Đẩy mạnh gắn kết chuỗi du lịch vùng miền Trung - Tây Nguyên

Nhàđầutư
Miền Trung - Tây Nguyên là khu vực hội tụ nhiều tiềm năng và thế mạnh trong chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của cả nước nhưng sản phẩm khá đơn điệu, trùng lặp nên cần phải đẩy mạnh gắn kết chuỗi du lịch để khai thác hiệu quả tiềm năng ở vùng đất này.
ANH BÌNH - PHAN TIẾN
13, Tháng 02, 2019 | 15:55

Nhàđầutư
Miền Trung - Tây Nguyên là khu vực hội tụ nhiều tiềm năng và thế mạnh trong chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của cả nước nhưng sản phẩm khá đơn điệu, trùng lặp nên cần phải đẩy mạnh gắn kết chuỗi du lịch để khai thác hiệu quả tiềm năng ở vùng đất này.

Miền Trung vẫy gọi

Theo báo cáo đề xuất kiến nghị và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch miền Trung – Tây Nguyên. Khu vực này bao gồm 19 tỉnh với diện tích tự nhiên xấp xỉ 151.551 km2, dân số hơn 24 triệu người. Là nơi hội tụ đầy đủ các tài nguyên thiên nhiên du lịch phong phú  đa dạng (biển đảo và đồi núi);  di sản văn hóa thế giới, di tích lịch sử đặc thù của cả nước. Đây cũng được xem là nguồn lực, lợi thế của miền Trung và Tây nguyên, là nơi có thể cho ra nhiều loại hình du lịch, các chuỗi hay danh mục sản phẩm du lịch đặc thù của Việt Nam.

anh ong phan ngoc tho

Ông Phan Ngọc Thọ-Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Tuy nhiên, thời gian qua chủ yếu phát triển theo chiều rộng thông qua việc khai thác thô các tài nguyên du lịch và thu hút vốn đầu tư vào phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, sản phẩm du lịch khá đơn điệu và trùng lặp ở nhiều địa phương. Thiếu dịch vụ đi kèm, hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật, giao thông, phương tiện vận chuyển khách du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch còn yếu.

Nhiều địa bàn có tài nguyên du lịch hấp dẫn nhưng chưa được đầu tư tương xứng với tiềm năng du lịch.Thậm chí, một số tiềm năng du lịch sinh thái quý giá đã gần như bị đánh mất bởi việc triển khai nhiều dự án phát triển công nghiệp, thủy điện như tại Đắk Lắk, Đắk Nông,…

Thiếu sự liên kết khai thác những giá trị tài nguyên, văn hóa đặc thù riêng của từng địa phương “lồng” vào trong sản phẩm du lịch. Ngoài ra, còn thiếu những sản phẩm du lịch đặc sắc mang tính vùng, khu vực có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế để thu hút khách từ những thị trường trọng điểm.

Nếu có liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trong khu vực thì còn nặng hình thức; sự phối hợp giữa du lịch với các ngành liên quan còn bất cập, cụ thể các chủ trương, thể chế chính sách liên kết phát triển vùng, quy hoạch phát triển Vùng , cũng như  quản trị tài nguyên du lịch Vùng chưa được quan tâm,… Phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây nguyên còn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững.

Nơi tiềm năng du lịch cả nước

Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cho biết: Việc gắn kết chuỗi du lịch miền Trung – Tây Nguyên là giải pháp quan trọng có tính định hướng phát triển du lịch khu vực này trong tương lai.

anh 2

Tàu du lịch cập cảng Chân Mây

Cụ thể, sẽ phát triển "chuỗi" sản phẩm du lịch của khu vực miền Trung-Tây nguyên, gồm “Con đường di sản miền Trung”, “ Con đường xanh Tây Nguyên, trong đó mỗi “mắt xích” của “chuỗi” chính là sản phẩm đặc thù riêng của từng địa phương, cụ thể là du khách sẽ được trải nghiệm những giá trị đặc sắc riêng có giữa các địa phương. “Chuỗi” sản phẩm du lịch miền Trung và Tây nguyên không chỉ là sự kết nối sản phẩm đặc thù của các địa phương trong vùng mà có thể gồm một số sản phẩm được tạo bởi sự liên kết của một nhóm các địa phương liền kề.

Liên kết hợp tác, hỗ trợ và phân công giữa các tiểu vùng và các địa phương trong vùng dựa trên những lợi thế so sánh của từng tiểu vùng và địa phương tham gia liên kết phát triển du lịch bao gồm: Hợp tác phân bố lại nguồn lực, huy động vốn đầu tư; điều chỉnh quy hoạch phát triển phù hợp với thế mạnh của từng địa phương trong từng giai đoạn; thiết lập sự thống nhất về không gian du lịch thông qua phát triển hạ tầng kết nối lãnh thổ khu vực miền Trung - Tây nguyên.

Tiếp tục, liên kết trong phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt các sản phẩm đặc thù của nhóm các địa phương, của các tiểu vùng, vùng du lịch liền kề; trong hoạt động xúc tiến quảng bá và phát triển thương hiệu điểm đến và sản phẩm du lịch; trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực khu vực miền Trung- Tây nguyên; Hợp tác xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch chung của vùng và trao đổi thông tin du lịch phục vụ các mục tiêu phát triển du lịch.

Muôn nẻo di sản Miền Trung, nối dài ra nước bạn

Ngoài ra, Ông Phan Ngọc Thọ cho rằng sẽ đẩy mạnh liên kết giữa ba địa phương Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam để phát triển sản phẩm du lịch “Con đường di sản miền Trung” đi vào thực chất, đồng thời kết nối 03 di sản văn hóa thế giới với các giá trị văn hóa tiêu biểu trong Vùng như văn hóa Champa, văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa các dân tộc Đông Trường Sơn và văn hóa dân cư vùng biển. “Con đường di sản miền Trung” mở rộng kết nối với di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Mở rộng kết nối “Con đường di sản văn hóa miền Trung” với “Con đường xanh Tây Nguyên”.

anh 3

Cố đô Huế - Di sản văn hóa, hạt nhân cho các hoạt động và sự kiện văn hóa của vùng đất cố đô

Không chỉ trong nước mà phải liên kết các nước láng giềng, đó là liên kết với Lào và Campuchia để kết nối “Con đường di sản miền Trung” của Việt Nam với Di sản văn hóa thế giới Cố đô Luang Prabang (Lào) và Quần thể Angkor Wat (Campuchia) để tạo thành sản phẩm du lịch “Con đường di sản Đông Dương” trong khuôn khổ hợp tác giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia “Ba quốc gia - Một điểm đến”.

Ưu tiên liên kết tiểu vùng trong phát triển hạ tầng kết nối các điểm đến du lịch với trung tâm vùng là thành phố Đà Nẵng (ở tiểu vùng phía Bắc); TP. Nha Trang (ở tiểu vùng phía Nam); Đà Lạt (Tây Nguyên).

Chú trọng đối với các liên kết giữa vùng duyên hải miền Trung với Tây Nguyên và Đông Nam Bộ thông qua các “Tam giác tăng trưởng du lịch” là Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt; Phan Thiết - TP Hồ Chí Minh - Đà Lạt và Đà Nẵng - Quảng Ngãi - Kon Tum để đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

Cần lắm Công nghệ 4.0 vào du lịch

Chủ tịch UNBD tỉnh còn tiếp tục nhấn mạnh, để hiện thực hóa vấn đề đó cần phải có các giải pháp cụ thể về tăng cường liên kết phát triển du lịch như nâng cao vai trò của Ban Điều phối vùng Duyên hải miền Trung trong việc phối hợp phân bổ các dòng ngân sách hỗ trợ của nhà nước đối với các dự án ưu tiên mang tính cấp vùng về phát triển hạ tầng và xúc tiến quảng bá du lịch.

Thứ hai, cho phép nghiên cứu xây dựng đề án phát triển không gian du lịch khu vực miền  Trung- Tây nguyên thông qua phát triển hạ tầng kết nối lãnh thổ khu vực miền  Trung - Tây nguyên; Liên kết trong phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt các sản phẩm đặc thù của nhóm các địa phương, khu vực miền Trung -Tây nguyên, vùng du lịch liền kề. Thiết lập kênh đối thoại giữa lãnh đạo các địa phương với các bộ ngành chức năng có liên quan để có được sự đồng thuận mang tính tự nguyện của các địa phương.

Đồng thời, chú trọng liên kết các doanh nghiệp du lịch trong khu vực miền Trung - Tây nguyên thông qua Hiệp hội Du lịch miền Trung - Tây Nguyên hoặc Hiệp hội Du lịch các địa phương, cùng với sự cam kết của chính quyền các địa phương và thành lập cơ sở dữ liệu du lịch chung cho toàn khu vực miền  Trung - Tây nguyên trên cơ sở ứng dụng công nghệ “Điện toán đám mây” (Cloud Computing) và “Dữ liệu lớn” (Big Data). Các địa phương có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các dữ liệu du lịch theo một “khung” yêu cầu chung và có quyền truy cập hoặc sử dụng dữ liệu đó với mục đích nghiên cứu phát triển du lịch, kết nối sản phẩm - dịch vụ du lịch của địa phương.

Kết thúc cuộc trao đổi, Ông Phan Ngọc Thọ hi vọng tại hội nghị “Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên” vào ngày 15-16/2/2019 tại thành phố Huế do UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế phối hợp với Bộ VH-TT&DL tổ chức sẽ có nhiều ý kiến hay, sáng tạo từ các đại biểu, chuyên gia đóng góp cho sự phát triển du lịch miền Trung – Tây Nguyên.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ