Doanh nghiệp Mỹ ít niềm tin vào khả năng kiểm soát lạm phát của Fed
Thị trường chứng khoán Mỹ đã vượt qua nỗi lo lạm phát, hướng tới lập những kỷ lục mới, nhưng đối với các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ, chi phí đầu vào, áp lực tiền lương và chính sách của Fed vẫn là những mối quan ngại lớn.

Một hội chợ việc làm ở Louisville, Kentucky, Mỹ, ngày 23/6/2021. Ảnh: Bloomberg
Các giám đốc tài chính (CFO) ở Mỹ coi lạm phát là yếu tố rủi ro bên ngoài lớn nhất mà doanh nghiệp họ phải đối mặt, lớn hơn COVID-19, an ninh mạng và nhu cầu của người tiêu dùng, theo khảo sát quý 2 của Hội đồng Giám đốc tài chính toàn cầu CNBC.
Mối lo ngại về lạm phát ở quý 2 tăng vọt so với quý 1. Ở khảo sát quý 1, hầu như không có CFO nào đề cập đến quan ngại về lạm phát.
Khảo sát được thực hiện trong 16 ngày đầu của tháng 6, trên 41 thành viên của Hội đồng Giám đốc tài chính toàn cầu CNBC.
Nhóm này nằm trong số những doanh nghiệp công ích và tư nhân lớn nhất thế giới, có tổng thị giá hơn 5 nghìn tỷ USD, và hoạt động trên nhiều lĩnh vực.
Khảo sát kết thúc vào ngày thứ hai của cuộc họp Ủy ban Thị trường Mở Liên bang mới đây, ở đó Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nói rõ hơn về lạm phát và khả năng tăng lãi suất.
Hai tuần qua, sau cuộc họp của Fed, thị trường phục hồi trở lại và lập kỷ lục mới vì Fed vẫn duy trì quan điểm lạm phát là nhất thời và Chỉ số giá quốc gia gần đây nhất đã hỗ trợ chính sách này.
Trong khi chỉ số giá so sánh giữa các năm đang đạt đỉnh, mức tăng hàng tháng đã dịu lại, thể hiện trong Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân tuần trước.
Lạm phát đạt đỉnh?
Erik Lundh, nhà kinh tế chính tại cơ quan nghiên cứu Conference Board của Mỹ, cho biết những con số lạm phát gần đây phù hợp với những gì Fed dự báo, không phải là một đợt tăng giá dai dẳng, liên tục.
Giá tăng hàng tháng lên tới mức trước đại dịch, nhưng đã giảm xuống từ tháng Tư.
"Câu hỏi đặt ra là áp lực lạm phát đã đạt đỉnh chưa?" ông Lundh nói. "Chúng tôi không thấy sự leo thang liên tục."
Lo ngại của người tiêu dùng về lạm phát đạt đỉnh vào tháng Năm.
Diane Swonk, kinh tế trưởng của Grant Thornton, nói: “Có chút an ủi là các cuộc khảo sát về niềm tin kinh doanh đầu tháng 6 cho thấy quan ngại lạm phát đã giảm nhanh. Nhiều loại giá đã bắt đầu tăng tới đỉnh, mặc dù một số vật liệu, như gỗ xẻ, vẫn cao hơn nhiều so với mức trước đại dịch ngay cả sau khi giảm gần đây”.
Bà Swonk cho rằng căng thẳng sẽ vẫn còn. “Tin tốt là hầu hết lạm phát mà chúng ta đang thấy dường như chỉ là nhất thời. Tin xấu là nó nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn so với nhiều người dự báo, trong đó có Fed.”
Áp lực tiền lương
Tỷ lệ cao nhất các CFO Mỹ (57%) cho rằng chi phí lao động sẽ tăng nhiều nhất trong sáu tháng tới. 38% cho rằng chi phí nguyên vật liệu tăng nhiều nhất.
Chi phí lao động ở Mỹ được dự báo sẽ vượt xa con số ở các khu vực khác. Ở khu vực Châu Âu-Trung Đông-Châu Phi (EMEA), 72% CFO cho rằng giá nguyên liệu thô sẽ tăng nhiều nhất.
Tại Châu Á-Thái Bình Dương, 44% cho rằng nguyên liệu thô là nguồn tăng chi phí lớn nhất; 33% nhắc đến lao động, nhưng nhận định nguyên liệu đầu vào tăng đáng lo ngại hơn.
Jack McCullough, chủ tịch Hội đồng lãnh đạo CFO, nói: “Tôi không nhớ có lần nào lạm phát là yếu tố rủi ro cao đối với các thành viên của chúng tôi như bây giờ”.
McCullough cho biết đối với các CFO mà ông tiếp xúc, áp lực tiền lương là nguồn quan tâm lớn nhất và các CFO nhận định tình trạng đó sẽ duy trì đến cuối năm.
"Các công ty đang phát triển nhanh chóng và tăng tuyển dụng, nhưng cuộc chiến giành nhân tài đã trở lại như thể COVID-19 chưa từng tồn tại", McCullough nói.
“Mối quan tâm lớn nhất của doanh nghiệp là tuyển dụng và duy trì một đội ngũ lao động chất lượng quốc tế. Cái này luôn và hiện vẫn là thách thức. Theo tôi, lạm phát là yếu tố rủi ro lớn thứ hai. Tất nhiên, việc thiếu nhân tài sẵn có sẽ thúc đẩy chu kỳ lạm phát."
Lundh của Conference Board cho rằng giá cả hàng tiêu dùng lâu bền (loại hàng được sử dụng nhiều lần, như đồ gia dụng, thiết bị văn phòng, đồ điện tử) đã tăng mạnh trong năm qua.
“Giá cả loại hàng này sẽ về mức vừa phải khi cung-cầu về trạng thái cân bằng, trong khi giá cả dịch vụ sau đại dịch có thể tăng và lạm phát tiền lương vẫn là một vấn đề”.
Trên toàn cầu, nhiều doanh nghiệp đã tăng giá bán. 49% CFO ở các công ty Châu Âu-Trung Đông-Châu Phi trong khảo sát cho biết họ đã chuyển phần chi phí đầu vào tăng cho người tiêu dùng. Chỉ 19% CFO ở Mỹ nói như vậy.
Nhưng có thể sẽ có nhiều đợt tăng giá hơn nữa. 33% CFO Mỹ cho biết họ sẽ tăng giá nếu chi phí tiếp tục tăng.
“Đó là những gì đang diễn ra. Chúng tôi không thấy điều tương tự trong một thời gian dài trước đây. Điều thú vị là các giám đốc tài chính có khả năng kháng cự giá tăng cao như thế nào”.
Bà Swonk từ Grant Thornton cho biết các công ty lớn có khả năng chống chọi tốt hơn với cú sốc chi phí đầu vào tăng do họ có công nghệ tốt hơn.
Lợi suất trái phiếu
Kết quả khảo sát cho thấy kỳ vọng lợi suất trái phiếu tăng vẫn ở mức vừa phải.
Hơn một phần ba (36%) CFO toàn cầu dự báo lợi suất trái phiếu Kho bạc 10 năm của Mỹ ở khoảng 1,75-1,99% vào ngày 31/12/2021. Tỷ lệ những người có quan điểm này trong quý 1 là 19%.
29% CFO toàn cầu dự báo lợi suất ở mức 1,5-1,74%, giảm so với tỷ lệ 40% người giữ quan điểm này trong quý 1.
Không có CFO nào của Mỹ cho rằng lợi suất sẽ là 2% hoặc cao hơn vào cuối năm.
Dự báo về thị trường trái phiếu và tăng trưởng kinh tế khiến các CFO tự tin hơn về triển vọng cổ phiếu.
47% CFO ở Mỹ dự báo chỉ số Dow Jones sẽ đạt mốc 40.000 lần đầu tiên trước khi giảm, trong khi 33% cho rằng chỉ số sẽ quay về mức 30.000. 19% CFO khác của Mỹ không đưa ra dự báo.
Trên toàn cầu, CFO cho rằng thị trường là “thị trường bò” (thị trường giá lên) là nhóm lớn nhất. 46% CFO cho rằng Dow Jones sẽ tăng tới 40.000.
Chỉ 24% cho rằng chỉ số trước tiên sẽ giảm xuống mức 30.000. 29% CFO toàn cầu khác không đưa ra dự báo.
Fed chống lạm phát
Kỳ vọng về lợi suất trái phiếu cho thấy hầu hết các CFO coi lạm phát bùng phát là một sự kiện nhất thời, giống quan điểm của Fed.
Tuy nhiên, các CFO không tin tưởng vào khả năng kiểm soát lạm phát của Fed trong 12 tháng tới.
Không có CFO nào ở Mỹ trong khảo sát nói họ “rất có niềm tin” hoặc “có niềm tin” vào khả năng của Fed. 38% nói họ “chỉ có một chút niềm tin” và 47% cho biết “hoàn toàn không có niềm tin”.
Các CFO của Châu Âu-Trung Đông-Mỹ và Châu Á-Thái Bình Dương có mức độ tin tưởng vào Fed cao hơn nhiều so với các CFO của Mỹ.
“Fed không thể cũng không nên kiềm chế sự bùng lên của lạm phát khi nền kinh tế mở cửa trở lại. Một phần trong lạm phát rõ ràng có tính nhất thời và sẽ dịu bớt, ” Swonk của Grant Thornton nói.
Bà Swonk nói thêm: “Quan điểm về lợi suất trái phiếu cho thấy nên giảm bớt sự thiếu tin tưởng vào Fed”.
“Nếu các CFO thực sự lo ngại rằng Fed không thể kiềm chế lạm phát về dài hạn, và đó là một khả năng, thì họ nên dự báo lợi suất trái phiếu cao hơn nhiều và chốt tất cả những gì có thể ở mức lợi suất hiện tại.”
Nhưng lý do chính của sự quan ngại vẫn còn. Một sai lầm trong chính sách của Fed có thể buộc ngân hàng trung ương tăng lãi suất nhanh hơn và vượt quá mục tiêu, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn bởi một chu kỳ bùng nổ/phá sản bị nén chặt hơn.
Quan điểm nên tăng lãi suất vào năm 2022 và 2023 thay vì 2024 hay muộn hơn của đa phần những quan chức tham gia cuộc họp Ủy ban Thị trường Mở Liên bang gần đây là một sự thay đổi đáng kể.
Xét cho cùng, quan điểm của các CFO về Fed liên quan đến niềm tin vào việc kiểm soát vận mệnh của chính họ nhiều hơn là hoảng sợ về một sai lầm chính sách của Fed.
McCullough nói: “Các giám đốc tài chính có nhiều niềm tin vào khả năng ứng phó với lạm phát của chính họ hơn là khả năng của Fed trong việc kiểm soát lạm phát”.
(Theo CNBC)
- Cùng chuyên mục
‘Ngược dòng’ thị trường, cổ phiếu VIC tăng hết biên độ
Trong khi VN-Index có phiên điều chỉnh giảm hơn 8 điểm, cổ phiếu VIC đã tăng hết biên độ lên 51.400 đồng/CP. Đây cũng là mức giá cao nhất trong 1 năm qua của VIC.
Tài chính - 13/03/2025 16:04
HoSE dự kiến 7 sự thay đổi khi áp dụng hệ thống KRX
Hệ thống KRX được ấn định vận hành từ tháng 5 hoặc 6. HoSE công bố 7 vấn đề khác so với hệ thống hiện tại mà nhà đầu tư cần lưu ý.
Tài chính - 13/03/2025 13:10
Trái chiều giao dịch của quỹ đầu tư tại Sacombank
Cùng với Pyn Elite Fund, 2 quỹ đầu tư khác cũng giảm tỷ trọng hoặc thoái hết vốn ở Sacombank là Norges Bank (Na Uy), Amersham Industries Limited.
Tài chính - 13/03/2025 11:50
Singapore – Việt Nam tăng cường hợp tác trong quản lý, giám sát thị trường vốn và tài sản số
Ý định thư hợp tác (LOI) được ký kết giữa Singapore – Việt Nam góp phần vào mục tiêu đảm bảo tính toàn vẹn của thị trường thị trường vốn và tài sản số hai nước và khu vực.
Tài chính - 13/03/2025 11:47
Ngân hàng ACB chia cổ tức tỷ lệ 25% năm thứ 5 liên tiếp
Ngân hàng ACB chốt chia cổ tức tỷ lệ 25% cho năm 2024 gồm 15% cổ phiếu và 10% tiền mặt. Theo đó, vốn điều lệ sẽ cán mốc 2 tỷ USD sau chia.
Tài chính - 13/03/2025 11:44
Thủ tướng Chính phủ: Đảm bảo tiếp cận tài chính rộng khắp, bao trùm, toàn diện, bình đẳng
Sáng 12/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện chủ trì phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo; nhấn mạnh mục tiêu đảm bảo tiếp cận tài chính rộng khắp, bao trùm, toàn diện, bình đẳng, mọi người dân ở mọi nơi được tiếp cận bình đẳng, được thụ hưởng thành quả và được bảo vệ an toàn khi tiếp cận các dịch vụ tài chính.
Tài chính - 13/03/2025 11:33
Đầu tư công là 'chìa khóa' thúc đẩy tăng trưởng GDP vượt trội
Theo UOB, tỷ lệ đầu tư vốn của Việt Nam đã duy trì quanh mức 30% GDP trong ít nhất một thập kỷ qua, trong khi Trung Quốc vẫn luôn duy trì trên 40% GDP. Điều này cho thấy, Việt Nam có dư địa để đẩy mạnh đầu tư công, không chỉ để mở rộng tăng trưởng mà còn có thể giảm thiểu tác động tiêu cực nếu thương mại gặp suy thoái.
Tài chính - 13/03/2025 07:00
Chứng khoán Rồng Việt tìm đối tác để tăng vốn lên 3.200 tỷ
Chứng khoán Rồng Việt tiếp tục đặt mục tiêu tăng vốn lên 3.200 tỷ đồng qua trả cổ tức, ESOP và chào bán riêng lẻ.
Tài chính - 12/03/2025 15:06
UBCKNN ấn định lộ trình triển khai hệ thống KRX và cơ chế CCP
UBCKNN công bố 9 nhóm giải pháp để nâng hạng TTCK Việt Nam. Trong đó, hệ thống KRX sẽ triển khai vào tháng 5 hoặc 6 năm nay, cơ chế CCP dự kiến vào năm sau.
Tài chính - 11/03/2025 12:07
CEO Chứng khoán IVS: Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong lộ trình nâng hạng
Ông Huang Bo, Tổng Giám đốc Chứng khoán Guotai Junan Việt Nam (IVS) cho rằng năm nay thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ, bao gồm cơ hội nâng hạng lên thị trường mới nổi, gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, cũng như thu hút thêm các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài.
Tài chính - 11/03/2025 12:03
EVNFinance đặt mục tiêu lãi gần nghìn tỷ năm 2025
Trong năm 2025, EVNFinance đặt mục tiêu lãi trước thuế 960 tỷ đồng, tăng 36% so với thực hiện năm 2024. Tổng tài sản cuối năm 2025 dự kiến 80.000 tỷ đồng, tăng 34%.
Tài chính - 11/03/2025 08:41
Đằng sau kế hoạch lợi nhuận lao dốc của Sữa Quốc Tế Lof
Sữa Quốc Tế Lof lên kế hoạch lợi nhuận sau thuế khoảng 360 tỷ đến 440 tỷ đồng, giảm 50% - 59%. Một phần do dự án nhà máy sữa Lof Bình Dương bắt đầu đi vào vận hành.
Tài chính - 10/03/2025 15:51
Hoàn thiện hồ sơ Nghị định về tài sản mã hóa trước 13/3
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương sớm hoàn thiện hồ sơ Nghị quyết thí điểm để quản lý các hoạt động liên quan đến tài sản ảo, tài sản mã hóa, báo cáo Thường trực Chính phủ trước ngày 13/3/2025.
Tài chính - 10/03/2025 09:48
Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức hội thảo 'Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới'
Ngày 19/3, tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức hội thảo 'Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới' nhằm cung cấp những thông tin thiết thực, gợi mở mới mẻ giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp có thêm dữ liệu tham khảo khả tín và hữu ích trước khi ra quyết định đầu tư.
Tài chính - 10/03/2025 06:37
Chứng khoán Vietcap giảm tỷ lệ chi trả cổ tức
Chứng khoán Vietcap sẽ trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt tỷ lệ 6,5% và không thực hiện chia tách cổ phiếu như 3 năm trước.
Tài chính - 09/03/2025 11:38
NCB muốn tăng vốn lên gần 19.000 tỷ đồng
Tại tờ trình ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, NCB đề xuất phương án chào bán 700 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 59,42% vốn điều lệ ngân hàng tại thời điểm chào bán.
Tài chính - 08/03/2025 21:22
- Đọc nhiều
-
1
Dự báo thị trường Bất động sản Nghệ An 2025
-
2
Người trẻ mất khả năng tích lũy vì giá thuê nhà chiếm một nửa thu nhập
-
3
Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức hội thảo 'Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới'
-
4
Những thương hiệu OCOP Việt gặt hái thành công bền vững trên TikTok
-
5
CEO Chứng khoán IVS: Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong lộ trình nâng hạng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 3 week ago
'Chương mới' của NCB
Tài chính - Update 2 week ago
Tâm thế mới đón kỷ nguyên mới
Bình luận - 1 month