Đâu là động lực tăng trưởng mới năm 2024?

Nhàđầutư
TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh, động lực để tạo đà tăng trưởng cho năm 2024 là "củng cố, làm mới các động lực tăng trưởng hiện hữu, chú trọng cơ cấu lại nền kinh tế sau giai đoạn dài trùng xuống vì đại dịch, chậm trễ xử lý doanh nghiệp, dự án yếu kém".
ĐÌNH VŨ
11, Tháng 01, 2024 | 17:49

Nhàđầutư
TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh, động lực để tạo đà tăng trưởng cho năm 2024 là "củng cố, làm mới các động lực tăng trưởng hiện hữu, chú trọng cơ cấu lại nền kinh tế sau giai đoạn dài trùng xuống vì đại dịch, chậm trễ xử lý doanh nghiệp, dự án yếu kém".

ddkbkt

Kịch bản Kinh tế Việt Nam 2024. Ảnh: VNE

Ngày 11/1, Diễn đàn thường niên Kịch bản Kinh tế Việt Nam - VESF (2008-2023) lần thứ 16 đã được tổ chức với chủ đề “Thúc đẩy cơ chế chính sách, thực thi mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới”.

Phát biểu đề dẫn Diễn đàn, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương cho biết, dù đạt nhiều chỉ tiêu tích cực nhưng một vài vấn đề đặt ra trong năm 2023 là rất đáng lưu ý  như đầu tư tư nhân tăng trưởng chậm, công nghiệp mất vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng, nhập khẩu giảm mạnh, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đều giảm và chuyển đổi số chưa thực chất...

Cụ thể, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, qua báo cáo của các bộ ngành cho thấy, cơ chế chính sách đặc biệt cho khu vực kinh tế tư nhân còn rất nhiều rào cản, chính sách chưa đưa vào thực tiễn. Việc thúc đẩy các cơ chế chính sách nhằm tạo ra các động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế năm 2024 là vô cùng quan trọng.

Thứ hai, lĩnh vực công nghiệp trong tăng trưởng năm 2023 đã mất hoàn toàn vị trí vai trò là chủ đạo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đặc điểm của tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam là phụ thuộc lớn vào khu vực FDI và xuất khẩu đặc biệt trong lĩnh vực chế biến, chế tạo. Theo đó, ông Hiển cho rằng, để vực dậy lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo quan trọng của Việt Nam cần chính sách gì, cơ chế gì là vấn đề cần được chỉ ra.

Thứ ba, về thành tích xuất siêu năm 2023, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng, cần nhìn nhận chi tiết hơn. Xuất siêu nhưng một phần do nhập khẩu giảm mạnh, trong khi đó cơ cấu nhập khẩu là các nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất trong nước. Nhập khẩu giảm mạnh chứng tỏ nội lực nền kinh tế, các yếu tố đang đặt ra nhiều vấn đề. Đặc biệt trong các thị trường xuất khẩu lại tăng chủ yếu từ Trung Quốc, còn các thị trường lớn như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ… 

"Thực tế trên đặt vấn đề khai thác các FTA, các thị trường mới đến đâu, đã có chính sách gì?", ông Nguyễn Đức Hiển đặt vấn đề.

Cuối cùng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, năm 2023 kinh tế số, chuyển đối số đóng góp quan trọng vào nền kinh tế, quốc tế đánh giá tốc độ tăng của Việt Nam đạt 19% - cao nhất khu vực. Đóng góp của kinh tế số vào GDP cũng tăng, 16,5%.

Tuy nhiên, vị này lưu ý, trong triển khai cũng đạt nhiều vấn đề tốt nhưng cần xem xét việc thúc đẩy, dịch chuyển chuyển đổi số trong sản xuất thông minh trong lĩnh vực công nghiệp thực chất là gì? Nếu tăng trưởng của kinh tế số vẫn dựa chính chủ yếu là đóng góp giá trị gia tăng từ xuất khẩu của ngành công nghiệp điện tử và mang lại giá trị gia tăng cho Việt Nam không nhiều, thì chúng ta vẫn là gia công.

Ngoài ra, ông Nguyễn Đức Hiển cho biết, trong chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Hiện rất nhiều chính sách chưa được thể chế hoá, như triển khai các sandbox vẫn còn vướng, bế tắc.

Đề xuất thành lập Ủy ban Năng suất quốc gia

IMG_9932

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV. Ảnh: VNE

Đồng quan điểm với ông Nguyễn Đức Hiển, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho biết, chúng ta có rất nhiều động lực mới cho tăng trưởng, vấn đề chỉ là thực thi sao cho hiệu quả.

Theo đó, để tạo đà tăng trưởng cho năm 2024, ông Lực nhấn mạnh, cần củng cố, làm mới các động lực tăng trưởng hiện hữu, chú trọng cơ cấu lại nền kinh tế sau giai đoạn dài trùng xuống vì đại dịch, chậm trễ xử lý doanh nghiệp, dự án yếu kém.

Quan trọng hơn là phát huy, khai thác các động lực tăng trưởng mới mà điểm nhấn là đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện thể chế, nhất là hướng dẫn thực hiện các Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, Luật Tổ chức tín dụng (sửa đổi) và các luật sửa đổi khác; các cơ chế hỗ trợ trong bối cảnh áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu…

"Cần sớm có khung pháp lý cho các mô hình kinh tế mới, kinh doanh mới nhanh hơn. Cơ chế thí điểm sandbox được chuẩn bị quá lâu. Muốn phát triển khoa học công nghệ, muốn thử cái mới, muốn phát triển mô hình mới phải có cơ chế thử nghiệm để làm", ông Lực nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông Lực lưu ý rằng, cần sớm xây dựng Đề án nâng cao năng suất lao động quốc gia; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo môi trường thông thoáng hơn nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo. "Phải thành lập Ủy ban Năng suất quốc gia, để có chỉ đạo có cơ chế chính sách thực hiện rõ ràng".

Ngoài ra cần thúc đẩy tăng trưởng xanh; ban hành đầy đủ, kịp thời văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2020; có kế hoạch cụ thể ứng phó biến đổi khí hậu; thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh, Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn, cam kết "Zero – carbon" đến năm 2050...

"Việt Nam định hướng chiến lược rất tốt nhưng vấn đề những đề án, chương trình, giải pháp cụ thể từng ngành nghề, lĩnh vực rất thiếu. Đặc biệt tiêu chuẩn, tiêu chí liên quan đến dự án xanh, liên quan đến lĩnh vực xanh cũng phải thúc đẩy hơn. Cần tăng tính tự chủ tự cường và sức chống chịu của nền kinh tế trong bối cảnh mong manh từ bên ngoài, cả doanh nghiệp và các địa phương", ông Lực nói.

Cuối cùng, ông Lực cho rằng, cần chú trọng xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở thông tin, dữ liệu quốc gia trong mỗi lĩnh vực, ngành nghề, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp cùng với cơ chế liên thông, chia sẻ và quản lý rủi ro dữ liệu...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ