Doanh nghiệp bảo hiểm cần thích nghi với 'bão lớn'

GIA LINH
08:13 22/12/2024

Sau cơn bão có mức tàn phá lịch sử Yagi, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ dự báo sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro thiên tai lớn do biến đối khí hậu ngày càng gia tăng.

Tính đến ngày 22/11/2024, theo số liệu của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), số tiền ước phải chi trả bồi thường bảo hiểm lên tới 11.461 tỷ đồng

Bồi thường bảo hiểm từ bão Yagi bằng tổng 9 tháng

Theo ông Ngô Trung Dũng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV), trong lịch sử, dù ngành bảo hiểm đã xử lý bồi thường, chi trả bảo hiểm cho khách hàng trong nhiều sự cố thiên tai nguy hiểm, xảy ra trên quy mô lớn, nhưng chưa có trận bão lũ nào phải chi trả quyền lợi bảo hiểm lớn như bão Yagi (bão số 3).

Thống kê thiệt hại của một số cơn bão lớn, gây tổn thất kinh tế nặng nề trong hơn một thập kỷ gần đây cho thấy, tổn thất mà cơn bão số 3 gây cho doanh nghiệp kinh doanh và ngành bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm phi nhân thọ, lớn gấp nhiều lần so với những cơn bão khác, chưa kể còn nhiều tài sản, đối tượng bị bão lũ tàn phá nhưng không được chi trả quyền lợi bảo hiểm do không có bảo hiểm.

Trong đó, bão Ketsana (năm 2009) gây ảnh hưởng nặng nề đến miền Trung và Tây Nguyên, với hơn 170.000 ngôi nhà bị hư hại, hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông và nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề, gây lũ lụt trên diện rộng, làm nhiều người thiệt mạng và gây thiệt hại lớn về kinh tế. Tổng thiệt hại do bão Ketsana gây ra khoảng 16.000 tỷ đồng, số tiền bồi thường bảo hiểm hơn 600 tỷ đồng.

Bão Wutip (năm 2013) đổ bộ vào miền Trung, gây thiệt hại lớn cho các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh…, đã khiến hàng chục nghìn ngôi nhà bị hư hỏng, hệ thống nông nghiệp bị tàn phá nặng nề. Tổng thiệt hại do bão Wutip gây ra khoảng 11.000 tỷ đồng, số tiền bồi thường bảo hiểm hơn 450 tỷ đồng.

Bão Damrey (năm 2017) tấn công khu vực Nam Trung Bộ, gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung, đặc biệt là khu vực Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định, tổng thiệt hại về kinh tế lên đến 22.000 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm chi trả bồi thường khoảng 700 tỷ đồng.

Riêng thiệt hại do cơn bão Yagi gây ra, tính đến ngày 22/11/2024, theo số liệu của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), số tiền ước phải chi trả bồi thường lên tới 11.461 tỷ đồng (bao gồm bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ), trong đó có hơn 10.000 tỷ đồng thuộc lĩnh vực bảo hiểm tài sản và bảo hiểm các công trình trong quá trình xây dựng…

Trong khi theo số liệu tổng hợp của IAV, tổng số tiền bồi thường bảo hiểm gốc của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 9 tháng năm 2024 khoảng 16.698 tỷ đồng (chưa bao gồm bồi thường do bão Yagi). Như vậy, con số ước tính phải chi trả bồi thường do cơn bão Yagi gây ra gần bằng số tiền bồi thường bảo hiểm gốc của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong 9 tháng.

… nhưng chỉ chiếm 17% tổng thiệt hại về tài sản

Theo đánh giá của giới chuyên môn, thiệt hại về tài sản kỹ thuật và tổn thất hàng hải là nguyên nhân chính gây ra tổn thất bảo hiểm do bão Yagi gây ra.

Đại diện Bảo hiểm Bảo Minh cho biết, với sức tàn phá nặng nề, siêu bão Yagi đã gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Các khách hàng của Bảo hiểm Bảo Minh tập trung chủ yếu tại các hợp đồng bảo hiểm tài sản kỹ thuật, xe cơ giới, bảo hiểm hàng hải và con người, ước tính sơ bộ tổn thất bảo hiểm khoảng hơn 1.000 tỷ đồng.

Tương tự, tính đến ngày 25/9/2024, hơn 900 khách hàng của Bảo hiểm Bảo Việt đã được ghi nhận có thiệt hại về tài sản, với tổng giá trị ước tính thiệt hại lên tới 1.000 tỷ đồng.

Với Bảo hiểm PVI, chỉ riêng bảo hiểm tài sản, ước tính tổng mức khiếu nại tổn thất lên tới hơn 2.000 tỷ đồng. Hãng bảo hiểm này nhìn nhận, đây có thể là tổn thất lịch sử không mong muốn của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và Bảo hiểm PVI nói riêng.

Dù vậy, theo đại diện Bảo hiểm PVI, với tiềm lực tài chính vững vàng, dự phòng bồi thường đầy đủ và có nhiều kinh nghiệm xử lý tổn thất, Công ty sẽ đảm bảo quyền lợi tối đa cho khách hàng với thời gian nhanh nhất.

Với quy mô vốn điều lệ 3.900 tỷ đồng - cao nhất thị trường phi nhân thọ hiện nay, Bảo hiểm PVI được đánh giá có đủ năng lực bảo hiểm cho các tài sản công trình dự án quan trọng trong nền kinh tế.

Ngoài ra, biên khả năng thanh toán của nhà bảo hiểm này luôn ở mức cao trên 140%, quy mô dự phòng nghiệp vụ lên tới hơn 3.200 tỷ đồng, cho thấy khả năng đáp ứng trách nhiệm đã cam kết với khách hàng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Theo tổ chức xếp hạng tín nhiệm A.M. Best, tuy tỷ lệ an toàn vốn không bị ảnh hưởng, nhưng tổn thất bảo hiểm do bão Yagi gây ra có thể khiến lợi nhuận năm 2024 của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam giảm so với năm 2023, song song đó là có thể ảnh hưởng đến các kỳ tái bảo hiểm sau do các điều khoản và điều kiện tái bảo hiểm sẽ trở nên nghiêm ngặt hơn...

Theo ước tính sơ bộ của Viện nghiên cứu Swiss Re, tần suất liên tục của các sự kiện vừa và nhỏ đã gây ra tổn thất được bảo hiểm do thảm họa thiên nhiên trên toàn cầu lên tới 60 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024.

Các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm tại Việt Nam được A.M. Best xếp hạng như Bảo hiểm PVI, Bảo hiểm Bảo Minh, Bảo hiểm BIDV (BIC), Bảo hiểm Petrolimex (PJICO), Bảo hiểm Bưu điện (PTI), Fubon, Vinare, HanoiRe… được nhìn nhận chịu tác động không quá lớn từ tổn thất do bão Yagi gây ra bởi năng lực tài chính được đảm bảo và thực hiện tốt công tác tái bảo hiểm.

Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp bảo hiểm thường thực hiện tái bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro phát sinh từ những cơn bão nghiêm trọng cũng như các thảm họa thiên nhiên khác.

Mặt khác, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường hiện nay đều có biên khả năng thanh toán vượt xa biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định hiện hành. Cụ thể, tại PTI, biên khả năng thanh toán tính đến thời điểm 30/6/2024 là hơn 250%; BIC là 211%; PJICO là 177%; Bảo hiểm Bảo Minh là 123%...

Ngoài ra, giới chuyên môn cũng nhìn nhận, do tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm ở Việt Nam còn thấp nên tổn thất được bảo hiểm thấp hơn nhiều so với tổn thất kinh tế.

Đại diện bảo hiểm Agribank cho biết, cơn bão Yagi và lũ lụt sau bão đi qua đã để lại thiệt hại vô cùng nặng nề tới tài sản của doanh nghiệp và cá nhân tại nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc. Tổng thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra ước tính sơ bộ lên đến trên 81.000 tỷ đồng, trong đó số tiền được bồi thường bảo hiểm ước khoảng 12.811 tỷ đồng, tức chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 17%.

Như vậy, mặc dù cơn bão Yagi là minh chứng khẳng định vai trò to lớn của ngành bảo hiểm đối với nền kinh tế - xã hội nhưng hoạt động của ngành bảo hiểm trong nhận thức của người dân còn rất mờ nhạt, chưa thực sự trở thành “tấm lá chắn” đúng nghĩa, đúng bản chất của ngành giống như tại các nước phát triển. Tỷ lệ người dân và doanh nghiệp tham gia bảo hiểm còn thấp hoặc nếu có tham gia cũng không tham gia đầy đủ, nhất là những sản phẩm bảo hiểm rủi ro thiên tai…

Tổn thất hàng tỷ đô la có thể trở nên phổ biến hơn

Trên thế giới, bão Yagi và các sự kiện thiên tai khác trong năm 2024 cũng gây ra những thiệt hại lớn cho các nhà tái bảo hiểm quốc tế. Điều này sẽ dẫn đến việc các công ty tái bảo hiểm điều chỉnh lại các điều kiện và chi phí cho các hợp đồng tái bảo hiểm trong năm 2025.

Theo ước tính sơ bộ của Viện nghiên cứu Swiss Re, tần suất liên tục của các sự kiện vừa và nhỏ đã gây ra tổn thất được bảo hiểm do thảm họa thiên nhiên trên toàn cầu lên tới 60 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024.

Theo hãng tái bảo hiểm này, trong những năm gần đây, những cơn giông bão khốc liệt đã nổi lên như một nguyên nhân chính dẫn đến tổn thất được bảo hiểm gia tăng đáng kể. Điều này là do dân số tăng và giá trị tài sản cao hơn ở các khu vực thành thị, cùng với tài sản được bảo hiểm dễ bị thiệt hại hơn do mưa đá. Do đó, các sự kiện tổn thất hàng tỷ đô la phát sinh từ rủi ro này có thể trở nên phổ biến hơn...

Các yếu tố gồm giá trị tài sản cao hơn, tốc độ đô thị hóa nhanh và chi phí sửa chữa tăng do lạm phát sẽ thúc đẩy nhu cầu bảo hiểm/tái bảo hiểm tài sản, nhất là tại các khu vực có nguy cơ thảm họa thiên nhiên gia tăng.

Dưới sự tác động ngày càng sâu rộng và mức độ thiệt hại ngày càng tăng của các sự kiện thiên tai, Công ty Môi giới Aon dự báo, cạnh tranh về phí tái bảo hiểm sẽ tăng mạnh trong năm 2025, còn các công ty bảo hiểm phải linh hoạt hơn trong việc cung cấp năng lực tái bảo hiểm và phạm vi bảo vệ.

Theo hãng tái bảo hiểm Vinare, đối với ngành bảo hiểm Việt Nam, mặc dù giai đoạn 2021 - 2023 không có sự kiện thiên tai nào gây tổn thất lớn cho các doanh nghiệp, nhưng rủi ro thiên tai có thể được coi là một trong các rủi ro chính, luôn tiềm tàng mức độ tác động cao đến kết quả nghiệp vụ (điển hình như đã xảy ra vào các năm 2017, 2020) hoặc thậm chí là an toàn tài chính. Do vậy, việc đánh giá rủi ro thiên tai trong bảo hiểm ngày càng cần được chú trọng, phí rủi ro cần được phản ảnh đầy đủ khi cung cấp giải pháp bảo hiểm và bản thân các doanh nghiệp cần phải rà soát, củng cố giải pháp chuyển giao rủi ro thiên tai để hạn chế mức độ ảnh hưởng nếu xảy ra sự kiện.

Số tiền được bồi thường do có bảo hiểm chỉ bảo vệ được 0,65% dư nợ bị thiệt hại của Agribank

Ông Nguyễn Hồng Phong, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bảo hiểm Agribank (ABIC)

Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), hoạt động tín dụng và hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng rất lớn bởi cơn bão số 3.

Agribank có tổng số trên 28.200 khách hàng vay bị ảnh hưởng do bão số 3, ước tính dư nợ bị ảnh hưởng trên 40.000 tỷ đồng; trong đó, dư nợ bị thiệt hại dự kiến gần 17.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, lượng khách hàng tham gia bảo hiểm lại đang ở con số rất khiêm tốn. Nếu tính số tiền được bồi thường do có bảo hiểm thì chỉ bảo vệ được 0,65% dư nợ bị thiệt hại của Agribank.

Riêng khách hàng doanh nghiệp, trong tổng số 512 khách hàng bị thiệt hại của Agribank, với dư nợ thiệt hại 6.195 tỷ đồng, thì chỉ có 155 khách hàng tham gia bảo hiểm, với tổng số tiền bồi thường là 120 tỷ đồng.

Hậu quả của thiên tai đối với xã hội là rất lớn. Nền kinh tế bị tổn thất cả về người và tài sản (chưa tính đến hoa lợi thu được sau chu trình sản xuất mùa vụ). Khả năng trả nợ ngân hàng của các doanh nghiệp và người dân vùng bị thiên tai bị ảnh hưởng; trong đó, một phần dư nợ tín dụng trực tiếp bị tổn thất có nguy cơ trở thành nợ xấu khó có khả năng thu hồi. Ngân sách Nhà nước sẽ phải chi hàng ngàn tỷ đồng để thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai bão lũ. Các doanh nghiệp và người dân bị thiệt hại trực tiếp về người và tài sản, hoa màu và cần có lượng tài chính tương đương để tái đầu tư sản xuất - kinh doanh…

Hiểu biết của người dân về bảo hiểm phi nhân thọ chưa cao nên thâm nhập thị trường còn khó khăn

Bà Đoàn Thị Thu Huyền, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC)

Nhằm hỗ trợ khách hàng nhanh chóng khắc phục hậu quả của thiên tai, ngay khi bão tan, BIC đã thành lập các tổ công tác, chia các tuyến, các lớp, cùng các đơn vị giám định độc lập hỗ trợ khách hàng thống kê, giám định thiệt hại. BIC cũng đã thực hiện tạm ứng bồi thường/trả tiền bảo hiểm cho khách hàng với số tiền gần 50 tỷ đồng.

Những thiệt hại do bão Yagi gây ra chắc chắn sẽ tác động tới hoạt động kinh doanh của BIC, đặc biệt là về hiệu quả hoạt động cũng như tạo áp lực lên công tác giám định bồi thường khi số vụ tổn thất về bảo hiểm tài sản, xe cơ giới, hàng hóa tăng cao. Hiện tại, BIC vẫn đang tập trung mọi nguồn lực để khẩn trương chi trả bồi thường cho khách hàng theo đúng quy định.

Cùng với bão Yagi, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ dự báo sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều rủi ro thiên tai lớn trong thời gian tới do biến đối khí hậu ngày càng gia tăng. Điều này tạo áp lực lớn lên quỹ dự phòng, khả năng tái bảo hiểm và chi trả bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Ngoài ra, tại Việt Nam, dù dịch bệnh Covid-19 và bão Yagi đã góp phần gia tăng nhu cầu mua bảo hiểm của người dân, doanh nghiệp, tuy nhiên so với các lĩnh vực khác, sự hiểu biết của người dân về bảo hiểm phi nhân thọ còn chưa cao, dẫn đến việc thâm nhập thị trường còn khó khăn.

(Theo Đầu tư Chứng khoán)

  • Cùng chuyên mục
Biến động lãi suất ngân hàng sau quyết định của Fed

Biến động lãi suất ngân hàng sau quyết định của Fed

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất lần thứ 3 liên tiếp trong năm nay với mức 0,25 điểm %. Theo chuyên gia, đây là tác động tích cực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước.

Tài chính - 22/12/2024 08:11

Một công ty địa ốc xin dừng hoạt động năm thứ ba liên tiếp

Một công ty địa ốc xin dừng hoạt động năm thứ ba liên tiếp

PVR thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh năm thứ ba liên tiếp trong bối cảnh còn giữ gần 257 tỷ đồng tiền khách hàng trả trước tại dự án Hanoi Time Tower.

Tài chính - 21/12/2024 16:45

MBS: VN-Index hướng tới 1.420 điểm trong năm 2025

MBS: VN-Index hướng tới 1.420 điểm trong năm 2025

Chứng khoán MBS dự báo VN-Index sẽ đạt mức 1.400-1.420 điểm trong năm 2025, dựa trên dự báo tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường 18% và P/E trong khoảng 12.5 - 13x.

Tài chính - 21/12/2024 10:05

Kỳ vọng mới cho cảng Lạch Huyện

Kỳ vọng mới cho cảng Lạch Huyện

Dự kiến từ quý I/2025, giai đoạn 1 của hai dự án bến container 3, 4 và 5, 6 tại Lạch Huyện (Hải Phòng) sẽ đưa vào khai thác. Theo chuyên gia, các cảng biển trong khu vực sẽ bắt đầu một cuộc đua mới về cạnh tranh nguồn hàng.

Tài chính - 21/12/2024 07:00

Vì sao cổ phiếu vận tải và cảng biển nổi sóng?

Vì sao cổ phiếu vận tải và cảng biển nổi sóng?

Nhiều cổ phiếu vận tải và cảng biển tăng giá mạnh từ giữa tháng 11 đến nay. Triển vọng ngành vận tải và cảng biển sáng nhờ xu hướng tăng sản lượng thông qua và thay đổi liên minh giữa các hãng tàu.

Tài chính - 21/12/2024 07:00

Hiệp hội Ngân hàng quán triệt cùng các tổ chức hội viên thực hiện nghiêm túc quy định xác thực sinh trắc học

Hiệp hội Ngân hàng quán triệt cùng các tổ chức hội viên thực hiện nghiêm túc quy định xác thực sinh trắc học

Sáng ngày 20/12, Hiệp hội Ngân hàng đã họp các tổ chức hội viên nhằm rà soát, quán triệt nghiêm túc thực hiện các quy định xác thực sinh trắc học theo Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN. Tại cuộc họp, Hiệp hội Ngân hàng tiếp tục khuyến cáo người dân khẩn trương thực hiện xác thực sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để tránh bị dừng giao dịch ngân hàng trực tuyến.

Tài chính - 20/12/2024 14:59

DIC Corp ước lãi hơn trăm tỷ từ bán đất nền dự án Vị Thanh

DIC Corp ước lãi hơn trăm tỷ từ bán đất nền dự án Vị Thanh

DIC Corp bán 599 sản phẩm đất nền tại dự án Vị Thanh – Hậu Giang, ước lãi 136 tỷ đồng. Trước đó, doanh nghiệp thông báo 305 căn shophouse tại dự án này cũng đủ điều kiện mở bán.

Tài chính - 20/12/2024 13:28

Vinhomes 'bắt tay' với tập đoàn hàng đầu Nhật Bản

Vinhomes 'bắt tay' với tập đoàn hàng đầu Nhật Bản

Vinhomes cho biết sự hợp tác sẽ giúp phát huy thế mạnh của mỗi bên nhằm mang đến cho thị trường những sản phẩm đột phá theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tài chính - 20/12/2024 08:17

Chứng khoán giảm mạnh nhất một tháng, nhà đầu tư nên làm gì?

Chứng khoán giảm mạnh nhất một tháng, nhà đầu tư nên làm gì?

Trong bối cảnh chứng khoán giảm mạnh nhất tháng, nhà đầu tư cần bình tĩnh, đánh giá lại danh mục, cân nhắc chiến lược đầu tư dài hạn và quản lý rủi ro hiệu quả.

Tài chính - 20/12/2024 07:00

Gỡ vướng cho tài chính xanh

Gỡ vướng cho tài chính xanh

Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức to lớn từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên, việc tìm kiếm các giải pháp tài chính xanh để hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững trở thành yêu cầu cấp bách và quan trọng.

Tài chính - 19/12/2024 11:24

8 nhiệm vụ trọng tâm phát triển thị trường chứng khoán năm 2025

8 nhiệm vụ trọng tâm phát triển thị trường chứng khoán năm 2025

Để tiếp tục phát triển TTCK hiện đại, minh bạch, hiệu quả, bền vững, trở thành kênh huy động vốn quan trọng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu UBCKNN tập trung, tiếp tục nỗ lực triển khai 8 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025.

Tài chính - 19/12/2024 11:15

TCBS muốn tăng vốn vượt 20.000 tỷ đồng

TCBS muốn tăng vốn vượt 20.000 tỷ đồng

Nếu đợt phát hành thành công, vốn điều lệ của TCBS dự kiến đạt 20.802 tỷ đồng - con số cao nhất trong nhóm các công ty chứng khoán.

Tài chính - 19/12/2024 09:50

Sức mạnh đồng USD lập đỉnh 2 năm

Sức mạnh đồng USD lập đỉnh 2 năm

Đồng USD trên thế giới đã tăng 1,28% lên mức 108,24 sau quyết định giảm nhịp độ nới lỏng chính sách tiền tệ ngày 18/12. Trong nước, tỷ giá USD cũng tăng mạnh, các NHTM niêm yết kịch trần so với tỷ giá trung tâm.

Tài chính - 19/12/2024 09:48

Chứng khoán, vàng, Bitcoin giảm mạnh sau tuyên bố của FED

Chứng khoán, vàng, Bitcoin giảm mạnh sau tuyên bố của FED

Các kênh tài sản như chứng khoán, vàng, Bitcoin đã có ngày giao dịch 18/12 (theo giờ Hoa Kỳ) điều chỉnh mạnh sau thông tin FED muốn lãi suất giảm chậm lại.

Tài chính - 19/12/2024 08:03

BSR hậu niêm yết: Tăng vốn khủng nhưng giảm mạnh cổ tức

BSR hậu niêm yết: Tăng vốn khủng nhưng giảm mạnh cổ tức

Theo kế hoạch kinh doanh tạm thời cho năm 2025, BSR sẽ tăng vốn mạnh lên 50.073 tỷ đồng, tuy nhiên, lợi nhuận không tăng tương xứng nên tỷ lệ cổ tức sẽ giảm về 1%.

Tài chính - 19/12/2024 07:00

Gia tăng vị thế Việt Nam trong chuỗi LNG toàn cầu

Gia tăng vị thế Việt Nam trong chuỗi LNG toàn cầu

Việt Nam đang được biết đến là một nhà nhập khẩu tiềm năng và tương lai sẽ là mắt xích quan trọng trong chuỗi LNG toàn cầu nói chung và của khu vực Đông Nam Á nói riêng.

Tài chính - 18/12/2024 14:38