Đại biểu Hà Nội: Đầu tư cơ sở vật chất cho lĩnh vực giáo dục, y tế còn hạn chế

QUANG TUYỀN
17:32 05/11/2024

Đại biểu Quốc hội cho rằng, đầu tư công đã tạo ra sự đột phá cho sự phát triển nhưng đầu tư về cơ sở vật chất trên lĩnh vực giáo dục, y tế còn hạn chế.

Ngày 5/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.

Thảo luận tại hội trường, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) khẳng định, thời gian qua, đầu tư công ở nước ta đã đạt được nhiều thành quả rất tích cực cả về số lượng và chất lượng, tổng vốn đầu tư tăng lên và được phân bổ khá tập trung vào các công trình trọng điểm, nhờ đó rất nhiều các công trình trọng điểm quốc gia đã được đầu tư và sớm hoàn thành.

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, nổi bật nhất là đường cao tốc, vào đầu nhiệm kỳ chỉ có khoảng 1.000km, hiện đã có trên 2.000km và đến năm 2025 chắc là sẽ thực hiện được mục tiêu 3.000km. Điều này thể hiện rõ những thành quả tập trung của đầu tư công.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội). Ảnh: Quochoi.vn

Tuy nhiên, đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được quan tâm đúng mức, đầu tư về cơ sở vật chất trên lĩnh vực giáo dục, y tế còn hạn chế.

Nếu thực hiện tự chủ, băn khoăn lớn nhất của các bệnh viện hay trường đại học công lập là phải trả khoản tiền vay lãi suất cho ngân hàng khi đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật. Điều này khiến các bệnh viện và trường đại học phải tăng viện phí hoặc học phí cao lên. Do đó, người bệnh, người học phải chi trả phí dịch vụ cao.

Với thực tế nêu trên, đại biểu đoàn TP. Hà Nội đề nghị cần phải tăng tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước cho 2 lĩnh vực y tế và giáo dục, ít nhất là phải đủ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ban đầu.

Sau khi đầu tư xong thì cơ quan quản lý nên giao cho các trường, bệnh viện thực hiện tự chủ phải tự tính để tái đầu tư và tự lo chi thường xuyên. Như vậy, người bệnh, người học sẽ không phải chi trả phí dịch vụ cao.

"Biết rằng đầu tư cho lĩnh vực nào cũng quan trọng, cấp bách, song nếu chỉ cần điều chỉnh một chút từ các lĩnh vực khác tập trung cho y tế, giáo dục thì hàng triệu người học, hàng chục triệu người bệnh sẽ được hưởng chất lượng dịch vụ tốt, chi phí hợp lý và mục tiêu phát triển toàn diện nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là động lực để phát triển đất nước bền vững", đại biểu Hoàng Văn Cường nói.

Tháo gỡ vướng mắc cho các đơn vị sự nghiệp công lập

Tham gia ý kiến tại kỳ họp, đại biểu Lê Quân (đoàn TP. Hà Nội) cho biết, Chính phủ, các bộ, ngành đã tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến ODA và các ưu tiên đầu tư nên Đại học Quốc gia Hà Nội vừa qua đã có bước đầu khai thác hiệu quả và đầu tư đưa được gần 10.000 sinh viên lên Hòa Lạc. Trong năm 2025 sẽ khánh thành, đưa vào hoạt động bệnh viện 1.000 giường trong nội thành, đáp ứng được nhu cầu đào tạo thực hành của Trường Đại học Y dược.

Theo đại biểu này, qua kinh nghiệm từ Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, các đại học hàng đầu Trung Quốc, có thể thấy, đại học có nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ thầy cô, nhà khoa học đông đảo, có khối tài sản công rất lớn, chỉ còn thiếu cơ chế để có thể vận hành tự chủ và tạo nguồn thu lớn. Đại biểu kiến nghị pháp luật về sử dụng tài sản công cần cởi mở hơn với các đơn vị sự nghiệp công lập, nhất là đơn vị sự nghiệp y tế, giáo dục.

Theo đại biểu, Luật Thủ đô đã có những quy định ưu việt trong sử dụng tài sản công, tuy nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội nằm trên địa bàn Hà Nội nhưng không phải là đối tượng áp dụng của Luật Thủ đô.

Đại biểu Lê Quân (đoàn TP. Hà Nội). Ảnh: Quochoi.vn

Do đó, đại biểu kiến nghị sửa đổi Luật Quản lý sử dụng tài sản công theo hướng giúp đại học được chủ động hơn trong khai thác hiệu quả tài sản công theo quy chế tài chính, có kiểm toán đầy đủ, mang lại các nguồn thu, đáp ứng được nhu cầu phát triển của đại học.

Đại biểu nêu rõ, các nguồn thu ngoài học phí và ngân sách sẽ phải chiếm khoảng 50% cho các khoản chi sau này của đại học. Vì vậy, nếu phát triển được nguồn lực thì sẽ giảm được gánh nặng học phí và chi ngân sách.

Liên quan đến kinh phí khoa học công nghệ, đại biểu Lê Quân cho biết, vấn đề này đã có bước tiến bộ so với năm trước. Tuy nhiên, khi đã xác định giai đoạn sắp tới cần đẩy mạnh đổi mới sáng tạo hướng đến kỷ nguyên vươn mình, cần chú trọng thật sự chú trong tới giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và khoa học công nghệ. Nếu đầu tư tốt cho 3 lĩnh vực này trong thời gian tới thì sẽ tạo ra bứt phá, đem đến kết quả lâu dài cho các giai đoạn sau.

Đại biểu kiến nghị, để quốc gia có bước đột phá về đổi mới sáng tạo, thì đổi mới sáng tạo phải dựa vào các nhà khoa học nhiều hơn. Đối với hiệu quả của nghiên cứu khoa học, chúng ta cần đặt niềm tin trước, các nhà khoa học cần được chọn lọc, đánh giá kỹ, có cam kết về sản phẩm đầu ra, đầu tư theo các hướng nghiên cứu mang tính chất dài hạn và bài bản thì mới đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Hiện nay, khu vực doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo còn rất hạn chế, các doanh nghiệp công nghệ còn yếu, nên vấn đề phát triển, đổi mới sáng tạo sẽ cần được chú trọng trong thời gian tới.

Ngoài ra, đại biểu cho rằng, cần có đổi mới về cơ chế phân bổ kinh phí khoa học công nghệ. Hiện nay, thủ tục thanh quyết toán rất chậm, nhiều rào cản, các định mức còn lạc hậu. Đại biểu đề nghị, kinh phí cần đầu tư cho các nhóm nghiên cứu theo các đơn vị khoa học công nghệ, phải đầu tư trọn gói, định mức dài hạn để nâng cao hiệu quả và tạo hiệu quả khi triển khai trong thực tế.

  • Cùng chuyên mục
Hải Phòng có Ban Quản lý Khu kinh tế mới

Hải Phòng có Ban Quản lý Khu kinh tế mới

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng mới vừa được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý KKT Hải Phòng và Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương.

Sự kiện - 02/07/2025 18:11

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chuyển đổi số là hệ thần kinh Trung ương, cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chuyển đổi số là hệ thần kinh Trung ương, cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã

Tống Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, chuyển đổi số chính là hệ thần kinh Trung ương, là cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã. Trong mô hình mới phải trở thành một bộ não dữ liệu để tổng hợp, phân tích, cảnh báo sớm tình hình, không để xảy ra vùng trũng thông tin, không có chuyển đổi số thì mô hình hành chính 2 cấp sẽ không thể vận hành hiệu quả.

Sự kiện - 02/07/2025 16:49

[Gặp gỡ thư Tư] Thu hút FDI cần chuyển sang 'quy hoạch vùng kinh tế động lực'

[Gặp gỡ thư Tư] Thu hút FDI cần chuyển sang 'quy hoạch vùng kinh tế động lực'

Để phát huy lợi thế mạng lưới thay vì từng địa phương đơn lẻ, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) cần chuyển từ “quy hoạch tỉnh” sang “quy hoạch vùng kinh tế động lực”

Sự kiện - 02/07/2025 10:27

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xã nào cũng làm tốt thì 126 xã, phường mới của Hà Nội đều tốt

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xã nào cũng làm tốt thì 126 xã, phường mới của Hà Nội đều tốt

Thăm, kiểm tra hoạt động chính quyền địa phương hai cấp tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, bộ máy chính quyền cấp xã phải phát huy hiệu quả mô hình mới, các nhiệm vụ được phân cấp, phân quyền để chính quyền thực sự gần dân, sát với dân, phục vụ và giải quyết nhanh nhất, tốt nhất các vấn đề từ thực tiễn.

Sự kiện - 02/07/2025 08:20

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Đức Hiển làm Phó trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Đức Hiển làm Phó trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Đức Hiển được Bộ Chính trị, Ban bí thư điều động, phân công, bổ nhiệm, giữ chức vụ Phó trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương.

Sự kiện - 02/07/2025 07:01

Gia Lai đặt mục tiêu trở thành cực tăng trưởng vùng sau hợp nhất

Gia Lai đặt mục tiêu trở thành cực tăng trưởng vùng sau hợp nhất

Sau khi hợp nhất, tỉnh Gia Lai đã tổ chức kỳ họp đầu tiên để kiện toàn bộ máy lãnh đạo HĐND và UBND tỉnh. Với quy mô mới về diện tích, dân số và tiềm năng, Gia Lai đặt mục tiêu trở thành cực tăng trưởng quan trọng của khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Sự kiện - 01/07/2025 15:57

Danh sách Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND và Uỷ ban MTTQ tại 126 xã, phường mới của Hà Nội

Danh sách Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND và Uỷ ban MTTQ tại 126 xã, phường mới của Hà Nội

Hà Nội vừa công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường.

Sự kiện - 01/07/2025 15:33

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Đây là cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp lần thứ sáu và được diễn ra trùng đúng vào ngày đầu tiên trên cả nước bắt đầu vận hành Chính quyền địa phương hai cấp với nội dung điều tra được mở rộng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin phục vụ hoạch định chính sách, giúp giảm thiểu gánh nặng cho người dân….

Sự kiện - 01/07/2025 14:28

Hà Nội công bố danh sách điểm phục vụ hành chính công từ ngày 1/7/2025

Hà Nội công bố danh sách điểm phục vụ hành chính công từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, hệ thống Chi nhánh và Điểm phục vụ hành chính công thuộc các UBND 126 xã/phường tại Hà Nội chính thức được công khai và đi vào hoạt động đồng bộ nhằm đảm bảo việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân và doanh nghiệp diễn ra liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn.

Sự kiện - 01/07/2025 13:45

Bí thư trẻ tuổi nhất cả nước là ai?

Bí thư trẻ tuổi nhất cả nước là ai?

Trong danh sách 34 Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy sau sáp nhập, ông Lê Quốc Phong, quê quán Hà Nội, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp là người trẻ tuổi nhất, 47 tuổi.

Sự kiện - 01/07/2025 08:55

Hôm nay, 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Hôm nay, 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Từ hôm nay (1/7/2025), 34 tỉnh, thành trên cả nước chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, gồm cấp tỉnh và cấp xã, sau thời gian chạy thử nghiệm. Đây sẽ là dấu mốc lịch sử quan trọng trong tiến trình cải cách nền hành chính.

Sự kiện - 01/07/2025 07:32

Ông Trần Thanh Lâm làm Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương

Ông Trần Thanh Lâm làm Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương

Ban Bí thư quyết định ông Trần Thanh Lâm thôi giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre để đảm nhiệm chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, kể từ ngày 1/7.

Sự kiện - 30/06/2025 22:26

Dấu mốc mở đầu một giai đoạn chuyển động mới ở Nghệ An

Dấu mốc mở đầu một giai đoạn chuyển động mới ở Nghệ An

Từ 412 đơn vị hành chính cấp xã, sau khi sắp xếp và kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, toàn tỉnh Nghệ An chỉ còn 130 đơn vị hành chính cấp xã.

Sự kiện - 30/06/2025 15:58

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử được cấp chậm nhất là ngày 1/1/2026

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử được cấp chậm nhất là ngày 1/1/2026

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.

Sự kiện - 30/06/2025 15:08

12 chữ Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng TP. Hải Phòng mới

12 chữ Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng TP. Hải Phòng mới

“Đoàn kết - Giàu mạnh - Hiện đại - Phồn vinh - Văn minh - Hạnh phúc” là 12 chữ được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi tặng TP. Hải Phòng mới.

Sự kiện - 30/06/2025 14:39

Danh sách Chủ tịch UBND các tỉnh, thành sau sáp nhập

Danh sách Chủ tịch UBND các tỉnh, thành sau sáp nhập

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký các quyết định chỉ định nhân sự giữ chức vụ Chủ tịch UBND các tỉnh, thành mới sau sáp nhập, hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Sự kiện - 30/06/2025 13:54