Để trở thành 'thiên đường du lịch golf' - Bài 2: Nhận diện những rào cản

Nhàđầutư
Du lịch golf là dòng sản phẩm cao cấp, thu hút đối tượng khách có mức chi tiêu cao, miền Trung với nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp đang có những lợi thế để phát triển dòng sản phẩm này. Tuy nhiên, để là "con gà đẻ trứng vàng" thì du lịch golf miền Trung còn rất nhiều việc phải làm.
THÀNH VÂN
01, Tháng 08, 2023 | 06:30

Nhàđầutư
Du lịch golf là dòng sản phẩm cao cấp, thu hút đối tượng khách có mức chi tiêu cao, miền Trung với nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp đang có những lợi thế để phát triển dòng sản phẩm này. Tuy nhiên, để là "con gà đẻ trứng vàng" thì du lịch golf miền Trung còn rất nhiều việc phải làm.

LTS: Với lợi thế bờ biển dài, địa hình phong phú, khí hậu đa dạng, tài nguyên đất đai lớn, kết nối hạ tầng giao thông tương đối hoàn chỉnh và dễ tiếp cận, miền Trung Việt Nam được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch golf.

Ông Mark Siegel, Giám đốc điều hành Công ty Du lịch Golfasian từng khẳng định, với các sân golf chất lượng cao kết hợp với những bãi biển ấn tượng, đáng kinh ngạc và các khu nghỉ dưỡng sang trọng, miền Trung được coi là "thiên đường du lịch golf" của cả nước.

Tuy nhiên, để trở thành điểm đến hấp dẫn của khách trong nước và quốc tế về du lịch golf, các địa phương miền Trung còn rất nhiều việc phải làm.

Bài trước: Để trở thành 'Thiên đường du lịch golf' - Bài 1: Các tỉnh miền Trung thúc đẩy du lịch golf

Pháp lý phát triển sân golf gặp khó

Mặc dù được chú trọng đầu tư song du lịch golf miền Trung vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có, cũng như sự kỳ vọng dành cho nó.

Chưa nói đến câu chuyện ưu đãi, chỉ đề cập tới chính sách dành cho golf, thực tế vẫn còn nhiều điểm khắt khe.

Đặc biệt, phát triển sân golf đang bị "trói buộc" nhiều rào cản, vẫn chật vật mà lẽ ra, nó đáng được tạo điều kiện để phát triển.

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, hiện nay, đầu tư vào sân golf khó khăn là do quy hoạch, chúng ta thực hiện các bước quy hoạch sân golf vẫn chưa được nhanh lắm so với tốc độ phát triển nhu cầu của xã hội.

Tiếp theo là nhà đầu tư, hiện nay vẫn còn đang thiếu nhà đầu tư sân golf, đặc biệt là xã hội hóa hoặc đầu tư sân golf bài bản cũng như đầu tư sân golf công cộng còn khó khăn. Ngoài ra, sự tiếp cận về đất đai cũng là một thách thức cho các nhà đầu tư.

"Với những khó khăn đó thì tốc độ phát triển sân golf không được nhanh so với đáp ứng nhu cầu hiện nay. Tỉnh Quảng Nam đã có quy hoạch rất bài bản về phát triển các sân golf, tuy nhiên cái khó khăn hiện nay không phải ở tỉnh mà liên quan đến Trung ương và nhiều bộ ngành, kể cả nhà đầu tư", ông Bửu nói.

Ông cũng cho rằng: "Cần phải có giải pháp thúc đẩy nhanh các thủ tục đất đai, pháp lý…, để các nhà đầu tư sân golf triển khai nhanh, hiệu quả hơn".

anh-4

Phát triển sân golf ở miền Trung đang bị "trói buộc" nhiều rào cản. Ảnh: T.V.

Ông Bửu cho biết thêm, tỉnh Quảng Nam rất mong muốn sớm tháo gỡ dần các khó khăn về pháp lý để thu hút các nhà đầu tư vào nhanh hơn, manh hơn. Từ đó mang đến giá trị thực cho phát triển du lịch golf tại Việt Nam nói chung và tại Quảng Nam nói riêng.

Ở góc độ doanh nghiệp phát triển sân golf, ông Steve Wolstenholme, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc khu nghỉ dưỡng Hoiana Resort & Golf cho rằng, khu vực miền Trung Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển golf do có đường bờ biển dài và phong cảnh tự nhiên đẹp. Đặc biệt là hệ thống sân đạt chuẩn quốc tế đang hoạt động. Chính những điều này đã giúp miền Trung thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất có thể kể đến đó là nguồn nhân lực khi chúng ta chủ trương phát triển nguồn nhân lực địa phương. Golf vẫn là một ngành tương đối mới tại Việt Nam nên nguồn nhân lực đào tạo chính quy vẫn còn nhiều hạn chế.

"Phần lớn khách hàng hiện nay là nhóm khách hàng ít sử dụng tiếng Anh. Nguồn nhân lực có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh hiện đã có đủ nhưng số lượng nhân viên có thể sử dụng thành thạo tiếng Trung, Nhật hay Hàn vẫn còn thiếu. Đây là điều mà ngành golf tại khu vực cần phải khắc phục trong tương lai", ông Steve Wolstenholme cho hay.

anh-5

Hiện chi phí chơi golf ở miền Trung khá cao, dẫn đến đối tượng khách du lịch nội địa thấp và tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến chơi golf chưa cao so với tổng số khách quốc tế. Ảnh: T.V.

Chi phí cao khó thu hút khách

Trên thực tế, du lịch golf ở Việt Nam nói chung và miền Trung nói riêng còn hạn chế do lượng sân golf còn ít, tỉ lệ khách du lịch quốc tế đến chơi golf chưa cao. Đặc biệt, sự liên kết giữa doanh nghiệp lữ hành và sân golf còn lỏng lẻo, du lịch golf chưa kết nối với các loại hình du lịch khác...

Ông Phạm Thành Trí, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam nhìn nhận một số khó khăn để phát triển du lịch golf ở khu vực miền Trung.

Trước nhất là việc hầu hết các công ty lữ hành chưa quan tâm mạnh mẽ đến du lịch golf. Nguồn nhân lực du lịch chưa được đào tạo đầy đủ về golf, các sản phẩm du lịch golf nghèo nàn, đơn giản.

Cùng với đó, các thành phần của ngành du lịch miền Trung chưa kết nối với golf; truyền thông về du lịch golf còn thiếu và yếu, chưa sử dụng công nghệ trong du lịch golf…

"Các doanh nghiệp cần chủ động đào tạo nguồn nhân lực du lịch golf để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch golf quốc tế và trong nước", ông Trí nói.

Theo ông Trí, cần đẩy mạnh truyền thông để các cơ quan quản lý nhà nước, người dân hiểu golf là một thể thao và là một ngành kinh tế xuất khẩu dịch vụ tại chỗ. Từ đó có chính sách khuyến khích phát triển các hoạt động này. 

TMS_ (188)

Du lịch miền Trung còn thiếu rất nhiều những dịch vụ kết nối, dịch vụ bổ sung và những chuỗi phục vụ cho khách golf. Ảnh: T.V.

Trong khi đó, ông Nguyễn Tiến Lãng, quyền Chủ tịch Hiệp hội golf Quảng Nam cho rằng, hiện chi phí chơi bộ môn này ở miền Trung khá tốn kém, đặc biệt giá sân tại khu vực miền Trung tương đối cao so với các khu vực trong nước. Đặc biệt, so với các nước lận cận như Thái Lan, chúng ta khó để cạnh trạnh bởi giá sân quá cao.

"Chúng ta chưa phát triển các loại hình sân công cộng, trong khi đó các nước khác đã phát triển các sân công cộng phục vụ cho người dân và du khách, do đó chi phí bỏ ra cũng rất thấp", ông Lãng nói.

Vẫn theo ông Lãng, để du lịch golf miền Trung miền Trung phát triển thì chính quyền địa phương, các sở ban ngành, hiệp hội du lịch, chủ sân golf, hội golf… phải vào cuộc để tạo ra những sân chơi, tạo điều kiện để phát triển loại hình này mạnh mẽ hơn.

Anh Nguyễn Trúc, người đang hoạt động trong lĩnh vực lữ hành ở Đà Nẵng cho rằng, tiềm năng về du lịch golf của miền Trung còn rất lớn. Tuy nhiên hiện còn thiếu rất nhiều những dịch vụ kết nối, dịch vụ bổ sung và những chuỗi phục vụ cho tập khách hàng này.

"Đa số khách đến du lịch golf đều sẵn sàng chi tiêu ở mức cao, họ đến đây không chỉ đánh golf mà còn những dịch vụ khác như: nghỉ dưỡng, ẩm thực, spa... Do đó, chúng ta nên tạo ra những chương trình liên kết chặt chẽ để nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng mức chi tiêu của du khách", anh Trúc nói. 

Có thể thấy rằng, du lịch golf miền Trung đang có những bước phát triển mạnh mẽ, song vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn đòi hỏi phải có những chiến lược, kế hoạch phát triển để tăng sự cạnh tranh của du lịch golf với các nước trong khu vực.

(Đón xem kỳ tới: Để trở thành ‘thiên đường du lịch golf’ - Bài cuối: Liên kết để phát triển)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ