Đà Nẵng tìm cách giảm phụ thuộc vào khách Trung, Hàn để tránh 'khủng hoảng' du lịch

Nhàđầutư
Hiện nay, du lịch Đà Nẵng vẫn còn quá phụ thuộc vào thị trường khách Trung Quốc và Hàn Quốc mà hiệu quả khai thác còn hạn chế, trong khi tiềm ẩn rủi ro khi biến động thị trường.
THÀNH VÂN
21, Tháng 09, 2020 | 13:55

Nhàđầutư
Hiện nay, du lịch Đà Nẵng vẫn còn quá phụ thuộc vào thị trường khách Trung Quốc và Hàn Quốc mà hiệu quả khai thác còn hạn chế, trong khi tiềm ẩn rủi ro khi biến động thị trường.

Theo đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Đà Nẵng phấn đấu đến năm 2025, điều chỉnh lại cơ cấu du lịch thành phố theo 4 lĩnh vực cơ bản, gồm: cơ cấu lại thị trường; cơ cấu lại sản phẩm du lịch; cơ cấu lại hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (hệ thống cơ sở lưu trú); cơ cấu lại nguồn nhân lực du lịch.

Đồng thời, phấn đấu đến năm 2025, du lịch Đà Nẵng đạt cơ cấu giữa thị trường quốc tế và nội địa (có lưu trú) là 50% - 50%. Trong đó: cơ cấu thị trường quốc tế Châu Âu - Bắc Mỹ là 20%, Đông Bắc Á là 57%,  Đông Nam Á (gồm ASEAN và Úc, New Zealand) là 20% và thị trường khác (Trung Đông, Nga…) là 3%.

Đến năm 2030 hoàn thành việc cơ cấu lại du lịch Đà Nẵng, đạt tỷ lệ giữa thị trường quốc tế và nội địa (có lưu trú) là 45% - 55%; cơ cấu thị trường quốc tế Châu Âu - Bắc Mỹ là 30%, Đông Bắc Á là 40%, Đông Nam Á là 25% và thị trường khác là 5%. Đạt tỷ lệ cơ cấu lại 100% lãnh thổ du lịch.

IMG_5829

Năm 2019, tỷ trọng của thị trường khách Hàn Quốc và Trung Quốc chiếm 70,5%. 

Theo số liệu Sở Du lịch Đà Nẵng, năm 2019, tổng lượng khách du lịch đến Đà Nẵng đạt gần 8,7 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt gần 3,6 triệu lượt, khách nội địa gần 5,2 triệu lượt, tăng so với năm 2015 tương ứng là 85,6%, 178,2%, 51,3%. Tổng thu du lịch đạt gần 31 nghìn tỷ đồng, tăng 141,7% so với năm 2015, chiếm khoảng 4,3% tổng thu từ du lịch của cả nước.

Năm 2019, tỷ lệ đóng góp du lịch vào GRDP của thành phố đã đạt tới 31,4%, đây được xem là tỷ lệ đóng góp vào loại lớn nhất so với các địa phương có ngành du lịch phát triển trong cả nước. 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận về sự phát triển của du lịch Đà Nẵng thời gian qua, thì hiện nay đã xuất hiện nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vai trò ngành kinh tế mũi nhọn cũng như sự phát triển bền vững của điểm đến Đà Nẵng.

Cụ thể như, mức chi tiêu và số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế có xu thế giảm; công suất sử dụng buồng trung bình có xu thế giảm, đặc biệt với nhóm khách sạn 2 sao trở xuống (chỉ đạt 30-40%), trong khi đây là nhóm chiếm tới 37,1% tổng số buồng (2019).

Đặc biệt, tỷ trọng của thị trường khách Hàn Quốc và Trung Quốc trong tổng số khách du lịch quốc tế tăng liên tục trong những năm gần đây và đạt 70,5% năm 2019, trong khi mức chi tiêu và số ngày lưu trú trung bình của những thị trường này thấp so với các thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ. Riêng thị trường Hàn Quốc, trong giai đoạn 2013 - 2018, số lượng khách đã tăng lên gấp 30 lần và chiếm đến 55,4% tổng lượng khách du lịch đến Đà Nẵng.

Điều này đồng nghĩa với việc du lịch Đà Nẵng đang quá phụ thuộc vào một số thị trường mà hiệu quả còn hạn chế, trong khi tiềm ẩn rủi ro khi biến động thị trường. Đề án nói trên của Sở Du lịch Đà Nẵng đưa ra nhằm điều chỉnh lại cơ cấu du lịch thành phố và cơ cấu lại hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cơ cấu lại nguồn nhân lực du lịch nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống và phát triển các thị trường du lịch mới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ