẩm, khiến giá thành tăng và lợi nhuận giảm.

Luật thuế 71 quy định, phân bón là đối tượng không chịu thuế GTGT, với mục tiêu hạ giá thành phân bón cho nông dân, thúc đẩy sản xuất nội địa.

Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy tác động ngược của chính sách. Cụ thể, do không chịu thuế GTGT nên doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT của nguyên vật liệu, dịch vụ dùng cho sản xuất phân bón, dẫn tới chi phí sản xuất phân bón tăng lên. Doanh nghiệp phải tính phần thuế GTGT không được khấu trừ vào chi phí giá thành sản phẩm, làm giá thành phân bón tăng lên, giảm sức cạnh tranh với phân bón nhập khẩu.

Phân bón nhập khẩu, đặc biệt là phân bón nhập từ Trung Quốc một mặt không phải chịu thuế GTGT 5%, một mặt được hưởng ưu đãi thuế suất xuất khẩu phân bón 0%, lại được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT cho nguyên vật liệu, dịch vụ sản xuất. Do vậy, có lợi thế cạnh tranh về giá bán, dẫn đến nhập khẩu phân bón tăng, làm gia tăng nhập siêu. Khi sản xuất phân bón trong nước phải thu hẹp quy mô, sản lượng sản xuất trong nước không đủ để giúp Nhà nước điều tiết và quản lý giá khi giá phân bón thế giới biến động tăng, nông dân đã phải mua phân bón với giá đắt.

Theo thống kê của Hiệp hội Phân bón Việt Nam (VNFAV), với quy mô ngành phân bón trên 100.000 tỷ đồng hàng năm và tỷ lệ thuế toàn ngành không được khấu trừ ở mức 5% (từ năm 2015, theo Luật Thuế 71/2014/QH13, mặt hàng phân bón từ diện áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% sang đối tượng không chịu thuế GTGT) thì các đơn vị toàn ngành gánh chịu 3.000-4.000 tỷ đồng/năm. Đây là con số rất lớn nếu xem xét đến lợi nhuận sau thuế của các đơn vị trong ngành trong giai đoạn 5 năm qua.

Thống kê của Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho thấy lợi nhuận sau thuế (LNST) từ 10 đơn vị của ngành phân bón trong nước có xu hướng giảm mạnh. Năm 2015, LNST của các đơn vị là 1.792 tỷ đồng nhưng đến năm 2019 giảm còn 1.161 tỷ đồng (tương đương mức giảm 35% so với năm 2015) và theo kế hoạch SXKD công bố của các đơn vị thì LNST của 10 đơn vị năm 2020 chỉ còn 620 tỷ đồng (tương đương mức giảm 65% so với năm 2015).

Đơn cử, theo BCTC hợp nhất 2019 đã soát xét của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (mã: DCM), LNST của công ty đạt 427,7 tỷ đồng, giảm gần 40% so với năm 2015. Tại Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - Đạm Phú Mỹ (mã: DPM), năm 2019 đơn vị này đạt 388,8 tỷ đồng LNST, giảm còn 1/4 so với năm 2015. Hay như Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền (mã: BFC), năm 2019 BFC đạt 131,4 tỷ đồng LNST, giảm 1 nửa so với năm 2015.

Cú "huých" pháp lý

Trao đổi với PV Nhadautu.vn, ông Phùng Hà - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, Luật thuế 71 từ khi có hiệu lực đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp. 

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động ảnh hưởng từ chính sách thuế đến triển vọng phát triển của ngành, của đơn vị, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã đề xuất với các bộ, ngành kiến nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội xem xét, thông qua việc điều chỉnh, sửa đổi bổ sung. Theo đó sớm đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế VAT từ 0% đến 5% là điều hết sức cấp thiết đối với các đơn vị trong ngành.

"Sau khi bàn bạc, chúng tôi đồng ý mức đề xuất thuế VAT 5% là phù hợp nhất, bởi với mức này nhà nước có thể thu đủ thuế và công bằng lợi ích cho tất cả các bên", ông Phùng Hà nói.

Mới đây, Bộ Tài chính đã có Tờ trình số 182/TTr-BTC ngày 9/10/2020 về Dự án Nghị quyết của Quốc hội sửa thuế suất giá trị gia tăng đối với phân bón theo hướng từ mặt hàng không chịu thuế sang mặt hàng có chịu thuế.

Theo đó, để hỗ trợ ngành sản xuất phân bón trong nước vượt qua khó khăn hiện nay, góp phần tăng sức cạnh tranh của mặt hàng phân bón, Bộ Tài chính cho rằng cần thiết phải ban hành Nghị quyết của Quốc hội về chính sách thuế GTGT để hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp sản xuất phân bón.

Bộ Tài chính đề nghị chuyển phân bón sang đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 5%.

Việc quy định mặt hàng phân bón thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 5% là áp dụng ở tất cả các khâu: nhập khẩu, sản xuất, bán buôn, bán lẻ đến tay người tiêu dùng, do đó tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa phân bón sản xuất trong nước với phân bón nhập khẩu cùng loại.

Nhiều chuyên gia ước tính, đánh giá hiệu quả từ lợi ích mà nhà nước thu được từ việc áp dụng mức thuế XNK, thuế tự vệ và không áp thuế VAT phân bón so với thiệt hại của doanh nghiệp và nông dân đang phải chịu cho thấy, ngân sách nhà nước sẽ được lợi hơn nhiều thông qua các khoản thu thuế khác như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của người lao động đang làm việc trong ngành phân bón.

Đặc biệt, bà con nông dân cả nước sẽ được hưởng lợi nhờ giá cả phân bón thấp hơn, giảm giá trị vật tư đầu vào, cải thiện hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập đáng kể của ngành nông nghiệp cả nước.

Việc sửa đổi Luật thuế 71 đưa phân bón vào diện chịu thuế VAT từ 0% đến 5% được thông qua được kỳ vọng sẽ giúp giảm bớt khó khăn cho các đơn vị trong ngành SXKD trong nước, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành; giảm lượng phân bón nhập khẩu từ nước ngoài vào thị trường nội địa.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ