Cuộc sống ở những nơi virus corona không thể xâm nhập
Một số ít quốc gia, đa số là các quốc đảo xa xôi, vẫn chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 nào. Tuy vậy, cuộc sống của người dân ở đó không thể giữ nguyên như thời chưa có đại dịch.
Với độc lực cao và tốc độ lây lan kinh hoàng, Covid-19 dường như đang có mặt ở khắp nơi trên Trái Đất. Tuy nhiên, vẫn có những nơi virus corona chưa chạm đến được, và có lẽ sẽ không bao giờ xuất hiện.
Đó là những nơi người dân không cần đeo khẩu trang và chạm khuỷu tay thay cho bắt tay. Họ cũng không phải dùng mã QR trước khi ra vào một địa điểm. Các buổi tụ họp của họ không hạn chế số người. Và họ cũng chưa trải qua phong tỏa hay phải giãn cách xã hội. Trên Trái Đất này, người ta vẫn tìm thấy những nơi như thế.
Nhiều đất nước trong số đó là những đảo quốc nằm ở nơi xa xôi, hẻo lánh.
Mặc dù tránh được virus, các quốc gia này không thể thoát khỏi những ảnh hưởng đang lan khắp toàn cầu của đại dịch.

Nhiều đảo quốc xa xôi chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 nào cho đến nay. Ảnh: DW.
Nơi Covid-19 không thể chạm đến
Thái Bình Dương là nơi tập trung nhiều quốc gia vắng bóng Covid-19 nhất trên thế giới. Quần đảo Cook, đảo quốc ở Nam Thái Bình Dương, vẫn chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 nào.
Vào giai đoạn đầu tiên của dịch, toàn bộ trường học ở Rarotonga, hòn đảo đông dân nhất trong quần đảo Cook, phải đóng cửa. Người dân cũng được yêu cầu giãn cách xã hội ở những nơi công cộng.
Và đây là khoảng thời gian duy nhất người dân của quần đảo Cook được trải nghiệm cuộc sống thời kỳ đại dịch. Vài tuần sau, những biện pháp này được dỡ bỏ.
Tuy nhiên, với một đất nước chỉ có 22 bác sĩ và 2 máy thở cho 17.500 dân, nhiều người vẫn sống trong lo sợ rằng dịch bệnh có thể bùng phát.
'Cho dù chúng tôi nghĩ rằng mình chuẩn bị tốt như thế nào đi chăng nữa, chúng tôi chỉ sống trong bong bóng an toàn và vẫn chưa thấy được tác động thực sự của Covid-19 lên cộng đồng', Glenda Tuaine, cư dân của Rarotonga, nói với Guardian.

Vị trí một số quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương. Ảnh: Washington Post.
Du lịch chiếm 2/3 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quần đảo Cook. Vì vậy, khi chính phủ nước này ngừng cho du khách quốc tế nhập cảnh vào giữa tháng 3/2020, người dân Cook ngay lập tức cảm nhận được tác động.
'Ngay khi chúng tôi đóng cửa biên giới, ví tiền của người dân cũng bị ảnh hưởng', Thủ tướng quần đảo Cook Mark Brown nói.
Kể từ đó, chính phủ Cook phải đưa ra gói cứu trợ để một phần các hoạt động thương mại diễn ra bình thường và người lao động vẫn giữ được việc làm.
Thủ tướng Brown cho biết vì khó khăn trong dịch, người dân Cook đoàn kết hơn.
'Người dân giúp đỡ nhau, hàng xóm chăm sóc nhau. Họ cũng chia sẻ thực phẩm đã trồng được. Người dân chúng tôi trở nên sáng tạo hơn rất nhiều', ông Brown nói.

Các thanh niên ở Nuku’alofa, Tonga, chơi bóng bầu dục. Ảnh: AP.
Về cơ bản, việc chống Covid-19 ở Thái Bình Dương đồng nghĩa với hoàn toàn đóng cửa biên giới.
Quốc đảo Tonga cấm người dân qua lại biên giới và đã tránh được đại dịch. Các đảo quốc Kiribati, Niue, Nauru và Tuvalu cũng vậy.
Việc ở vị trí cô lập cũng giúp ích cho công tác chống dịch. Hai nơi duy nhất trên thế giới không có đường băng, Tokelau (vùng lãnh thổ của New Zealand) và đảo Pitcairn (lãnh thổ hải ngoại của Anh), không có ca mắc Covid-19 nào.
Những hậu quả của việc thả lỏng biên giới khá hiển hiện ở khu vực này.
Polynesi, lãnh thổ hải ngoại của Pháp, mở cửa biên giới và bỏ yêu cầu cách ly vào tháng 7/2020. Thời điểm đó, Polynesi chỉ có 62 người dương tính với virus. Vùng lãnh thổ này muốn vực dậy nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch đang bị đình trệ.
Hiện tại, Polynesi đã ghi nhận hơn 15.000 ca mắc Covid-19 và 91 người tử vong, theo Guardian.
Cái giá phải trả khi đóng cửa
Tuy nhiên, hoàn toàn đóng cửa biên giới cũng có cái giá riêng. Các biện pháp hạn chế để chống Covid-19 đã tàn phá nhiều nền kinh tế vốn mỏng manh trên Thái Bình Dương, đặc biệt là những nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch.
Tăng trưởng kinh tế của quốc đảo Fiji giảm hơn 20% trong năm 2020. Nhiều người dân nước này bỏ việc trong ngành du lịch và quay lại trồng trọt trên mảnh đất của tổ tiên.
Tại vài nơi ở Papua New Guinea, người dân phải dùng vỏ sò và trao đổi hàng hóa thay cho tiền mặt vì nền kinh tế bị đình trệ.
Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB), hơn một nửa (52%) gia đình được lấy ý kiến ở Papua New Guinea cho con nghỉ học vì không thể tiếp tục chi trả kinh phí.
Ở quần đảo Solomon gần đó, khẩu phần ăn của 57% gia đình trong khảo sát phải giảm xuống vì thu nhập của người dân thấp đi. Đảo quốc này chỉ mới ghi nhận 17 ca mắc Covid-19.
Tại Koro, thành phố lớn nhất quốc đảo Palau, việc vẫn tránh được dịch bệnh sau một năm được xem là nhờ sự may mắn và quyết định đóng cửa biên giới sớm. Đất nước này thậm chí đã nhận 2.800 liều vaccine Covid-19 của Moderna từ Mỹ.
Palau cũng có kế hoạch chủng ngừa cho toàn dân trước giữa năm nay.

Văn phòng chính phủ Palau ở Melekeok. Nhờ đóng cửa biên giới sớm, Palau đã tránh được đại dịch. Ảnh: AP.
'Dịch bệnh khiến tôi trân trọng những hoạt động bình thường luôn bị xem là chuyện hiển nhiên như họp mặt gia đình hay lễ tốt nghiệp. Tôi thậm chí trân trọng tình hình giao thông vì đó là dấu hiệu của một cuộc sống bình thường', Semdiu Decherong, quan chức chính phủ Palau, nói với Guardian.
Ông Decherong cho biết mình có họ hàng sống ở Mỹ và vài người trong số họ là nhân viên y tế tuyến đầu.
'Tôi thấy rất rõ tình hình họ phải đối mặt. Người Palau luôn sợ sẽ phát hiện ca nhiễm đầu tiên và mọi thứ sẽ phải đóng cửa', ông Decherong nói.
Tuy nhiên, việc bị cô lập trong dịch cũng khiến ông Decherong muốn đi khám phá xung quanh bất cứ khi nào có thể.
'Sống trên một hòn đảo xinh đẹp mang đến nhiều lợi ích, nhưng chắc chắn sẽ rất tuyệt nếu tôi thỉnh thoảng được đi xa một chút. Tuy vậy, khoảng thời gian này khiến tôi phải khám phá hoặc thăm thú lại những nơi tôi đã quên từ lâu, hoặc không có thời gian để đến trên đảo', ông Decherong chia sẻ.
'Việc duy trì cái nhìn tích cực sẽ giúp tôi vượt qua khó khăn. Tôi hy vọng các thành viên trong gia đình muốn về thăm nhà có thể làm điều đó sớm', ông nói thêm.
(Theo Zing)
- Cùng chuyên mục
Ấn tượng với màn trình diễn pháo hoa giữa Canada và Trung Quốc
Khán giả được chiêm ngưỡng màn trình diễn ánh sáng ấn tượng giữa Canada và Trung Quốc trong thời tiết thuận lợi tại Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025.
Phong cách - 15/06/2025 10:08
Chuyện làm giàu của 4 tỷ phú ít người biết tới
Rất nhiều tỷ phú trên thế giới không phải là những người nổi tiếng, nhưng điều đó không có nghĩa là những câu chuyện giúp họ đạt đến đỉnh cao của sự giàu có ít hấp dẫn.
Phong cách - 15/06/2025 08:36
Mất 1/4 tài sản vì tham gia chính trường, Elon Musk nói: 'Đáng mà'
Đáp trả bài viết trên X của trang tin Phó Tổng thống Mỹ JD Vance: "Elon Musk đã mất 25% tổng số tài sản trong các nỗ lực tham gia chính phủ Mỹ", người giàu nhất thế giới chỉ viết gỏn gọn: Đáng mà.
Phong cách - 13/06/2025 15:17
Những cái 'nhất' và điều thú vị của 34 tỉnh, thành mới sáp nhập
TP.HCM đông dân nhất nước, Lâm Đồng có diện tích lớn nhất, Phú Thọ tiếp giáp với nhiều tỉnh thành nhất, người Hà Nội có thu nhập bình quân cao nhất...
Phong cách - 13/06/2025 08:40
10 bãi biển đẹp nhất Việt Nam
10 bãi biển đẹp nhất Việt Nam dưới đây được lựa chọn dựa trên cảnh quan, nước biển trong xanh, cát mịn, và sức hút du lịch trong nước và quốc tế.
Phong cách - 11/06/2025 14:12
Những tỷ phú tự thân đi lên từ bần hàn
Những tỷ phú này giờ có nhiều tiền hơn mức mà chúng ta có thể mơ ước, nhưng không phải tất cả họ đều sinh ra trong một cuộc sống xa hoa.
Phong cách - 10/06/2025 10:57
Chân dung Lucy Guo, nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới
Lucy Guo, doanh nhân công nghệ 30 tuổi người Mỹ có cha mẹ là người nhập cư đã soán ngôi Taylor Swift để trở thành nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới.
Phong cách - 09/06/2025 11:06
Mãn nhãn màn trình diễn pháo hoa của Việt Nam và Ba Lan ở Đà Nẵng
Đêm thi thứ hai của Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 chủ đề "Nghệ thuật sáng tạo" đã mang đến cho khán giả một hành trình bùng nổ cảm xúc, ngập tràn bất ngờ và ấn tượng.
Phong cách - 08/06/2025 08:59
Mối liên hệ giữa gia tộc Chearavanont giàu thứ nhì ở châu Á và C.P Việt Nam
Gia tộc Chearavanont của Thái Lan với giá trị tài sản ròng là 42,6 tỷ USD, là gia tộc giàu thứ hai châu Á. Từ năm 1921, họ điều hành tập đoàn Charoen Pokphand, trải dài trên nhiều ngành công nghiệp.
Phong cách - 07/06/2025 16:51
Các tỷ phú nói gì sau vụ bất hòa giữa ông Trump và Elon Musk
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và tỷ phú Elon Musk dường như không thể tách rời cách đây không lâu: họ cùng nhau tham dự các sự kiện, cùng nhau phỏng vấn và dành cho nhau những lời khen ngợi. Nhưng tất cả đã thay đổi chỉ sau một đêm.
Phong cách - 06/06/2025 17:23
Dự án THE INCREDIBLES PROJECT trao quà cho học sinh người Mông tại Sơn La
Dự án The Incredibles Project đã trao hơn 100 phần quà dành tặng những em học sinh người Mông tại điểm trường Co Tòng, tỉnh Sơn La.
Phong cách - 05/06/2025 16:00
12 quốc gia có GDP đầu người cao, nhưng 'chưa giàu'
12 quốc gia dưới đây thoạt nhìn có vẻ giàu có, nhưng nếu đi sâu vào bên trong, thực lực kinh tế của chúng lại không phải như vậy.
Phong cách - 05/06/2025 07:40
Chân dung doanh nhân Eric Trump, con trai ông Donald Trump và những dự án lớn ở Việt Nam
Eric Trump, tên đầy đủ là Eric Frederick Trump là con trai thứ hai của Tổng thống Mỹ Donald Trump và bà Ivana Trump, một nhân vật có tiếng trong giới thượng lưu New York.
Phong cách - 04/06/2025 06:45
Elon Musk rời DOGE, để lại những gì?
Elon Musk rời Washington tuần này, khép lại một trong những câu chuyện kỳ lạ nhất trong lịch sử nhiệm kỳ của một Tổng thống Mỹ.
Phong cách - 02/06/2025 15:29
Thắp sáng sông Hàn với đêm khai mạc pháo hoa quốc tế Đà Nẵng
Mang chủ đề "Tinh hoa văn hóa", đêm khai mạc Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 đã chính thức mở màn cho chuỗi 6 đêm trình diễn pháo hoa.
Phong cách - 01/06/2025 11:40
Giới nhà giàu Mỹ săn lùng Rolex để tích sản
Đồng hồ xa xỉ Thụy Sĩ đang được giới tiêu dùng Mỹ xem như 'vàng', khi cơn sốt sưu tầm và đầu tư vào các mẫu cao cấp bùng nổ, đẩy xuất khẩu tăng mạnh.
Phong cách - 31/05/2025 06:45
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 4 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 4 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago
- Ý kiến
-
[Gặp gỡ thứ Tư] Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink: 'Chúng tôi muốn một Việt Nam mạnh mẽ và thịnh vượng'
-
Từ Brexit nghĩ về Cộng đồng kinh tế ASEAN
-
Mã Pí Lèng: Hãy bình tĩnh - tỉnh táo trong xử lý
-
[CAFÉ cuối tuần] Phải xây sân bóng đá mới, Mỹ Đình chật quá rồi!
-
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tiết lộ ‘văn hoá 5 không’ trong đầu tư
-
'Doanh nghiệp càng lớn, thanh, kiểm tra càng nhiều'