'Cuối năm 2023 phải xong mặt bằng cho dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô'

"Đến tháng 12/2023 phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng cho dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô. Tiến độ là không thể thay đổi vì như vậy mới có khả năng đưa dự án hoàn thành cuối năm 2026 và đưa vào sử dụng năm 2027", Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn nhấn mạnh.
VŨ PHẠM
12, Tháng 11, 2022 | 11:48

"Đến tháng 12/2023 phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng cho dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô. Tiến độ là không thể thay đổi vì như vậy mới có khả năng đưa dự án hoàn thành cuối năm 2026 và đưa vào sử dụng năm 2027", Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn nhấn mạnh.

UBND TP. Hà Nội vừa tổ chức cuộc họp trao đổi kinh nghiệm trong giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô với các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh.

Phải đặt mục tiêu và chủ động

Dự án này đi qua 7 quận, huyện của Hà Nội gồm: Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và Hà Đông; 4 huyện của Hưng Yên gồm: Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Lâm; 5 huyện, thành phố của Bắc Ninh gồm: Thuận Thành, Quế Võ, Gia Bình và TP. Bắc Ninh.

Đoạn trên địa bàn TP. Hà Nội dài khoảng 59,2km. Tổng diện tích đất thu hồi là khoảng 766,3ha, trong đó, đất ở khoảng 17,2 ha; đất phi nông nghiệp (không phải đất ở) khoảng 54,7ha; đất nông nghiệp khoảng 694,4ha. Tổng số hộ bị thu hồi đất khoảng  hơn 16.900 hộ, trong đó, số hộ bị thu hồi đất ở khoảng 1.030 hộ. Số ngôi mộ phải di chuyển khoảng hơn 14.650 ngôi. Nhu cầu tái định cư dự kiến khoảng 1.113 hộ.

duong-duc-tuan

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn. Ảnh: VGP/Thùy Linh

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, đến tháng 6/2023, 3 tỉnh, thành phố phấn đấu GPMB đạt 70% và đến tháng 12/2023 phải đạt 100%. Tiến độ là không thể thay đổi vì như vậy mới có khả năng đưa dự án hoàn thành cuối năm 2026 và khai thác vận hành sử dụng năm 2027.

"Khó khăn hiện nay chính là dự án bồi thường GPMB số 1 đối với Hà Nội là 1.1, Hưng Yên là 1.2 và Bắc Ninh là 1.3 chưa được phê duyệt. Tuy nhiên chúng ta phải đặt mục tiêu, chủ động, bứt phá và phấn đấu chậm nhất đầu tháng 12/2023 phải duyệt được dự án thành phần 1", ông Tuấn nói.

Bên cạnh đó, vị Phó Chủ tịch UBND Hà Nội nêu rõ, dự án thành phần 1 là nhóm dự án thành phần 1.1, 1.2, 1.3, do đó không có khái niệm tiểu dự án tiếp theo, các nội dung thành phần là hạng mục của dự án gồm tái định cư thổ cư, tái định cư mồ mả, tái định cư hạ tầng kỹ thuật, tái định cư công trình khác…

GPMB vẫn gặp nhiều vướng mắc

Ông Nguyễn Văn Hà, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Bắc Ninh cho biết, tỉnh giao cho địa phương chỉ định thầu liên quan đến GPMB dự án thành phần 1.3 theo cơ chế đặc thù của Quốc hội và Chính phủ, tức là giao cho các huyện chỉ định thầu từ tái định cư đến di chuyển hạ tầng kỹ thuật cũng như di chuyển mồ mả…

Tuy nhiên, dự án lại chưa có hướng dẫn của các Bộ, ngành về trình tự, nội dung lập báo cáo nghiên cứu khả thi khâu GPMB nên vấn đề ứng vốn triển khai các hạng mục của các địa phương còn khó khăn. Do đó, đề xuất Trung ương ứng trước để triển khai hoặc ứng từ nguồn vốn địa phương, sau khi phê duyệt dự án sẽ trả lại.

ubnd-hanoi

Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: VGP/Thùy Linh

Sở GTVT Hưng Yên cũng đồng tình và đánh giá việc di dời tái định cư, nhất là di chuyển nghĩa trang theo phong tục địa phương còn nhiều vướng mắc do phải lập, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Một số huyện hiện không còn quỹ đất ở và đất nghĩa trang, dẫn đến việc xây dựng khu tái định cư và khu nghĩa trang mới phải được phê duyệt điều chỉnh bổ sung trong quy hoạch mới.

"Để đẩy nhanh tiến độ GPMB, chúng tôi đã trực tiếp ra soát lại các hướng tuyến. Ưu tiên GPMB đất nông nghiệp, phấn đấu đến 30/6/2023, GPMB được 70%. Hiện nay, vướng nhất là trình tự thủ tục để phê duyệt dự án, mặc dù nghị quyết quy định dự án triển khai đồng thời, song song…", đại diện Sở GTVT Hưng Yên thông tin.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông chia sẻ một số kinh nghiệm trong thực hiện của Hà Nội. Ngày 20/10, UBND TP. Hà Nội đã ban hành quyết định bổ sung một số cơ chế, chính sách phục vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thực hiện dự án, trong đó đã cởi gỡ nhiều vướng mắc, khó khăn.

Đặc biệt, Hà Nội chủ động thực hiện các hỗ trợ khác với các trường hợp không đủ điều kiện để bồi thường như được cấp đất trái thẩm quyền, không có giấy tờ, tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất… Theo quy định của pháp luật, các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế, có thẩm quyền quyết định các hỗ trợ khác, bảo đảm người dân được hưởng chính sách khi di chuyển ít nhất bằng hoặc hơn nơi ở cũ…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ