Cuộc đời 'ba chìm, bảy nổi' của Vua Bánh rán Ted Ngoy - Kỳ 1: Giấc mơ Mỹ
Nếu bạn bước vào một cửa hàng bánh rán (donut) ở Californina, rất có thể nó thuộc sở hữu của một gia đình người Campuchia. Câu chuyện dưới đây kể về một người tị nạn Campuchia, người thực sự đã xây dựng được một đế chế và được người đời gọi là Vua Bánh rán (Donut King), nhưng rồi lại mất đi tất cả...

Vua Bánh rán Ted Ngoy và chiếc hộp màu hồng huyền thoại. Ảnh Greenwich Entertainment
Chuyện tình Romeo và Juliette
Khi còn là một học sinh trung học, Ted Ngoy đã để mắt tới Suganthini Khoeun, con gái một quan chức cấp cao trong chính phủ Campuchia.
"Cô ấy rất đẹp, bạn khó có thể tìm được một cô gái nào đẹp hơn thế", Ted Ngoy nhớ lại.
Tất cả các chàng trai trong trường đều yêu mến cô ấy, chính vì vậy, một cậu bé nghèo con lai Trung Quốc đến từ một ngôi làng gần biên giới Thái Lan như Ted Ngoy khó có cơ hội.
"Cô ấy mạnh mẽ, giống như công chúa hoàng gia của bạn. Và cô ấy lúc nào cũng có người theo đuôi", Ted nói.
Nhưng sau đó, Ted phát hiện ra rằng căn hộ của cậu ấy ở, nằm trên tầng 4 của một khu chung cư thông thoáng lại nhìn thẳng ra biệt thự của Suganthini. Và cậu đã nghĩ ra một kế sách. Mỗi buổi tối, cậu ngồi bên cửa sổ và thổi sáo.
Khi nghe thấy tiếng sáo nỉ non trên khắp thành phố yên tĩnh, mẹ Suganthini khẳng định người đang thổi sáo chắc chắn đang yêu.
Một đêm, khi cậu phát hiện ra Suganthini đang ngồi ngoài ban công của biệt thự, cậu quyết định ra tay. Cậu viết một bức thư nói mình là người thổi sáo và sống ở tòa nhà đối diện. Cậu quấn bức thư quang một hòn đá và ném xuống phía ban công.
Vài ngày trôi qua, cậu vẫn chưa thấy động tĩnh gì từ phía Suganthini. Nhưng sau đó, một trong những người giúp việc của gia đình Suganthini đã xuất hiện trước cửa phòng của cậu và đưa cậu lá thư hồi đáp.
Suganthini trả lời: "Hãy cẩn thận bởi có thể bạn sẽ không nhảy vào phòng của tôi mà lại nhảy vào phòng của mẹ tôi đó".
Một ngày nọ, Ted viết trong thư: "Điều gì sẽ xảy ra nếu như tôi nhảy vào phòng của bạn?".
Trong thư, Suganthini viết: "Tôi đánh giá cao tiếng sáo của bạn. Nó thật tuyệt vời và cảm động". Rồi từ đó, chúng tôi bắt đầu giao thiệp qua lại lẫn nhau, chủ yếu bằng các bức thư, Ted kể tiếp.
Suganthini tưởng Ted nói đùa, nhưng thực sự thì cậu ấy rất nghiêm túc. Vào một đêm mưa, bất chấp căn biệt thự được nhân viên bảo vệ có vũ trang cùng chó dữ canh gác, Ted đã trèo lên câu dừa, leo qua hàng rào dây thép gai và chui vào cửa sổ nhà tắm.
Cậu lẻn vào căn phòng ngủ kế bên và thấy Suganthini đang ngủ rất say. Cậu đánh thức cô gái, khi mở mắt, cô ấy suýt nữa hét lên nhưng đã kịp nhận ra cậu bạn học cùng trường.
"Bạn làm gì ở đây?", Suganthini hỏi và chỉ đợi có thế, cậu trả lời: "Chà, tôi đến đây bởi tôi đã yêu bạn".
"Nhưng chúng ra sẽ làm gì bây giờ, tôi sắp phải đi học", Suganthini nói.
"Đừng lo lắng, tôi sẽ trốn dưới gầm giường của bạn", Ted nói và cậu đã làm đúng như vậy.
Suganthini lén mang thức ăn cho cậu vào ban đêm, và sau nhiều ngày, cô nói cô cũng yêu cậu. Hai người đã lập một giao ước bằng máu. Cậu nói cậu đã trốn ở đó 45 ngày, cho đến khi bị phát hiện.

Ted Ngoy cùng gia đình khi còn ở Campuchia. Ảnh nhân vật cung cấp/BBC
Gia đình Suganthini sau đó nài nỉ Ted phá vỡ giao ước bằng cách ép cậu nói không yêu Suganthini nữa. Cậu buộc phải nghe theo nhưng đã dùng dao díp để tự vẫn. Cậu tuyên bố thà chết chứ không thể sống mà thiếu Suganthini.
Trong lúc Ted đang điều trị và bình phục ở bệnh viện thì đến lượt Suganthini tìm cách tự vẫn. Trước sự cương quyết của đôi bạn trẻ, gia đình cô đã cho phép hai bạn trẻ tiếp tục được ở bên nhau.
"Đó thực sự là một câu chuyện điên rồ nhưng đó là sự thật. Tôi thực sự yêu cô ấy", Ted-người giờ đã 78 tuổi, nói.
Nhưng chính Ted cũng thừa nhện việc chinh phục được trái tim của Suganthini đã giúp ông có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Họ kết hôn và bắt đầu một cuộc sống gia đình. Cuộc sống đó đang rất tốt đẹp thì vào giữa năm 1970, cuộc nội chiến bùng nổ giữa phía chính phủ và quân đội Khmer Đỏ do Polpot cầm đầu.
Biến cố
Ted, người nói được 4 thứ tiếng được anh rể của Suganthini, tướng Sak Sutsakhan mời làm sĩ quan liên lạc ở Thái Lan.
Ngay lập tức, Ted được phong quân hàm thiếu tá và ông cùng gia đình trẻ của mình chuyển tới Bangkok sinh sống. Hằng tháng, ông trở lại Campuchia để nhận tiền lương cho lính của mình.
Nhưng tình hình ở quê nhà ngày càng nguy ngập và trong chuyến đi cuối cùng của mình vào tháng 4/1975, thủ đô Phnom Penh thất thủ. Ted đã tìm cách trốn thoát trong chuyến bay cuối cùng rời Phnom Penh nhưng bố mẹ của Suganthini bị bỏ lại. Sau đó, Suganthini biết tin rằng cha mẹ của cô là những người đầu tiên bị Khmer Đỏ hành quyết.
Một tháng sau đó, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Gerald Ford tuyên bố Hoa Kỳ sẽ tiếp nhận những người tị nạn Campuchia. "Chúng ta là một quốc gia hình thành từ những người nhập cư và chúng ta luôn là một quốc gia nhân đạo", Tổng thống Mỹ tuyên bố.

Gia đình Ted Ngoy khi còn ở trại tị nạn. Ảnh nhân vật cung cấp/BBC
Ted và Suganthini đã bán tất cả những gì họ có và đến California trên một trong những chuyến bay tị nạn đầu tiên, cùng với ba đứa con của họ, một cháu trai nuôi và hai cháu gái. Cả gia đình được chuyển đến Trại Pendleton, một trại tị nạn được dựng lên vội vã tại một căn cứ huấn luyện hàng hải. Để được phép rời trại và tìm việc làm, họ cần một người Mỹ bảo lãnh, người này sẽ tìm cho họ một công việc và một nơi nào đó để sinh sống.
Trong nhiều tuần, họ nhìn gia đình khác rời đi, cho đến khi cuối cùng họ cũng được một mục sư từ một nhà thờ ở Tustin, Orange County bảo lãnh. Ted làm công việc quét dọn nhà thờ nhưng anh sớm nhận ra thu nhập 500 USD một tháng sẽ không đủ để nuôi gia đình. Với sự cho phép của mục sư, anh ta ra ngoài và nhận thêm hai công việc nữa: nhân viên bán hàng từ 6 giờ tối đến 10 giờ tối và nhân viên bán xăng từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng.
Bên cạnh cây xăng có một cửa hàng bánh rán tên là DK Donuts. Nó có mùi thơm ngon và khi lần đầu tiên anh nếm thử nó khiến anh nhớ đến một thứ ở nhà - một chiếc bánh ngọt chiên, cũng hình tròn, được gọi là nom kong. Ted nói: “Nó khiến tôi nhớ nhà".
Suốt đêm, Ted nhìn mọi người mua cà phê và bánh rán, và anh nhận ra đó là một công việc kinh doanh tốt. Một đêm, anh hỏi người phụ nữ ở quầy rằng liệu tiết kiệm 3.000 USD có đủ để mua một cửa hàng bánh rán không. Cô ấy nói việc đó sẽ khiến anh 'ném tiền qua cửa sổ'. Thay vào đó, cô ấy nói với anh về một chương trình đào tạo do chuỗi bánh rán Winchell's điều hành. Ted trở thành thực tập sinh đầu tiên của họ đến từ Đông Nam Á.
Giấc mơ Mỹ
“Tôi học làm bánh, lo việc trả lương, dọn dẹp, bán hàng, nói chung là mọi thứ,” ông kể lại và nói thêm: "Một trong những thủ thuật mà ông học được là nướng bánh rán theo từng mẻ nhỏ trong ngày để giữ cho bánh luôn tươi và mùi bánh nướng chinh là hình thức quảng cáo tốt nhất".

Ted Ngoy đứng trước của hàng bánh rán đầu tiên của mình. Ảnh nhân vật cung cấp/BBC
Khi hoàn thành khóa đào tạo ba tháng của mình, Winchell's đã cho Ted điều hành một cửa hàng tại Balboa Pier, một điểm du lịch trên bán đảo Newport, nằm cách Tustin không xa. Suganthini trở thành gương mặt bán hàng tươi cười sau quầy, mặc dù bà hầu như không nói được câu tiếng Anh nào.
Ban đêm, Ted cùng với con trai út của ông, Chris đã phải làm rất nhiều việc để chuẩn bị cho các mẻ bánh nướng vào ban đêm. Ông khuấy các mẻ bột mì trong khi cậu con út ngủ bên cạnh ngay trong bếp. Họ tiết kiệm tiền bằng mọi cách, thậm chí rửa và tái sử dụng dụng cụ khuấy cà phê, vốn chỉ sử dung 1 lần cho đến khi bị Winchell's biết và khiển trách. Khi thấy có quá nhiều hộp bánh rán màu hồng, Ted đã mua chúng với giá rẻ và những hộp màu hồng trở thành thương hiệu của anh ấy.
Gia đình anh làm việc từ 12 đến 17 giờ một ngày, tất cả mọi người đều phải làm. Vào cuối tuần, những đứa trẻ lớn nhất, Chet và Savy, khi đó chín và tám tuổi, đã giúp đỡ bố mẹ bằng cách rót cà phê, đóng gói bánh rán và gấp hộp. Trong tuần, chúng đến trường, đôi khi chúng đói đến mức chúng phải lấy trộm đồ ăn nhẹ từ các hộp ăn trưa của những đứa trẻ khác.
Trong một năm, Ted đã tiết kiệm đủ tiền để đặt cọc cho một cửa hàng bánh rán thứ hai, một cửa hàng 'mẹ và con' có tên Christy's. Một lần nữa Suganthini là gương mặt bán hàng thân thiện chào đón khách hàng, và khi trở thành công dân Hoa Kỳ, cô đã lấy cái tên Christy làm tên của mình.
Sau một năm điều hành hai cửa hàng, họ đã tiết kiệm được 40.000 USD và Ted quyết định mở rộng hệ thống. Anh ta mua một cửa hàng bánh rán lớn hơn và đề nghị cho một gia đình người Campuchia tị nạn thuê lại cửa hàng bánh rán ban đầu, chính là những người đang làm việc tại các cửa hàng thức ăn nhanh với mức lương rẻ mạt. Ted đã huấn luyện lại họ và giao chìa khóa cửa hàng bánh rán cho họ.
Ted tiếp tục tìm kiếm thêm các cửa hàng bánh rán để mua và cho những người tị nạn thuê lại. "Sử dụng tiền hợp lý để tạo công ăn việc làm cho người khác là một cảm giác mạnh như bất kỳ loại ma túy nào", ông sau này viết lại những cảm giác của mình.
Làm việc quần quần năm này qua năm khác, Ted và Christy biết rất ít về những gì đang xảy ra ở quê nhà Campuchia của họ. Nhưng rồi tin tức cũng đến với họ và những gì họ nghe được thật tồi tệ. Họ khóc và cầu nguyện cho gia đình mà họ đã bỏ lại.
Dưới thời Khmer Đỏ của Pol Pot, người dân bị buộc phải làm việc trong các trang trại công cộng, và những người có tiền hoặc có học bị tra tấn và giết chết. Trong bốn năm, gần hai triệu người Campuchia hoặc bị hành quyết, hoặc chết vì đói, vì bệnh tật hoặc vì làm việc quá sức.
Năm 1978, cha mẹ và chị gái của Ted chạy qua biên giới sang Thái Lan. Ted nhận được cuộc gọi từ đại sứ quán Hoa Kỳ ở đó hỏi liệu ông có bảo lãnh họ sang Mỹ sống hay không. Đương nhiên, ông đồng ý và dựng lên các cửa hàng bánh rán cho những người thân của ông.
Nhưng ngày càng có nhiều người quen thân đến xin tài trợ của ông. Ted nói: “Một số người trong số họ là anh em họ, chú bác, cháu gái của tôi. Nhưng nhiều người trong số họ không có quan hệ họ hàng với nhau, họ chỉ sống cùng làng hoặc nghe thấy tên tôi. Tôi nghĩ không có gì sai khi họ nói dối đại sứ quán vì mọi người đều cần cơ hội sống sót. Vì vậy, tôi đã làm mọi thứ, nhiều nhất có thể để giúp họ".

Ted Ngoy và vợ khi đã trở thành triệu phú. Ảnh nhân vật cung cấp/BBC
Trong những năm đó, Ted và Christy đã tài trợ cho hơn 100 gia đình. Ông thường tiếp đón họ, tạo công ăn việc làm cho họ trước khi giúp họ có được nhà cửa, các khoản vay và các cửa hàng bánh rán. Ted khuyến khích những người khác cũng làm như vậy. "Phong trào tương thân tương ái đã bùng lên như lửa trên đồi và phát triển rất nhanh", Ted nhớ lại nói.
Người Campuchia làm việc chăm chỉ và vì cả gia đình cùng tham gia nên họ không phải trả bất kỳ khoản tiền công nào. Điều này giúp những người tị nạn được định cư nhanh hơn và hình thành các mô hình kinh doanh có lợi nhuận. Cuối cùng, người Campuchia sở hữu rất nhiều cửa hàng bánh rán ở California đến nỗi họ chiếm lĩnh thị trường, đẩy Winchell's xuống vị trí thứ hai.
Đó là điều mà Ted cảm thấy hơi tệ. "Winchell's là một công ty tốt và tôi nợ họ lòng biết ơn. Người dân Campuchia nợ họ rất nhiều", ông nói.
Vào năm 1985, tức là sau 10 năm tị nạn tại Hoa Kỳ, Ted và Christy đã trở thành triệu phú và sở hữu khoảng 60 cửa hàng bánh rán. Ted được biết tên với cái tên Vua Bánh rán (Donut King) hay Chú Ted (Uncle Ted) bởi ông đã bảo trợ cho rất nhiều người Campuchia tới Mỹ. Cặp tình nhân ngày nào giờ đã có biệt thự triệu USD có bể bơi, thang máy, xe sang và các kỳ nghỉ đắt tiền ở nước ngoài.
"Tôi đã thực hiện được giấc mơ Mỹ của mình", Ted nói.
Đón đọc: Cuộc đời 'ba chìm, bảy nổi' của Vua Bánh rán Ted Ngoy - Kỳ 2: Cờ bạc là bác thằng Bần
- Cùng chuyên mục
Warren Buffett và 12 lời khuyên đáng giá, từ cách nuôi dạy con cái đến đầu tư
Warren Buffett đã đưa ra rất nhiều lời khuyên quý giá trong suốt 55 năm lãnh đạo Berkshire Hathaway, theo Business Insider.
Phong cách - 07/05/2025 07:24
Món ăn đắt đỏ bậc nhất thế giới 'rớt giá'
Burger King bán gà viên kèm trứng cá muối khiến dân mạng xôn xao, đặt câu hỏi: món ăn xa xỉ này đang được “bình dân hóa” hay chỉ là chiêu tiếp thị?
Phong cách - 06/05/2025 18:29
Nhà đầu tư lớn nhất thế giới tiết lộ chiến lược ứng phó với thuế quan Trump
Người điều hành quỹ đầu tư lớn nhất thế giới đã quyết định giữ bình tĩnh và chờ cho cuộc chiến thuế quan của ông Trump qua đi.
Phong cách - 06/05/2025 09:42
Cận cảnh toa tàu VIP tuyến Hà Nội- Hải Phòng
Từ 10/5, Đường sắt Việt Nam đưa vào vận hành toa VIP 34 chỗ ngồi với nội thất được thiết kế theo phong cách Đông Dương, tuyến Hà Nội - Hải Phòng.
Phong cách - 05/05/2025 17:43
Chân dung người kế vị Warren Buffett, tiếp quản 'đế chế' 1.160 tỷ USD
Doanh nhân Greg Abel sẽ tiếp quản vị trí CEO Berkshire Hathaway từ tỷ phú Warren Buffett vào cuối năm nay, khép lại hành trình 55 năm của 'Nhà tiên tri xứ Omaha'.
Phong cách - 05/05/2025 05:25
Warren Buffett: Tôi sẽ về hưu vào cuối năm nay
Warren Buffett sẽ kết thúc sự nghiệp của mình với tư cách là nhà đầu tư nổi tiếng và được kính trọng nhất thế giới, ông cho biết sẽ từ chức CEO Berkshire Hathaway vào cuối năm 2025 và trao lại quyền chỉ huy cho phó chủ tịch Greg Abel.
Phong cách - 04/05/2025 08:47
Nội các Trump toàn tỷ phú, giấc mơ Mỹ còn không?
Các tỷ phú hiện nắm giữ chức vụ quan trọng trong Nhà Trắng, trong đó có cả Tổng thống Donald Trump, dường như không biết và có vẻ không quan tâm người Mỹ sống thế nào.
Phong cách - 03/05/2025 07:44
Lên tàu 'ngược dòng thời gian', khám phá đất võ - Bình Định
Trong lộ trình từ ga Quy Nhơn đến ga Diêu Trì (tại Bình Định), du khách được đưa "ngược dòng thời gian", trở về miền đất võ kiêu hùng - nơi ghi dấu phong trào Tây Sơn lẫy lừng; đồng thời, du khách còn thưởng thức nghệ thuật bài chòi dân gian và trải nghiệm tinh hoa ẩm thực "xứ Nẫu".
Phong cách - 02/05/2025 06:22
10 khách sạn 5 sao nổi bật tại Phú Quốc
Du lịch Phú Quốc phát triển mạnh trong 20 năm trở lại đây, từ 130.000 lượt khách năm 2004 lên 5,9 triệu lượt năm 2024, kéo theo sự phát triển của nhiều cơ sở lưu trú nổi tiếng, trong đó nổi bật nhất là 22 khách sạn hạng 5 sao.
Phong cách - 01/05/2025 16:51
Đà Nẵng rực rỡ cờ hoa chào đón đại lễ 30/4
Ở Đà Nẵng những ngày cuối tháng Tư, dọc khắp các tuyến phố, từ khu dân cư đến chợ, trường học... đâu đâu cũng tràn ngập sắc đỏ rực rỡ của quốc kỳ.
Phong cách - 30/04/2025 07:41
Các tỷ phú đang mất dần tài sản, nhưng Warren Buffett lại giàu hơn, vì sao vậy?
Các tỷ phú nắm giữ lượng lớn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đang bị thua lỗ lớn do tình trạng bán tháo trên diện rộng vì sự bất định của thuế quan Trump.
Phong cách - 29/04/2025 12:11
10.500 drone vẽ hành trình phát triển thành phố trên bầu trời sông Sài Gòn
Đông đảo người dân TP.HCM đổ về khu vực trung tâm để theo dõi màn tổng duyệt đầu tiên của màn trình diễn 10.500 drone chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Phong cách - 29/04/2025 07:30
Một người 'giàu nhưng không bền' thường biểu hiện ở 10 dấu hiệu sau
Một người 'giàu nhưng không bền' có thể kiếm được một khoản tiền kha khá và sống xa hoa, nhưng thường thì họ vẫn rất dễ rơi vào trường hợp khẩn cấp về tài chính, thậm chí phá sản.
Phong cách - 28/04/2025 07:41
Các nữ chiến sĩ xinh đẹp, rạng rỡ tại tổng duyệt diễu binh ở TP.HCM
Để có đội hình chỉn chu và những bước chân đều tăm tắp, các nữ chiến sĩ đã dành nhiều tháng tập luyện với cường độ cao. Mệt mỏi, da sạm đi nhưng ai cũng ngập tràn niềm tự hào.
Phong cách - 27/04/2025 16:32
Người Mỹ giàu có mở tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ vì lo sợ rủi ro từ Hoa Kỳ
Ngày càng có nhiều người Mỹ giàu có mở tài khoản ngân hàng tại Thụy Sĩ như một phần của quá trình "phi Mỹ hóa" danh mục đầu tư của họ, theo NBC News.
Phong cách - 26/04/2025 06:23
14 thói quen thú vị của các gia đình trung lưu ở Mỹ
14 thói quen thú vị dưới đây sẽ được giữ mãi trong tâm trí của những người được sinh ra và nuôi dạy trong những gia đình trung lưu ở Mỹ, theo Finance Key.
Phong cách - 25/04/2025 12:48
- Đọc nhiều
-
1
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
2
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
-
3
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
4
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
5
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
- Ý kiến
-
[Gặp gỡ thứ Tư] Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink: 'Chúng tôi muốn một Việt Nam mạnh mẽ và thịnh vượng'
-
Từ Brexit nghĩ về Cộng đồng kinh tế ASEAN
-
Mã Pí Lèng: Hãy bình tĩnh - tỉnh táo trong xử lý
-
[CAFÉ cuối tuần] Phải xây sân bóng đá mới, Mỹ Đình chật quá rồi!
-
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tiết lộ ‘văn hoá 5 không’ trong đầu tư
-
'Doanh nghiệp càng lớn, thanh, kiểm tra càng nhiều'