15, tháng 4,2025 | 9:39

'Điện Biên Phủ trên không' và cội nguồn sức mạnh Việt Nam

NGUYỄN HOÀNG NHẬT
07:00 22/01/2023

Nửa thế kỷ đã qua, càng phân tích về chiến thắng với cuộc đối đầu hủy diệt bằng B-52 của Mỹ trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 trên bầu trời Hà Nội, các nhà bình luận càng rút ra thêm nhiều đánh giá về sức mạnh thần kỳ của dân tộc Việt Nam.

Bài học ấy vẫn đang nhiều ý nghĩa mới cho công cuộc gìn giữ hòa bình và phát triển hôm nay. Nhiều nghiên cứu về sự kiện lịch sử này vẫn còn tiếp tục.

Sau những thất bại trên chiến trường, Mỹ nhận ra là đã sa lầy và không thể thắng cuộc. Tháng 5/1968, sau chấn động của "Tết Mậu Thân", Hội nghị Paris được mở để bàn về kết thúc cuộc chiến. Người Mỹ muốn tìm giải pháp danh dự để rút quân. Hội nghị gồm bốn bên, nhưng các cuộc họp kín chỉ có Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đàm phán tại Paris căng thẳng kéo dài gần 5 năm. Ngày 20/10/1972, hai bên đạt được thỏa thuận cuối cùng, dự định ký Hiệp định ngày 31/10/1972. Nhưng sau khi Richard Nixon trúng cử Tổng thống nhiệm kỳ II phía Mỹ lại nêu ra nhiều trở ngại để trì hoãn việc ký Hiệp định. Ngay phiên đầu tiên của đợt đàm phán mới bắt đầu từ ngày 20/11/1972, Mỹ đã đòi hỏi sửa 69 điểm trong văn bản đã thỏa thuận ngày 20/10/1972, tức là hầu hết các chương của Hiệp định, bao gồm nhiều vấn đề thực chất. Phiên họp ngày 12 – 13/12 gặp nhiều bế tắc.

Ngày 14/12, Tổng thống Richard Nixon tuyên bố Việt Nam phá hoại đàm phán. Họ gửi tối hậu thư tới Hà Nội yêu cầu, trong 72 giờ phải quay lại ký kết Hiệp định theo phương án Mỹ đưa ra, nếu không, họ sẽ dùng B-52 hủy diệt Hà Nội, Hải Phòng để "đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá".

Đoàn Việt Nam rời Paris về tới Hà Nội đêm 18/12/1972, đúng vào lúc đó thì bom lửa điên cuồng dội xuống. Đó là thời điểm mở đầu chiến dịch tập kích bằng không quân với vũ khí chiến lược là "Pháo đài bay" B-52 mà Mỹ đã đe dọa.

Cuộc tập kích không quân lớn nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh

Cuộc tập kích diễn ra cả ngày đêm từ thời điểm ấy, nhằm vào Hà Nội, sau đó lan ra Hải Phòng, Thái Nguyên, Lạng Sơn. Nó được đặt tên là Chiến dịch Linebacker II, tiếp nối Chiến dịch Linebacker I mà không quân Mỹ đã tiến hành từ tháng 5 đến tháng 10/1972 đánh phá miền Bắc.

Cho đến hiện nay, đây là cuộc tập kích bằng không quân có quy mô lớn nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh. Hoa Kỳ đã sử dụng tới 200 máy bay ném bom chiến lược B-52 cùng với 14 liên đội không quân chiến thuật gồm 1.077 máy bay các loại, xuất phát từ 3 căn cứ không quân và 6 tàu sân bay hiện đại. Một B-52 mang 30 tấn bom, có thể rải thảm diện tích dài 3 km, rộng 1,5 km. Số lượng bom ném xuống trong chiến dịch này vượt qua số lượng bom Mỹ ném xuống miền Bắc từ năm 1969 đến năm 1971.

Screen Shot 2023-01-15 at 10.02.41

Đây cũng là cuộc tập kích không quân chênh lệnh không tưởng tượng nổi giữa tấn công và phòng thủ. Phía Việt Nam, ngoài hệ thống pháo cao xạ, súng phòng không, thì thời điểm ấy chỉ có 23 tiểu đoàn tên lửa SAM-2 và khoảng chừng 50 máy bay tiêm kích MiG-17 và MiG-21. Tình cảnh ấy đúng như là dùng cả một khối đá lớn để ném vào một rổ trứng.

Vậy mà trứng dưới đất đã bẻ gãy đá từ trời cao lao xuống. Sau 12 ngày đêm quân và dân Việt Nam chiến đấu ngoan cường, bình tĩnh, sáng tạo, Mỹ phải chấp nhận thua cuộc. Việt Nam đã làm nên một trận "Điện Biên Phủ trên không".

“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số nhà máy xí nghiệp sẽ bị tàn phá. Nhưng nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do!”

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Danh từ "Điện Biên Phủ trên không" xuất hiện từ lời biểu dương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào đêm 26/12/1972. Đó là đêm đau thương khi B-52 rải thảm dãy phố Khâm Thiên, đánh sập bệnh viện Bạch Mai, phá nát khu dân cư An Dương, ga Văn Điển, Giáp Bát... Nhưng cũng trong đêm ấy, 8 máy bay B-52 bị bắn rơi. Riêng ở Hà Nội là 5 chiếc. Từ căn cứ chỉ huy, Đại tướng biểu dương và kêu gọi: "Các đơn vị hãy bắn rơi nhiều B-52 hơn nữa! Hãy giáng cho quân Mỹ một đòn Điện Biên Phủ ngay trên bầu trời Hà Nội, Thủ đô thân yêu của chúng ta!"

Tổng hợp sức mạnh và yếu tố bất ngờ để chiến thắng

Chiến dịch Linebacker II diễn ra hết sức bất ngờ, gây nên một cơn sốc lớn, làm bàng hoàng dư luận quốc tế. Nhưng với Việt Nam thì không…

Ngày 17/7/1966, khi Mỹ mở rộng dùng máy bay đánh phá miền Bắc, Hồ Chủ tịch phát đi lời kêu gọi: Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số nhà máy xí nghiệp sẽ bị tàn phá. Nhưng nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do!

Ngày 29/12/1967, Bác Hồ nói với chỉ huy quân chủng Phòng không - Không quân: Sớm muộn gì Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ném bom Hà Nội, rồi có thua mới chịu thua. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua trên bầu trời Hà Nội.

Từ những ngày đó, quân chủng PK-KQ đã dày công nghiên cứu và xây dựng kế hoạch đánh B-52. Nhiều cán bộ, chiến sỹ cùng vũ khí, khí tài đã vào tuyến lửa khu IV, vào Trường Sơn, để tìm hiểu địch. Cuối tháng 11/1972, Quân ủy Trung ương nhận định: "Đế quốc Mỹ có thế liều lĩnh dùng B-52 ném bom Hà Nội, Hải Phòng" thì ngày 24/11, kế hoạch đánh B-52 đã hoàn thiện và được phê duyệt.

"Pháo đài bay B-52" có một phi đội máy bay chiến thuật bay bảo vệ, có hệ thống gây nhiễu hiện đại mà ra đa Việt Nam không thể phát hiện. B-52 có tên lửa không đối đất, được dẫn ngược theo sóng ra đa điều khiển tên lửa mà đánh phá trận địa của ta. Ngày 16/4/1972, để tập dượt, Mỹ cho 20 máy bay B-52 cùng với 170 máy bay cường kích hộ tống, tiến hành đánh phá Hải Phòng. Đã có gần một trăm tên lửa SAM-2 phóng lên mà không trúng B-52. Nhiều trận địa tên lửa của ta bị oanh tạc tan hoang. Từ đó, Mỹ cho rằng, B-52 chỉ có thể bị rơi do thời tiết hoặc trục trặc kỹ thuật chứ không bao giờ bị bắn rơi do hỏa lực của quân đội Việt Nam.

Người Mỹ đã vô cùng bất ngờ khi ngay trong đêm mở đầu chiến dịch đã có 3 chiếc B-52 bị bắn hạ. Tiếp tục trong 12 ngày đêm, tổng cộng đã có 34 máy bay B-52 bị bắn hạ trong tổng số 81 máy bay chiến thuật các loại của Mỹ phơi xác trên mặt đất. Trong số này, phần lớn là do tên lửa SAM-2 tiêu diệt, còn lại là bị hạ bởi đạn pháo cao xạ 100 mm và 3 chiếc B-52 bị máy bay MiG của ta bắn rơi.

Ngày 30/12/1972, Nixon buộc phải ra lệnh chấm dứt chiến dịch không kích và đề nghị Việt Nam nối lại đàm phán. Vào ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam với những điều khoản đúng như Mỹ đã từng chấp thuận từ tháng 11/1972, đã được ký kết. Từ thắng lợi này, cuộc kháng chiến chống xâm lược và thống nhất đất nước đã đi tới ngày toàn thắng 30/4/1975.

Ý nghĩa mới từ cội nguồn sức mạnh Việt Nam

Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" của Việt Nam năm 1972 đã vượt qua mọi suy đoán, gây nên ấn tượng mạnh mẽ. "Pháo đài bay" B-52 là vũ khí chiến lược lớn nhất của Hoa Kỳ, lần đầu tham chiến là tại chiến trường Việt Nam và đã bị tiêu diệt số lượng lớn nhất, bằng đủ các cách thức khác nhau. Đó là pháo cao xạ tầm cao xuyên mây tung lửa lên, là tên lửa "vạch nhiễu tìm thù" vít đầu kéo xuống, là máy bay MiG bất ngờ tấn công như cách "chim cắt mổ diều hâu"…

"Điện Biên Phủ trên không" 1972 là biểu tượng của tổng hợp sức mạnh toàn quân và dân trong thử thách ngặt nghèo, của quyết đánh và quyết thắng để bảo toàn vận mệnh độc lập, là bài học về sáng tạo và bản lĩnh vượt qua những giới hạn của năng lực và điều kiện, về đoàn kết một lòng để làm nên chiến thắng vĩ đại.

Những bài học này đã tiếp thêm cho chúng ta vững tin vào sự trường tồn và phát triển của đất nước. Người Việt Nam đã lập nên những chiến công vĩ đại, đưa đất nước lên vũ đài thắng lợi và vinh quang. Đất nước ta đã có "Điện Biên Phủ" trên mặt đất và cả trên bầu trời. Và trong chặng đường đi tới, một "Điện Biên Phủ" mới trong phát triển, dựng xây cơ đồ đang vẫy gọi tất cả chúng ta!

  • Cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng Tổ công tác ứng phó thuế đối ứng của Mỹ

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng Tổ công tác ứng phó thuế đối ứng của Mỹ

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Mỹ.

Sự kiện - 04/04/2025 13:09

Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình bị đề nghị kỷ luật

Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình bị đề nghị kỷ luật

Ông Trương Hòa Bình trong thời gian giữ chức vụ Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến mức phải thi hành kỷ luật.

Sự kiện - 04/04/2025 12:04

Bộ Ngoại giao: Việt Nam lấy làm tiếc trước thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Bộ Ngoại giao: Việt Nam lấy làm tiếc trước thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Theo Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao, phía Việt Nam cho rằng quyết định trên chưa phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại cùng có lợi giữa hai nước.

Sự kiện - 04/04/2025 08:50

Quý I/2025, kinh tế Quảng Nam tăng trưởng trên hai con số

Quý I/2025, kinh tế Quảng Nam tăng trưởng trên hai con số

Kinh tế quý I/2025 của tỉnh Quảng Nam tăng trưởng trên hai con số, đạt hơn 10,2%, trong đó công nghiệp - xây dựng tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế.

Sự kiện - 04/04/2025 07:16

Quảng Ninh: GRDP tăng 10,91% trong quý I

Quảng Ninh: GRDP tăng 10,91% trong quý I

Quý I/2025, Quảng Ninh ghi nhận mức tăng trưởng GRDP đạt gần 11%, nằm trong nhóm các địa phương có tốc độ phục hồi kinh tế nhanh nhất cả nước. Tuy nhiên, phía sau con số tích cực này vẫn còn nhiều thách thức, đặc biệt là tiến độ giải ngân đầu tư công và sức ép từ thị trường.

Sự kiện - 04/04/2025 07:02

Mặt bằng thuế quan Việt Nam đang thấp hơn nhiều với mức Mỹ tính toán

Mặt bằng thuế quan Việt Nam đang thấp hơn nhiều với mức Mỹ tính toán

Mặc dù Việt Nam đã chủ động điều chỉnh các mức thuế nhập khẩu từ Mỹ song vẫn bị Mỹ áp mức thuế 46%. Bộ Tài chính đang tìm hiểu nguyên nhân vì sao phía Mỹ đưa ra mức thuế cao như vậy…

Sự kiện - 03/04/2025 17:47

  Mỹ áp thuế 46%: 'Hợp long' các mặt hàng, thị trường để đạt 64-65 tỷ USD xuất khẩu nông sản

Mỹ áp thuế 46%: 'Hợp long' các mặt hàng, thị trường để đạt 64-65 tỷ USD xuất khẩu nông sản

Mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản trong năm nay trở nên khó khăn hơn khi Mỹ bất ngờ áp dụng mức thuế 46% đối với Việt Nam, trong đó có mặt hàng nông lâm thủy sản…

Sự kiện - 03/04/2025 15:12

Thủ tướng: Lập ngay tổ phản ứng nhanh việc Mỹ áp thuế 46%

Thủ tướng: Lập ngay tổ phản ứng nhanh việc Mỹ áp thuế 46%

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh về việc Mỹ áp thuế 46% đối với hàng hóa của Việt Nam.

Sự kiện - 03/04/2025 13:52

Lãnh đạo các nước phản ứng với thuế đối ứng của Mỹ

Lãnh đạo các nước phản ứng với thuế đối ứng của Mỹ

Phản ứng của lãnh đạo các nước có nhiều mức độ khác nhau, bao gồm đàm phán với Mỹ và có biện pháp trả đũa, đồng thời cho rằng chiến tranh thương mại gây tổn hại tới kinh tế thế giới.

Sự kiện - 03/04/2025 12:21

'Vươn mình trong hội nhập quốc tế'

'Vươn mình trong hội nhập quốc tế'

Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu bài viết: "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Sự kiện - 03/04/2025 11:22

Thủ tướng đề nghị Standard Chartered hỗ trợ Việt Nam xây dựng các trung tâm tài chính quốc tế, thu hút FDI chất lượng cao

Thủ tướng đề nghị Standard Chartered hỗ trợ Việt Nam xây dựng các trung tâm tài chính quốc tế, thu hút FDI chất lượng cao

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn tích cực chia sẻ kinh nghiệm, tham vấn lựa chọn mô hình, giải pháp phù hợp nhằm phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Sự kiện - 03/04/2025 05:47

Nhà vua Vương quốc Bỉ dự lễ khai trương Khu phức hợp dịch vụ DEEP C tại Quảng Ninh

Nhà vua Vương quốc Bỉ dự lễ khai trương Khu phức hợp dịch vụ DEEP C tại Quảng Ninh

Trong khuôn khổ chuyến thăm Quảng Ninh, Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde đã tham dự lễ khai trương Khu phức hợp dịch vụ DEEP C tại Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong, TX Quảng Yên.

Sự kiện - 02/04/2025 17:56

Giải leo 'Bước chân trên mây' lần 2 - Chinh phục đỉnh Tà Xùa diễn ra từ 11-13/4

Giải leo 'Bước chân trên mây' lần 2 - Chinh phục đỉnh Tà Xùa diễn ra từ 11-13/4

Giải leo núi "Bước chân trên mây" lần thứ II sẽ từ ngày 11-13/4/2025 với sự góp mặt của hơn 100 vận động viên là các nhà báo, phóng viên thuộc các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước.

Sự kiện - 02/04/2025 10:35

[Gặp gỡ thứ Tư] Môi trường đầu tư an toàn, minh bạch là sức hút 'tăng tốc' dòng vốn FDI

[Gặp gỡ thứ Tư] Môi trường đầu tư an toàn, minh bạch là sức hút 'tăng tốc' dòng vốn FDI

TS. Nguyễn Hoàng Lê cho rằng, để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh mẽ hơn nữa, việc xây dựng và đảm bảo một môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch, thuận lợi sẽ là điểm mạnh để các nhà đầu FDI hướng đến Việt Nam.

Sự kiện - 02/04/2025 09:33

Chính phủ ban hành Nghị định về tháo gỡ vướng mắc cho các dự án tại Đà Nẵng, TP.HCM

Chính phủ ban hành Nghị định về tháo gỡ vướng mắc cho các dự án tại Đà Nẵng, TP.HCM

Nghị định số 76 của Chính phủ quy định chi tiết Nghị quyết 170 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP.HCM, TP. Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Sự kiện - 02/04/2025 07:33

Nhà vua Bỉ ủng hộ mở rộng hợp tác với Việt Nam về tua-bin điện gió, hydrogen xanh

Nhà vua Bỉ ủng hộ mở rộng hợp tác với Việt Nam về tua-bin điện gió, hydrogen xanh

Tại các cuộc tiếp xúc với Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, Nhà Vua Bỉ Philippe ủng hộ mở rộng hợp tác song phương trong các lĩnh vực tiềm năng, nhất là những lĩnh vực Bỉ có thế mạnh.

Sự kiện - 01/04/2025 22:45