Doanh nghiệp khai xuân sớm, tung tiền tỷ giữ chân người lao động

Nhàđầutư
Lượng đơn hàng phục hồi khiến nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai... "khai xuân" sớm, đón lượng lớn người lao động quay trở lại làm việc và nhu cầu tuyển dụng cũng tăng trở lại.
LIÊN THƯỢNG
18, Tháng 02, 2024 | 17:09

Nhàđầutư
Lượng đơn hàng phục hồi khiến nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai... "khai xuân" sớm, đón lượng lớn người lao động quay trở lại làm việc và nhu cầu tuyển dụng cũng tăng trở lại.

Empty

Nhu cầu tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp tăng cao dịp đầu năm. Ảnh: Gia Huy

Nhiều doanh nghiệp khai xuân, giữ chân người lao động

Trả lời báo chí, đại diện Công ty cổ phần Taekwang Vina (Khu công nghiệp Biên Hòa II, Đồng Nai), cho biết lượng đơn hàng ở giai đoạn đầu năm nay phục hồi tốt, tăng hơn năm ngoái. Vì vậy, ban lãnh đạo công ty quyết định chi tiền tỷ để lì xì, quay số trúng vàng, thu hút người lao động trở lại làm việc sớm. Năm nay, tổng số tiền ban giám đốc chi cho ngày làm việc đầu năm gần 7 tỷ đồng.

Ông Đinh Sỹ Phúc, Chủ tịch công đoàn Công ty Taekwang Vina, cho biết: "Nhờ không khí vui tươi mà nhiều năm qua, tỷ lệ lao động quay lại nhà máy làm việc ngày khai trương luôn đạt trên 90%".

Theo ông Phúc, ban lãnh đạo công ty kỳ vọng người lao động an tâm, gắn bó lâu dài nên lì xì mỗi công nhân 200.000 đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp tổ chức quay số trúng thưởng vàng để khuyến khích công nhân quay lại làm việc sớm để đáp ứng lượng đơn hàng.

Tương tự, nhà máy của Công ty CP Cơ khí thương mại Đại Dũng tại KCN An Hạ (Bình Chánh, TP.HCM) đón khoảng 90% lượng lao động (khoảng 2.800 người) quay lại làm việc kể từ ngày khai trương 15/2 (mùng 6 âm lịch). Tất cả nhân viên có mặt ngày đầu năm đều được lì xì, họp mặt tân niên. Với các lao động ở tỉnh xa, nhà máy này tổ chức xe đưa đón để ngày 19/2 (mùng 10 Tết) 100% nhân sự có mặt.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch công đoàn công ty, cho biết, đơn hàng của nhà máy này rất dồi dào, tổng giá trị hợp đồng đầu năm khoảng 1.500 tỷ đồng, đạt 10% mục tiêu doanh số. Vì vậy, công ty huyên cung cấp dịch vụ tổng thầu và sản phẩm kết cấu thép phục vụ công trình quốc tế ở Hoa Kỳ, Nhật Bản "cần khẩn trường từ đầu năm". 

Theo đại diện của nhà thầu từng cung ứng thép làm sân vận động World Cup 2022, ban giám đốc công ty này đang lên kế hoạch tăng lương cơ bản để giữ chân toàn bộ lao động. Thời điểm tăng lương không phụ thuộc vào mốc điều chỉnh lương tối thiểu của nhà nước mà sẽ tăng sớm hơn để động viên người lao động.

Theo số liệu từ Công đoàn các Khu chế xuất - Khu Công nghiệp TP.HCM, tính đến ngày 16/2 (mùng 7 Tết), có khoảng 70% doanh nghiệp trong các KCX - KCN đã hoạt động trở lại. Tỉ lệ công nhân trở lại làm việc khoảng 80% - 90%.

Empty

Các công ty sản xuất ở các KCN đưa ra chế độ lương thưởng, đãi ngộ hấp dẫn để "hút" người lao động. Ảnh: Gia Huy.

Doanh nghiệp cần tuyển hàng chục ngàn lao động 

Thống kê từ Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường Lao động TP.HCM (FALMI) cho thấy, nguồn cung lao động năm 2024 của thành phố hơn 5,115 triệu người, trong đó lao động nữ trên 2,367 triệu người (chiếm 46,29%); lực lượng lao động ở khu vực thành thị hơn 4,013 triệu người (chiếm 78,45%); khu vực nông thôn hơn 1,102 triệu người (chiếm 21,55%).

Như vậy, có hơn 5,1 triệu lao động đợi việc trong khi ở chiều ngược lại, TP.HCM có khoảng 320.000 công việc cần lao động. Theo dự báo từ FALMI nhu cầu nhân lực quý I/2024 của thành phố là khoảng 86.000 chỗ làm việc, quý II từ 75.470 - 77.168 chỗ làm việc, quý III từ 68.910 - 73.504 chỗ làm việc và quý IV từ 78.120 - 83.328 chỗ làm việc.

Trong đó, khu vực thương mại - dịch vụ cần từ 56.200 - 62.400 chỗ làm việc (chiếm 72,63%); công nghiệp - xây dựng từ 21.100 - 23.400 chỗ làm việc (chiếm 27,23%); khu vực nông - lâm - thủy sản từ 109 - 120 chỗ làm việc (chiếm 0,14%).

Khu vực nông - lâm - thủy sản khoảng 72.447 người (chiếm 1,5%), khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 1,493 triệu người (chiếm 30,89%), khu vực thương mại - dịch vụ khoảng 3,268 triệu người (chiếm 67,61%).

IMG_6102

Nhiều doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng tại Trung tâm việc làm Thanh niên TP.HCM. Ảnh: Đăng Kiệt

Trong khi đó, Bình Dương cũng đang cần khoảng 60.000 lao động cho năm 2024. Theo thông tin từ Sở LĐ-TB&XH tỉnh này năm 2024, toàn tỉnh có 8.000 doanh nghiệp tuyển dụng hơn 60.000 lao động để phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Về ngành nghề, "thủ phủ công nghiệp phía Nam cần khoảng 48.500 lao động cho các ngành chính như công nghiệp chế biến thực phẩm; dệt may; da giày, sản xuất, sửa chữa lắp đặt móc máy, thiết bị công nghiệp điện điện tử; sản xuất sản phẩm từ gỗ, nhựa…

Khoảng 6.000 chỗ làm việc cũng đang đợi người lao động của các ngành vận tải kho bãi 300 người, dịch vụ lưu trú ăn uống cần 1.000 người, hoạt động tài chính - ngân hàng và bảo hiểm hơn 2.000 người...

Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của lao động Việt Nam năm 2023 đạt 7,1 triệu đồng mỗi tháng, tăng 459.000 đồng (6,9%) so với cùng kỳ 2022. Cuối năm, lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đơn hàng trong hai ngành da giày, dệt may giảm gần một nửa so với năm trước.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ