Đại biểu Hà Nội nêu hàng loạt bất cập trong thi cử
Nói về bất cấp trong vấn đề thi cử, đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, việc thi cử ở các lớp dưới hiện nay rất khó nhưng càng lên cao thì lại càng dễ.
Tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, phát biểu về những bất cập trong trong giáo dục ở Việt Nam hiện nay, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn TP. Hà Nội) cho biết, nhiều ý kiến của cử tri và nhân dân quan ngại với những bất cập trong giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Để giải quyết những bất cập này không chỉ có sự vào cuộc của Bộ GD&ĐT mà cần cả Quốc hội, Chính phủ và các cấp chính quyền.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, cử tri phản ánh đang có tình trạng thiếu trường lớp và bố trí trường lớp chưa hợp lý. "Theo GD&ĐT, mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có nơi phân bổ chưa hợp lý; còn tình trạng thiếu trường, thiếu lớp ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu vực đông dân cư và miền núi.
Việc này do tình trạng tăng dân số cơ học quá nhanh, thiếu quỹ đất. Ở miền núi chủ yếu là do thiếu kinh phí. Nguyên nhân chung là do cách bố trí trường lớp chưa hợp lý, thiếu quan tâm đúng mức cho giáo dục mà đây là một lĩnh vực luôn được coi là quốc sách", đại biểu đoàn Hà Nội nói.
Do đó, cử tri đề nghị ưu tiên bố trí quỹ đất, bố trí lại trường lớp cho hợp lý, đặc biệt là học sinh càng nhỏ thì càng phải được học ở gần. Một khu cao tầng mọc lên dứt khoát phải có nhà trẻ, mẫu giáo, trường tiểu học và có điểm trường nằm ngay trong khu dân cư để trẻ em có thể thuận tiên đi lại và an toàn khi tự đến trường. Còn đối với học sinh trung học có thể học ở xa hơn so với học sinh tiểu học.
Riêng cấp đại học thì nên tạo điều kiện để sinh viên được học tại nơi có điều kiện, nhất là thư viện, phòng thí nghiệm, nơi thực tập, có thầy giáo giỏi, trình độ cao, nên hỗ trợ kinh phí cho sinh viên dân tộc thiểu số đến học ở những trường đại học ở các thành phố lớn. Đặc biệt, phải đảm bảo ngân sách nhà nước chi cho giáo dục tối thiểu là 20% trong tổng chi ngân sách nhà nước theo yêu cầu của Nghị quyết 29/NQ-TW.
Tiếp đó, vấn đề thiếu giáo viên cũng đang được cử tri và nhân dân quan tâm khi thực tế đến tháng 4/2024, cả nước còn thiếu khoảng gần 114.000 giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông. Ngoài ra, cơ cấu đội ngũ nhà giáo còn mất cân đối giữa các môn học, giữa các vùng miền và thiếu nhiều nhất là giáo viên mầm non, giáo viên đảm nhiệm các môn học mới của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
"Có tình trạng thiếu giáo viên nhưng ở nhiều nơi sinh viên sư phạm sau khi ra trường được gọi đi dạy lại mãi không được ký hợp đồng chính thức. Trong khi đó, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục thì chưa được tham gia nhiều trong việc thẩm định, phân bổ kinh phí và tuyển dụng viên chức trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo", ông Trí nêu.
Để sớm chấm dứt tình trạng thiếu giáo viên, cử tri cho rằng luật cần quy định để cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục được trực tiếp tham gia vào việc tuyển dụng viên chức, bổ nhiệm viên chức trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đặc biệt, hạn chế tối đa việc rút thầy cô giáo để đảm bảo chỉ tiêu giảm biên chế ở địa phương và Thực hiện việc sử dụng giáo viên đúng như quy định của Luật Lao động.
Nói về bất cấp trong vấn đề thi cử, ông cho hay, có thể thấy việc thi cử ở các lớp dưới hiện nay rất khó nhưng càng lên cao thì lại càng dễ. Đối với học sinh mẫu giáo cũng phải tuyển chọn; cấp phổ thông nhiều nơi thi khó đến mất ăn, mất ngủ với tỷ lệ chọi rất cao; còn đại học lại có nhiều cách để vào trường nhưng chủ yếu vẫn là xét tuyển, trong đó có 2 cách phổ biến nhất là xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển bằng học bạ.
Ông cho rằng điều này thật vô lý khi dùng kết quả của một kỳ thi đại trà để xét vào các trường có sự đòi hỏi về mức độ phân hóa học lực rất cao. Còn xét tuyển đại học bằng học bạ thì lại ẩn chứa nhiều tiêu cực khi đời sống của giáo viên chưa thực sự đảm bảo bằng lương.
Do đó, đại biểu đề xuất tổ chức các kỳ thi có độ khó tăng dần theo từng cấp học. Trong đó, mẫu giáo vỡ lòng thì không cần thi mà chỉ tổ chức liên hoan kết thúc năm học; cấp tiểu học và THCS thì tổ chức kiểm tra để học sinh làm quen với thi cử và lọc ra những học sinh yếu bồi dưỡng thêm trong dịp hè. Còn đối với học sinh THPT thì tổ chức các kỳ thi có độ khó tăng dần; trong đó, lớp 10 và 11 tiếp tục lọc những học sinh yếu để phụ đạo thêm, đặc biệt lớp 12 phải tổ chức một kỳ thi thật nghiêm túc.
Từ những ý kiến đề xuất trên, đại biểu Nguyễn Anh Trí mong rằng Quốc hội sớm có những nghị quyết để cùng Bộ GD&ĐT tập trung giải quyết những vấn đề hết sức quan trọng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo hiện nay.
- Cùng chuyên mục
'Xây Tết 2025' tặng hơn 18.500 phần quà cho các công nhân
Ban tổ chức chương trình "Xây Tết 2025" sẽ trao tặng hơn 18.500 phần quà Tết cho các công nhân lao động xa nhà và làm công việc thầm lặng.
Sự kiện - 12/12/2024 12:20
Bộ Tài chính - Bộ KH&ĐT sau sắp xếp giảm được hơn 39% đầu mối
Từ 56 đầu mối chia đều 2 bộ: Bộ Tài chính - Bộ KH&ĐT, sau sắp xếp và sáp nhập Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ mới chỉ còn 35 đầu mối, giảm hơn 39% đầu mối.
Sự kiện - 12/12/2024 11:40
Tạp chí Nhà đầu tư ủng hộ chương trình xóa nhà tạm, dột nát ở Quảng Ngãi
Quỹ Tấm lòng vàng Nhà đầu tư (Tạp chí Nhà đầu tư) đã ủng hộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 1 căn nhà trị giá 50 triệu đồng.
Sự kiện - 12/12/2024 11:40
Giải thưởng Chất lượng Quốc gia: Định hướng doanh nghiệp phát triển bền vững
Giải thưởng Chất lượng Quốc gia được xét tặng hàng năm cho những doanh nghiệp có thành tích nổi bật trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.
Sự kiện - 12/12/2024 10:26
Phó Thủ tướng: Tên gọi bộ mới có tính chất là 'mẫu số chung"
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc gợi ý, việc đặt tên bộ mới cần dễ nhớ, gọn, có ý nghĩa, có sức sống lâu bền, chỉ nên chọn tên có tính chất là "mẫu số chung".
Sự kiện - 12/12/2024 10:10
Chủ tịch Hà Nội: Dồn nguồn lực xây đủ 18 cầu vượt sông Hồng
"Hà Nội tập trung nguồn lực để thực hiện đầu tư xây dựng đủ 18 cầu vượt sông Hồng", ông Trần Sỹ Thanh cho hay.
Sự kiện - 12/12/2024 07:06
Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe của ông Phạm Nhật Vượng ở Quảng Ninh có gì?
CTCP VinDT đã chính thức đưa vào hoạt động Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Đào tạo và Sát hạch lái xe Hạ Long tại thôn Chân Đèo, xã Thống Nhất, Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong ngày 10/12
Sự kiện - 12/12/2024 06:30
Chuyên gia UNDP ngạc nhiên về hệ sinh thái SIB tại Việt Nam
Từ các doanh nghiệp có tư duy xã hội kết nối lỏng lẻo, đến nay Việt Nam đã hình thành một hệ sinh thái các tổ chức kinh doanh tạo tác động xã hội (SIB).
Sự kiện - 12/12/2024 05:33
Hợp nhất 2 Bộ thành Bộ Nông nghiệp, Nông thôn, Tài nguyên và Môi trường
Theo Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, hợp nhất Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT hình thành Bộ mới với tên gọi dự kiến là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường.
Sự kiện - 11/12/2024 17:00
TP.HCM: Nhiều tuyến đường mang tên các cố nguyên thủ quốc gia
Cố Tổng Bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo, Bộ trưởng Quốc phòng Văn Tiến Dũng, Thượng tướng Hoàng Cầm được đặt tên cho nhiều tuyến đường ở TP.HCM
Sự kiện - 11/12/2024 16:10
Người dân được đi metro Bến Thành - Suối Tiên miễn phí trong 1 tháng
Kể từ ngày 22/12, người dân sử dụng tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ được miễn phí trong 30 ngày. Đồng thời, người có công với cách mạnh, người khuyết tật, người cao tuổi và trẻ em dưới 6 tuổi được sử dụng miễn phí hoàn toàn.
Sự kiện - 11/12/2024 15:06
Tăng trưởng của Châu Á và Thái Bình Dương như thế nào dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump?
Những thay đổi chính sách dự kiến của Hoa Kỳ dưới thời chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể ảnh hưởng đến triển vọng dài hạn của khu vực Châu Á.
Sự kiện - 11/12/2024 14:06
Quảng Bình có tân Chủ tịch tỉnh
Ông Trần Phong, Phó Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình vừa được HĐND tỉnh bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Sự kiện - 11/12/2024 14:01
'Phát triển công nghệ có thể bắt đầu từ việc bắt chước"
Chia sẻ mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư vào năm 2030 của Việt Nam, chuyên gia Funabashi Gaku cho rằng Phát triển công nghệ có thể bắt đầu từ việc bắt chước và quá trình liên tục nghiên cứu phát triển, đầu tư.
Sự kiện - 11/12/2024 09:50
Tinh gọn bộ máy: Chính sách nhân sự cũng phải 'cách mạng'
Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy cần phải có những chính sách mang tính "cách mạng" ổn định đời sống của các nhân sự dôi dư; thu hút những người có năng lực, tránh chảy máu chất xám
Sự kiện - 11/12/2024 08:41
Trung Quốc sẵn sàng mở rộng hợp tác trong lĩnh vực mua bán điện với Việt Nam
Việt Nam và Trung Quốc đã trao Thỏa thuận giữa hai Chính phủ về hợp tác xây dựng ba tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn.
Sự kiện - 11/12/2024 06:00
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 5 day ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 6 day ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 3 week ago