Đề xuất ban hành bộ tiêu chuẩn về dịch vụ du lịch chăm sóc sức khỏe
Trên đây đề xuất của TS. Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch tại Hội thảo Đón đầu xu hướng bất động sản chăm sóc sức khoẻ do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức ngày 25/10.
Sáng nay (25/10), tại trụ sở 65 Văn Miếu (Hà Nội), Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn tổ chức Hội thảo "Đón đầu xu hướng bất động sản chăm sóc sức khỏe".
Đóng góp tham luận tại hội thảo, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch nhấn mạnh: Việt Nam có nhiều tiềm năng khác biệt và đa dạng để phát triển du lịch chăm sóc sức khoẻ.
Theo đó, ông Tuấn cho biết, từ lâu, du lịch chăm sóc sức khỏe đã trở thành một xu hướng của du lịch thế giới, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh và tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Nhiều chuyên gia trên thế giới đã dự báo trong thời gian tới xu hướng du lịch này sẽ có sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt với những chuyến du lịch dài ngày của du khách sẽ không còn là những chuyến du lịch mang tính giải trí đơn thuần mà thay vào đó là hình thức du lịch tận hưởng kết hợp chăm sóc, cải thiện sức khỏe, thư giãn tinh thần. Ở một số quốc gia như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… du lịch chăm sóc sức khỏe đang chiếm được sự quan tâm lớn đối với hầu hết khách du lịch.
Theo Global Data, thị trường du lịch chăm sóc sức khỏe cũng có tốc độ phục hồi nhanh nhất và theo dự đoán, thị trường này có thể phục hồi hoàn toàn vào cuối năm 2022 với số lượng khách du lịch chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe bằng năm 2019. Một số quốc gia trên thế giới đã nhanh chóng xúc tiến quảng bá ngay các sản phẩm du lịch này cùng với khi mở cửa du lịch quốc tế như Ấn Độ, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ…
Ông Tuấn cho biết, Việt Nam có nhiều tiềm năng du lịch chăm sóc sức khỏe với nhiều đặc trưng khác biệt và đa dạng về tự nhiên phù hợp với hoạt động nghỉ dưỡng núi, nghỉ dưỡng biển. Các bãi tắm nổi tiếng từ Bắc đến Nam như Trà Cổ, các bãi tắm ở các đảo trên vịnh Hạ Long và Bái tử Long, Ðồ Sơn, Cát Bà, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô, Đà Nẵng, Cửa Đại – Nam Hội An, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu, Phú Quốc, Côn Đảo… Ngoài ra, vùng ven biển có 2.773 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có nhiều bãi biển nhỏ, tĩnh lặng, an bình, rất phù hợp cho du lịch nghỉ ngơi, chữa bệnh.

Hội thảo "Đón đầu xu hướng bất động sản chăm sóc sức khỏe". Ảnh: Trọng Hiếu.
Bên cạnh đó, tài nguyên tự nhiên bao gồm hệ thống suối khoáng nóng, đảm bảo các yếu tố vi lượng, khoáng chất phù hợp với nhu cầu chữa bệnh và hồi phục sức khỏe cũng là những điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch. Kết hợp với những phương thuốc chữa bệnh Đông y truyền thống, các liệu pháp chăm sóc sức khỏe của đồng bào các dân tộc thiểu số, các hoạt động trị liệu khác như Thiền, Yoga, thể dục dưỡng sinh kết hợp chế độ ăn uống sạch, lành mạnh …là những yếu tố hấp dẫn đối với khách du lịch chăm sóc sức khỏe.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch chia sẻ, tại Việt Nam, theo Luật Du lịch (2017), dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho khách du lịchlà những loại hình dịch vụ do các tổ chức, cá nhân trên cơ sở khai thác giá trị y học cổ truyền, y học hiện đại cung cấp dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe nhằm phục vụ nhu cầu về nâng cao sức khoẻ thể chất, tinh thần của khách du lịch. Do đó, Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp trên cơ sở khai thác giá trị y học cổ truyền, y học hiện đại. Để đảm bảo việc quản lý chất lượng các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho khách du lịch, Luật Du lịch 2017 đã đưa ra yêu cầu về các cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Theo đó, trong những năm qua, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch có các cơ sở chăm sóc sức khoẻ đạt tiêu chuẩn đã được quan tâm đầu tư, có thể kể đến các điểm đến như Kim Bôi (Hòa Bình), Sa Pa (Lào Cai), Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Onsen (Quảng Ninh), Phú Quốc (Kiên Giang), Côn Đảo, Hồ Tràm (Bà Rịa - Vũng Tàu), Khu đô thị Novaworld Phan Thiết (Bình Thuận) … đã thu hút lượng đáng kể khách du lịch đến với mục đích chính là chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh.
Đề xuất ban hành bộ tiêu chuẩn về dịch vụ du lịch chăm sóc sức khỏe
"Tuy có nhiều kết quả tích cực, song, loại hình này của Việt Nam còn chưa được khẳng định trên bản đồ du lịch chăm sóc sức khoẻ của thế giới. Các sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam nhìn chung còn ít, chưa đa dạng, chưa tương xứng với tiềm năng. Sản phẩm phổ biến nhất là spa và tắm nước khoáng nước nóng với nhiều cơ sở hoạt động phục vụ khách du lịch, các sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe khác hiện nay là rất ít", ông Tuấn nói.
Về cơ sở vật chất, trong những năm gần đây, đã có một số khu nghỉ dưỡng spa được xây dựng tại các điểm du lịch nổi tiếng, có cảnh quan thiên nhiên đẹp, một số khu du lịch nước khoáng có hệ thống cơ sở vật chất 4 - 5 sao, học tập kinh nghiệm của nước ngoài như Onsen (Quảng Ninh), Kênh Gà (Ninh Bình), Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Tú Lệ (Yên Bái), Ngọc Chiến (Sơn La), Núi Chúa (Ninh Thuận)...

TS. Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch: "Việt Nam có nhiều tiềm năng khác biệt và đa dạng để phát triển du lịch chăm sóc sức khoẻ". Ảnh: Trọng Hiếu.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, phần lớn các cơ sở kinh doanh spa và tắm nước khoáng, nước nóng khác vẫn đang ở quy mô nhỏ, có cơ sở vật chất cơ bản, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe được cung cấp. Các khu nghỉ dưỡng và khu du lịch cao cấp có chất lượng dịch vụ cao, có thể phục vụ các đối tượng khách du lịch có mức chi trả cao và lưu trú dài ngày.
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe là nguồn nhân lực. Hiện nay, du lịch chăm sóc sức khỏe của Việt Nam đang thiếu rất nhiều nhân sự quản lý cao cấp và kỹ thuật viên có tay nghề cao do còn thiếu các cơ sở đào tạo chuyên ngành. Nhiều cơ sở kinh doanh đang sử dụng các chuyên gia và lao động người nước ngoài. Đây là vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trong thời gian tới vì nhân lực là yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe.
Về công tác quản lý, ông Tuấn cho rằng, các hoạt động quản lý nhà nước chưa bắt kịp được với các sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe đang phát triển ngày càng đa dạng.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy quản lý chất lượng sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe là yếu tố quan trọng hàng đầu nhưng tại Việt Nam hiện chưa có tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của các sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe và không có cơ quan, tổ chức nào thẩm định chất lượng của các cơ sở kinh doanh các sản phẩm này. Hiện nay, chỉ có một số văn bản quy định và hướng dẫn về điều kiện kinh doanh của một số hoạt động như mát-xa, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, chưa có văn bản cụ thể hướng dẫn về quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch chăm sóc sức khỏe.
Trong số các nguyên nhân được chỉ ra, vấn đề đầu tiên cần được quan tâm đó là nâng cao nhận thức về du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam còn hạn chế. Các điểm đến mới chỉ khai thác các sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe ở mức độ cơ bản theo khả năng của điểm đến hoặc của đơn vị kinh doanh. Còn thiếu đầu tư bài bản với tầm nhìn dài hạn cho các trung tâm chuyên nghiệp và có phạm vi hoạt động lớn hơn. Đồng thời, công tác xúc tiến quảng bá, phát triển thị trường đối với dòng sản phẩm này cũng chưa được thực hiện hiệu quả, bài bản. Có thể thấy, du lịch chăm sóc sức khoẻ ở Việt Nam mới đang ở mức độ manh nha hoặc chủ yếu là kết hợp với các loại hình du lịch khác như nghỉ dưỡng biển, nghỉ dưỡng núi, du lịch đô thị.
Đưa ra khuyến nghị để phát triển du lịch chăm sóc sức khoẻ, ông Tuấn nêu: Với xu hướng phát triển hiện nay, để có thể bắt kịp sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng du lịch đối với sản phẩn du lịch chăm sóc sức khỏe, đặc biệt với xu hướng được dự báo là sẽ tăng nhanh sau đại dịch, cần lưu ý các điểm sau:
Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam. Tạo ra môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi cho việc phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe. Có chính sách ưu tiên các doanh nghiệp phát triển sản phẩm có chất lượng cao, phục vụ thị trường cao cấp, có mức chi trả cao.
Có chính sách ưu tiên các doanh nghiệp phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe dựa vào thiên nhiên, văn hóa và truyền thống Việt Nam, tạo nên nét khác biệt với các sản phẩm trong khu vực.
Ngành du lịch xây dựng và ban hành cơ chế liên kết với các ngành liên quan như ngành y tế để thu hút đầu tư và hướng dẫn phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.
Cần rà soát, điều tra tổng hợp các giá trị tài nguyên phục vụ cho du lịch chăm sóc sức khỏe với sự vào cuộc của các cơ quan chuyên môn phù hợp (ngành tài nguyên môi trường và du lịch) để quy hoạch và đề xuất kế hoạch khai thác, xây dựng sản phẩm phù hợp với hoạt động du lịch cũng như tiêu chuẩn về trị liệu, chăm sóc sức khỏe.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, y tế (hiện đại và truyền thống) với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch chăm sóc sức khỏe để đề xuất các hình thức kết hợp trị liệu hiệu quả, đúng tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn trong quá trình triển khai đối với khách du lịch.
Đầu tư, nâng cấp cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chăm sóc sức khỏe, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chí về an toàn trong cung cấp dịch vụ và chăm sóc sức khỏe cho khách du lịch. Đối với các cơ sở đã cải thiện, nâng cấp phù hợp với những tiêu chuẩn hiện tại. Đối với cơ sở xây mới cần đảm bảo yếu tố chất lượng, thẩm mỹ và hiệu quả trong khai thác.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch cũng đưa đề xuất ban hành bộ tiêu chuẩn về dịch vụ du lịch chăm sóc sức khỏe để làm căn cứ trong việc đánh giá và điều chỉnh đối với các bên liên quan trong quá trình triển khai.
Xây dựng hệ thống sản phẩm, dịch vụ du lịch chăm sóc sức khoẻ phù hợp với từng phân khúc thị trường khách (theo độ tuổi, nền văn hoá…), có đặc thù riêng của Việt Nam, có khả năng cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực.
Đảm bảo an toàn sức khoẻ, an ninh cho khách du lịch trong bối cảnh nhiều vấn đề dịch bệnh trên toàn cầu. Đưa ra các phương án, hướng dẫn cụ thể về xử lý tình huống khẩn cấp, khủng hoảng với các đơn vị kinh doanh du lịch chăm sóc sức khoẻ.
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực du lịch chăm sóc sức khỏe. Đảm bảo có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm bảo vệ bản thân và khách du lịch, có kỹ năng nghề nghiệp và có thái độ tích cực trong quá trình phục vụ khách du lịch
Cuối cùng, cần tăng cường xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe, đặc biệt với các loại hình có thế mạnh của nước ta như thiền, yoga, tắm khoáng nóng, spa, các sản phẩm ẩm thực sạch, lành mạnh. Cần có sự phối kết hợp giữa các bên liên quan (hợp tác công - tư) trong quảng bá sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe.
- Cùng chuyên mục
Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa từ Việt Nam
Ông Trump khẳng định Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương.
Sự kiện - 02/07/2025 23:08
Hải Phòng có Ban Quản lý Khu kinh tế mới
Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng mới vừa được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý KKT Hải Phòng và Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương.
Sự kiện - 02/07/2025 18:11
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chuyển đổi số là hệ thần kinh Trung ương, cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã
Tống Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, chuyển đổi số chính là hệ thần kinh Trung ương, là cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã. Trong mô hình mới phải trở thành một bộ não dữ liệu để tổng hợp, phân tích, cảnh báo sớm tình hình, không để xảy ra vùng trũng thông tin, không có chuyển đổi số thì mô hình hành chính 2 cấp sẽ không thể vận hành hiệu quả.
Sự kiện - 02/07/2025 16:49
[Gặp gỡ thư Tư] Thu hút FDI cần chuyển sang 'quy hoạch vùng kinh tế động lực'
Để phát huy lợi thế mạng lưới thay vì từng địa phương đơn lẻ, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) cần chuyển từ “quy hoạch tỉnh” sang “quy hoạch vùng kinh tế động lực”
Sự kiện - 02/07/2025 10:27
Tổng Bí thư Tô Lâm: Xã nào cũng làm tốt thì 126 xã, phường mới của Hà Nội đều tốt
Thăm, kiểm tra hoạt động chính quyền địa phương hai cấp tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, bộ máy chính quyền cấp xã phải phát huy hiệu quả mô hình mới, các nhiệm vụ được phân cấp, phân quyền để chính quyền thực sự gần dân, sát với dân, phục vụ và giải quyết nhanh nhất, tốt nhất các vấn đề từ thực tiễn.
Sự kiện - 02/07/2025 08:20
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Đức Hiển làm Phó trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương
Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Đức Hiển được Bộ Chính trị, Ban bí thư điều động, phân công, bổ nhiệm, giữ chức vụ Phó trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương.
Sự kiện - 02/07/2025 07:01
Gia Lai đặt mục tiêu trở thành cực tăng trưởng vùng sau hợp nhất
Sau khi hợp nhất, tỉnh Gia Lai đã tổ chức kỳ họp đầu tiên để kiện toàn bộ máy lãnh đạo HĐND và UBND tỉnh. Với quy mô mới về diện tích, dân số và tiềm năng, Gia Lai đặt mục tiêu trở thành cực tăng trưởng quan trọng của khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Sự kiện - 01/07/2025 15:57
Danh sách Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND và Uỷ ban MTTQ tại 126 xã, phường mới của Hà Nội
Hà Nội vừa công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường.
Sự kiện - 01/07/2025 15:33
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
Đây là cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp lần thứ sáu và được diễn ra trùng đúng vào ngày đầu tiên trên cả nước bắt đầu vận hành Chính quyền địa phương hai cấp với nội dung điều tra được mở rộng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin phục vụ hoạch định chính sách, giúp giảm thiểu gánh nặng cho người dân….
Sự kiện - 01/07/2025 14:28
Hà Nội công bố danh sách điểm phục vụ hành chính công từ ngày 1/7/2025
Từ ngày 1/7/2025, hệ thống Chi nhánh và Điểm phục vụ hành chính công thuộc các UBND 126 xã/phường tại Hà Nội chính thức được công khai và đi vào hoạt động đồng bộ nhằm đảm bảo việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân và doanh nghiệp diễn ra liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn.
Sự kiện - 01/07/2025 13:45
Bí thư trẻ tuổi nhất cả nước là ai?
Trong danh sách 34 Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy sau sáp nhập, ông Lê Quốc Phong, quê quán Hà Nội, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp là người trẻ tuổi nhất, 47 tuổi.
Sự kiện - 01/07/2025 08:55
Hôm nay, 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
Từ hôm nay (1/7/2025), 34 tỉnh, thành trên cả nước chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, gồm cấp tỉnh và cấp xã, sau thời gian chạy thử nghiệm. Đây sẽ là dấu mốc lịch sử quan trọng trong tiến trình cải cách nền hành chính.
Sự kiện - 01/07/2025 07:32
Ông Trần Thanh Lâm làm Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương
Ban Bí thư quyết định ông Trần Thanh Lâm thôi giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre để đảm nhiệm chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, kể từ ngày 1/7.
Sự kiện - 30/06/2025 22:26
Dấu mốc mở đầu một giai đoạn chuyển động mới ở Nghệ An
Từ 412 đơn vị hành chính cấp xã, sau khi sắp xếp và kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, toàn tỉnh Nghệ An chỉ còn 130 đơn vị hành chính cấp xã.
Sự kiện - 30/06/2025 15:58
Sổ bảo hiểm xã hội điện tử được cấp chậm nhất là ngày 1/1/2026
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.
Sự kiện - 30/06/2025 15:08
12 chữ Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng TP. Hải Phòng mới
“Đoàn kết - Giàu mạnh - Hiện đại - Phồn vinh - Văn minh - Hạnh phúc” là 12 chữ được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi tặng TP. Hải Phòng mới.
Sự kiện - 30/06/2025 14:39
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago