Đà Nẵng, Quảng Nam giải bài toán thiếu nước mùa cao điểm

Nhàđầutư
Thời gian gần đây, mực nước sông Vu Gia tại trạm thuỷ văn Ái Nghĩa rất thấp và hiện tượng xâm nhập mặn khu vực hạ lưu sông Vu Gia đang diễn biến phức tạp. Báo động nguy cơ thiếu nước cho các nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của các địa phương ở hạ du, đặc biệt mùa khô đang cận kề.
THÀNH VÂN
15, Tháng 03, 2024 | 06:54

Nhàđầutư
Thời gian gần đây, mực nước sông Vu Gia tại trạm thuỷ văn Ái Nghĩa rất thấp và hiện tượng xâm nhập mặn khu vực hạ lưu sông Vu Gia đang diễn biến phức tạp. Báo động nguy cơ thiếu nước cho các nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của các địa phương ở hạ du, đặc biệt mùa khô đang cận kề.

Các thủy điện vận hành ra sao?

Để đảm bảo cấp nước an toàn cho sản xuất, sinh hoạt của các địa phương ở hạ du, đặc biệt việc đảm bảo cấp nước cho TP. Đà Nẵng, Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ TN&MT) vừa đề nghị các đơn vị quản lý vận hành các hồ chứa thuỷ điện A Vương, Sông Bung 2, Sông Bung 4, Sông Tranh 2 và Đắk Mi 4 nghiêm túc vận hành hồ chứa tuân thủ quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, phối hợp chặt chẽ với địa phương để vận hành các hồ chứa xả nước về hạ du sông Vu Gia - Thu Bồn cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng.

Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với Nhadutu.vn, ông Lê Đình Phúc, Phó Giám đốc Công ty Thủy điện Sông Tranh cho biết, công tác vận hành hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2, công ty luôn vận hành tuân thủ theo đúng quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.

Để chống tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn trong thời gian đến, ngay từ cuối năm 2023, công ty đã xây dựng kế hoạch điều tiết nước năm 2024 của hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 trình UBND tỉnh Quảng Nam và các Sở, ngành của tỉnh để thống nhất điều hành, chỉ đạo đảm bảo sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm và cấp nước an toàn đến cuối mùa cạn năm 2024.

Theo ông Phúc, công ty đã ban hành chỉ thị về triển khai thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện của Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2 năm 2024 và các năm tiếp theo. 

IMG_2101

Công tác vận hành hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 được vận hành tuân thủ theo đúng quy trình. Ảnh: T.V.

Cụ thể, giao các đơn vị trong công ty quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo cấp nước hạ du theo Quy trình vận hành liên hồ chứa và các chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương và cung ứng điện theo kế hoạch cung cấp điện,vận hành hệ thống điện được Bộ Công Thương, EVN phê duyệt. 

"Chúng tôi tập trung cao độ trong giai đoạn cao điểm mùa khô năm 2024. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên về quản lý, vận hành, chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị để đảm bảo vận hành an toàn, liên tục, ổn định các tổ máy Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2, góp phần cùng EVN, EVNGENCO1 cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân", ông Phúc nói.

Ông Trương Xuân Tý, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam cho hay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 19 hồ thủy điện (A Vương, Đắk Mi 4, Sông Tranh 2, Sông Bung 4, Sông Bung 4A, Sông Bung 5, Sông Bung 2, Sông Bung 6, A Vương 3, Za Hung, Đắk Mi 2, Đắk Mi 3, Đắk Mi 4b, Đắk Mi 4c, Sông Tranh 3, Sông Tranh 4, Khe Diên, Sông Côn 2 bậc 1, Sông Côn 2 bậc 2) được tổ chức vận hành theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.

"Việc quản lý, vận hành và chế độ thông tin, báo cáo của các công trình hồ chứa thủy điện thực hiện đảm bảo theo quy trình vận hành liên hồ chứa, đơn hồ chứa và các Quy chế phối hợp được ký kết. Qua đó đã góp phần đáng kể trong việc giảm lũ, chậm lũ cho hạ du trong mùa lũ và đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp cho nhân dân vùng hạ du và chống xâm nhập mặn trong mùa cạn", ông Tý thông tin và cho biết thêm, trong các năm gần đây, Quảng Nam vẫn cơ bản đảm bảo được nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt của người dân vùng hạ du.

Cũng theo ông Tý, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các sở; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Đài Khí tượng thủy văn Quảng Nam; Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam; Công ty Điện lực Quảng Nam; các chủ hồ thủy điện thực hiện các giải pháp giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho hạ du các lưu vực sông trong mùa cạn năm 2024.

songtranh

Các thuỷ điện ở Quảng Nam được tổ chức vận hành theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn. Ảnh: T.V.

Đề xuất đắp đập tạm để đảm bảo nguồn nước

Mới đây, UBND TP. Đà Nẵng đã đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất đắp đập tạm trên sông Quảng Huế để tăng lưu lượng nước về hạ du sông Vu Gia, đảm bảo nguồn nước cho 2 tỉnh, thành.

Theo UBND TP.Đà Nẵng, dự báo từ tháng 3 đến tháng 5, nắng nóng có khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm tại khu vực Trung bộ. Từ tháng 6 đến tháng 8, nắng nóng gay gắt khu vực này có khả năng xuất hiện nhiều hơn, có thể nắng nóng đặc biệt gay gắt, nguy cơ cao thiếu nước, nhiễm mặn ở hạ du sông Vu Gia, ảnh hưởng cấp nước cho TP. Đà Nẵng và huyện Đại Lộc, thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam).

Trong các năm trước (2019 - 2021), UBND TP. Đà Nẵng đã giao CTCP cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) đắp đập tạm bằng bao cát trên sông Quảng Huế đến cao trình 3,2 m.

Năm 2022, UBND tỉnh Quảng Nam cũng thống nhất chủ trương tiếp tục đắp đập tạm trên sông Quảng Huế, nhưng lúc này mực nước trên sông Vu Gia luôn ở mức cao, bảo đảm cấp nước cho hạ du nên không cần thiết đắp đập tạm.

Tuy nhiên, trước nguy cơ thiếu nước, nhiễm mặn năm 2024, UBND TP. Đà Nẵng đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương đắp đập tạm trên sông Quảng Huế để bảo đảm cấp nước an toàn cho hạ du sông Vu Gia cho 2 tỉnh, thành.

Được biết, từ đầu năm đến nay, mực nước sông Vu Gia và sông Yên hạ thấp, Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Quảng Nam đã đề nghị Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Đà Nẵng vận hành hệ thống thủy lợi An Trạch (đập dâng An Trạch, Bàu Nít, Hà Thanh, Thanh Quýt cùng các trạm thủy nông), sửa chữa các cánh cửa van điều tiết đang bị hư hỏng ở đập An Trạch để bảo đảm cấp nước cho 9.700 ha đất sản xuất nông nghiệp cũng như nhu cầu sản xuất khác.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ