Đầu tư chứng khoán: 'Gặp thời một tốt cũng thành công'

Nhàđầutư
Trong đầu tư chứng khoán, “may mắn” và “kỹ năng” là cần thiết. Nhưng, sự may mắn không phải là mãi mãi.
Huỳnh Minh Tuấn - Giám Đốc Đầu tư, nhà sáng lập Biên An Toàn
23, Tháng 07, 2019 | 07:15

Nhàđầutư
Trong đầu tư chứng khoán, “may mắn” và “kỹ năng” là cần thiết. Nhưng, sự may mắn không phải là mãi mãi.

nhadautu - gap thoi mot tot cung thanh cong

Ảnh minh hoa. Nguồn: Internet

Nhiều bạn trẻ hỏi tôi về “chén thánh” trong đầu tư, về một phương pháp chiến thắng thị trường duy nhất, cũng như đưa ra rất nhiều ví dụ thành công của các phương pháp trong vài năm gần đây.

Tôi sẽ không đưa ra quan điểm của mình về những phương pháp này, nhưng chỉ lưu ý một điều, hãy phân biệt rõ “may mắn" và “kỹ năng". Sự may mắn đôi khi kéo dài, nhưng không phải là mãi mãi.

Để hiểu hơn về sự may mắn này, tôi xin kể câu chuyện về đời chứng khoán của mình.

hình anh Tà (2)

Ông Huỳnh Minh Tuấn - Giám Đốc Đầu Tư - Nhà Sáng Lập Biên An Toàn

Vào đời

Tôi vốn không phải dân ăn học bài bản về tài chính. Năm 2003, tôi là một anh sinh viên ngồi trên ghế giảng đường Đại học xây dựng. Gia đình không khá giả, nên tôi đi dạy thêm để kiếm thêm thu nhập để trang trải học tập và sinh hoạt. Cũng nhờ công việc dạy thêm này mà tôi có một số vốn kha khá thời đó.

Tôi trọ ở khu Tân Kỳ Tân Quý, lúc đó cũng khá sầm uất do có 3 xưởng may, rất đông công nhân, nhưng chỉ có một quán cơm duy nhất. Bằng máu kinh doanh sẵn có và số tiền từ kiếm được từ việc dạy thêm, tôi nhận thấy mình có thể kiếm thêm thu nhập nếu mở tiệm cơm. Tiệm cơm tôi mở ra bán cũng đắt hàng, tạo ra một khoản thu nhập có thể gọi là lớn đối với một sinh viên như tôi.

Rồi dần dần khu Tân Kỳ Tân Quý phát triển hơn, nhiều người tới ở hơn, nhiều công xưởng mở ra, và nhiều tiệm cơm khác cũng đến mở bán. Lúc này cạnh tranh thật sự xảy ra, giá mặt bằng đã không còn rẻ, giá thực phẩm bắt đầu tăng lên, tôi kiếm tiền ít dần.

Một bài học kinh tế đầu đời của tôi, nhưng phải rất lâu sau mới đúc kết được, là việc kinh doanh sẽ thuận lợi nhất nếu như bạn có lợi thế cạnh tranh lớn, hoặc thị trường ít đối thủ cạnh tranh. Ngành kinh doanh ăn uống vốn là ngành không có rào cản kinh tế (moat), nên các đối thủ rất dễ gia nhập, dẫn tới cạnh tranh gay gắt, kéo lùi lợi nhuận.

“Bán cơm không bền được!”, tôi tự nhủ với bản thân, và lên kế hoạch đầu tư món khác ổn định hơn. Hỏi han xung quanh, tôi nhận được những câu trả lời như “vàng", “bất động sản", lúc đó vẫn là những thứ xa vời với một sinh viên có ít tiền như tôi. Và một hướng gần như là duy nhất, quyết định cuộc đời tôi lúc đó, chính là “chứng khoán".

Tôi lần mò tới Đại học kinh tế và tham gia sinh hoạt tại câu lạc bộ chứng khoán, và được anh Trung ở “sàn” BSC (chứng khoán BIDV) dẫn “vào đời", mở tài khoản giao dịch đầu tiên trong đời mình.

Gặp thời

Tôi còn nhớ như in, ngày 7-11-2006, báo chí đưa tin WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO.

Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển và Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy đã ký vào Nghị định thư gia nhập của Việt Nam kết thúc 11 năm tiến hành hàng loạt các cuộc đàm phán song phương, đa phương và tham vấn kể từ khi đệ đơn gia nhập vào năm 1995.

Một loạt chuyên gia tài chính đưa ra nhận định Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng vượt bậc, là điểm đến của đầu tư. Thị trường chứng khoán bắt đầu trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

Nhà đầu tư đổ xô đi mở tài khoản giao dịch chứng khoán, nội trợ, nông dân, công nhân, bán trà đá, bán báo, ai ai cũng đầu tư. Thậm chí công ty chứng khoán SSI chỉ mở tài khoản cho khách hàng có trên 100 triệu tiền mặt và nộp tiền ngay tại chỗ, đủ để nói lên độ thu hút của kênh kiếm tiền này.

Cuối 2006 cũng là thời điểm hàng loạt công ty niêm yết trên thị trường, và kênh giao dịch cổ phiếu OTC sôi sùng sục. Những cổ phiếu giá hời liên tiếp được săn và trao tay nhau, các sàn chứng khoán chật ních “cò" chứng khoán và những người xách cả bao tải tiền tới để giao dịch cổ phiếu OTC.

Thời đó phương tiện thông tin chưa phát triển, gần như những gì chúng tôi biết về cổ phiếu đều là trên TV, hoặc những lời truyền miệng của “cò". Nhưng chính vì sự chênh lệch thông tin quá lớn này, mà kiếm tiền trên OTC quả thực là dễ dàng.

Tôi cũng đã kịp làm quen với thị trường, mã đầu tiên tôi mua là REE ở giá 30x và lập tức tăng lên 45x. Tôi vội vàng chốt lời rồi chuyển sang mua BBC, BT6 theo lời “phím" của các anh cò, và liên tiếp chiến thắng, sau đó cũng theo trào lưu săn cổ OTC.

Săn cổ phiếu VNM là phiêu lưu nhất. Tôi lặn lội ra tận Nghệ An, Hà Tĩnh, Tây Ninh, theo lời các tay “cò" để tìm đến những chủ đại lý phân phối của VNM, họ được mua cổ phần ưu đãi của VNM với giá 10x. Những người này không hề biết về chứng khoán, chỉ biết là mình đang được quyền mua một mớ giấy không rõ giá trị, và dễ dàng bán cho tôi với giá 20x, đơn giản vì họ lãi gấp đôi mà chả tốn công sức gì! Thật là đơn giản, VNM thực hiện IPO giá 50x, và tôi có ngay trong tay một món lời khổng lồ.

Liên tiếp chiến thắng, tôi lại theo phương pháp cũ, mua STB giá 65x ở OTC, khi chào sàn thì cổ phiếu này tăng trần liên tiếp và tôi thong thả chốt lời ở giá 165x. Công thức tương tự được thực thi với FPT, cổ phiếu giữ kỷ lục về thị giá cao nhất: 600x.

“Mua là thắng", “Mua bằng mọi giá, con gì cũng được", “Đây là bí kíp làm giàu" là những gì mọi người kháo nhau lúc đó và tôi thật sự tin vào những điều này. Quả thực, mọi thứ quá dễ dàng với một thanh niên trái ngành như tôi. Tiền lại đẻ ra tiền, tôi sử dụng tất cả tiền kiếm được để mua đuổi cổ phiếu trên sàn.

Và điều gì tới cũng phải tới, tháng 3/2007, tôi đã dần hiểu ra ý nghĩa của câu “GẶP THỜI MỘT TỐT CŨNG THÀNH CÔNG".

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24810.00 24830.00 25150.00
EUR 26278.00 26384.00 27554.00
GBP 30717.00 30902.00 31854.00
HKD 3125.00 3138.00 3240.00
CHF 26952.00 27060.00 27895.00
JPY 159.41 160.05 167.39
AUD 16033.00 16097.00 16586.00
SGD 18119.00 18192.00 18729.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17923.00 17995.00 18523.00
NZD   14756.00 15248.00
KRW   17.51 19.08
DKK   3529.00 3658.00
SEK   2286.00 2374.00
NOK   2265.00 2354.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ