Cuộc chiến linh kiện bán dẫn Mỹ - Trung chỉ mới bắt đầu

HOÀNG AN
06:43 05/03/2021

Chế tạo linh kiện bán dẫn là một trong những lĩnh vực bản lề của các ngành công nghệ cao. Một con chíp nhỏ tạo thành 'trái tim' của máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh. Linh kiện bán dẫn cũng không thể thiết trong các hệ thống điện tử xe hơi, máy bay, mạng viễn thông, nhà máy điện hạt nhân.

Trên đây là nhận định của ông Pierre-Antoine Donnet trong bài viết đăng trên trang mạng châu Á Asialyst ngày 16/02/2021.

semi-conducteurs-chine-usa

Ông Donnet là cựu thông tín viên của hãng tin Pháp AFP, tác giả của khoảng 15 cuốn sách về Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Ấn Độ và những thách thức lớn ở châu Á.

Vào năm 2020, ông Pierre-Antoine Donnet đã cho xuất bản cuốn sách "Cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ" viết về vai trò lãnh đạo thế giới.

Cuộc đua linh kiện bán dẫn

Hiện giờ, Trung Quốc bị xem là tụt hậu nhiều năm, thậm chí nếu cố gắng thì cũng phải mất 10 năm mới bù đắp được những yếu kém trong lĩnh vực linh kiện bán dẫn. Một nanomet tương đương 1 phần tỉ mét. Nhà sáng lập chính của Mỹ là Intel có thể sản xuất các con chíp có kích cỡ 10 nanomet (nm), trong khi nhà sản xuất Đài Loan TSMC (Taiwan Semiconductor Manufacturing Company) và hãng điện tử Samsung của Hàn Quốc đã chế tạo được chíp 5 nanomet. TSMC cũng đã cho khởi công xây dựng một nhà máy mới vô cùng lớn ở Đài Nam, miền nam Đài Loan, với khả năng chế tạo linh kiện bán dẫn 3 nanomet từ nửa cuối năm 2022! Còn tập đoàn SMIC của Trung Quốc (Semiconductor Manufacturing International Corporation), cũng như tập đoàn Huawei, vốn bị chính quyền Mỹ đưa vào danh sách đen, chỉ có thể chế tạo chíp bán dẫn có kích thước 14 nanomet.

Một bộ vi xử lý 7 nanomet chứa hàng tỷ bóng bán dẫn (transistor), mỗi bóng bán dẫn có khả năng điều khiển hoạt động điện và dòng electron. Bộ vi xử lý càng nhỏ thì càng tiêu thụ ít điện năng và tỏa nhiệt càng ít: đây là hai phẩm chất thiết yếu cho bất kỳ vi mạch nào. Phần lớn cuộc cách mạng kỹ thuật số toàn cầu hiện nay sẽ liên quan đến công cuộc làm chủ hoạt động chế tạo linh kiện bán dẫn.

Đâu là lý do tại sao cuộc chiến thu nhỏ linh kiện bán dẫn lại bùng nổ giữa một bên là Trung Quốc và bên kia gồm có Hoa Kỳ, Đài Loan và Hàn Quốc? Không ai có thể đoán được bên nào sẽ thắng. Tuy nhiên, Trung Quốc hiện giờ vẫn phụ thuộc vào các nhà sản xuất linh kiện bán dẫn nước ngoài.

Tham vọng của Trung Quốc

Trung Quốc chắc chắn đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong một số lĩnh vực công nghệ mũi nhọn như trí tuệ nhân tạo, robot, tàu cao tốc, hạt nhân dân sự, phản ứng nhiệt hạch, xe hơi chạy điện, máy tính lượng tử, chinh phục không gian và sắp tới là hàng không dân dụng. Thế nhưng, linh kiện bán dẫn thì vẫn là điểm yếu, là 'gót chân Achille' của Trung Quốc.

huawei USA-China

Thiếu linh kiện bán dẫn, Huawei đã bị tụt xuống hàng thứ 6 thế giới về sản xuất điện thoại thông minh, từ vị trí đứng đầu vào mùa hè 2020. Ảnh Gzimo

Đi đầu trong việc làm chủ sản xuất linh kiện bán dẫn là một trong những điểm mấu chốt để Bắc Kinh thực hiện tham vọng thực sự trở thành siêu cường toàn cầu. Còn hiện giờ, mặc dù là quốc gia tiêu thụ linh kiện bán dẫn hàng đầu thế giới, trong năm 2019 Trung Quốc đã nhập khẩu linh kiện bán dẫn với tổng trị giá 304 tỷ USD, so về giá trị thì còn cao hơn nhập khẩu dầu lửa và cao hơn tổng nhập khẩu từ Liên hiệp châu Âu (EU), đối tác thương mại lớn nhất của nước này.

Nói thêm về 'gót chân Achille' của Trung Quốc, ngày 15/01/2021, thông tín viên Simon Leplatre của Le Monde tại Thượng Hải cho biết, trong ba quý đầu năm 2020, 13.000 doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã được thành lập, nhiều gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019. Ngày 11/09/2020, Bắc Kinh đã duyệt chi 710 tỉ nhân dân tệ (90 tỉ euro) để ủng hộ 105 dự án phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Truyền thông Nhà nước Trung Quốc thậm chí còn nói đến bước Đại nhảy vọt về thiết bị bán dẫn. Nhưng cho dù nhận được nhiều tỷ USD đầu tư của nhà nước, các nhà sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc vẫn không thể đuổi kịp các doanh nghiệp Đài Loan và Hàn Quốc.

Trong kế hoạch 'Made in China 2025', Bắc Kinh đã đặt ra những chỉ tiêu đầy tham vọng: tự cung ứng được 40% nhu cầu linh kiện bán dẫn vào năm 2020 và 70% vào năm 2025, với hơn 120 tỉ euro đầu tư từ chính quyền trung ương và địa phương. Nhưng trên thực tế, cho đến năm 2020, Trung Quốc mới chỉ đáp ứng được 18% nhu cầu nội địa. Xét về tổng giá trị, nhập khẩu linh kiện bán dẫn xếp hàng đầu, cao hơn cả tổng giá trị dầu lửa Trung Quốc phải nhập.

Trở lại với cuộc đối đầu Mỹ - Trung, kể từ năm 2019, lệnh cấm vận của Hoa Kỳ áp dụng đối với tất cả các nhà sản xuất chất bán dẫn được Hoa Kỳ cấp phép. Nhà báo Pierre-Antoine Donnet trên Asialyst nhấn mạnh lệnh cấm này là một đòn tấn công trực diện vào tập đoàn Huawei và buộc nhà chức trách Trung Quốc phải coi công cuộc hiện đại hóa năng lực chế tạo chất bán dẫn là một ưu tiên quốc gia. Điều này đã được thể hiện rõ ràng trong kết luận của Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương tại Bắc Kinh vào ngày 17/12/2020.

Còn Huawei, cho dù chỉ trong một thời gian ngắn đã trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất toàn cầu vào mùa hè năm 2020, vượt cả Samsung, nhưng hiện giờ thương hiệu này đã bị tụt xuống hàng thứ 6 trên trên thế giới, chủ yếu do tác động của các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Chính cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, hồi giữa tháng 05/2020, đã đưa Huawei và 70 công ty con của tập đoàn Trung Quốc vào danh sách đen của Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp Mỹ không còn có thể cung cấp hàng hóa hoặc công nghệ cho tập đoàn viễn thông Trung Quốc nếu không có sự cho phép của chính phủ Mỹ. Kết quả là hoạt động xuất khẩu của các công ty chế tạo linh kiện bán dẫn của Mỹ như Intel, Qualcomm, Broadcom và Micron bị phong tỏa ngay lập tức, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất chíp điện tử quý giá với hơn 25% công nghệ của Mỹ, trong đó có hãng Đài Loan TSMC, cũng phải xin phép chính quyền Washington để có thể tiếp tục cung cấp linh kiện bán dẫn cho Huawei.

Huawei

Huawei ngay dưới triều đại mới của Tổng thống Mỹ Biden vẫn tiếp tục bị 'kìm kẹp'. Ảnh Gzimo

Cả sự cạnh tranh lẫn cuộc chạy đua thu nhỏ kích cỡ linh kiện bán dẫn đều diễn ra gay gắt, không khoan nhượng. Theo nhiều ước tính, riêng tập đoàn Đài Loan TSMC chiếm 55% - 75% sản lượng linh kiện bán dẫn của cả thế giới và hãng này dự tính sẽ tiếp tục dẫn đầu cuộc đua. Hồi tháng 05/2020, công ty Đài Loan đã thông báo ý định xây dựng một nhà máy chế tạo linh kiện bán dẫn khổng lồ tại Mỹ, ở bang Arizona, với khoản đầu tư dự kiến là ​​12 tỷ USD và tạo ra 1.600 việc làm. Nhà máy này, theo dự kiến bắt đầu hoạt động trong năm 2021, sẽ tập trung vào sản xuất chíp có kích cỡ chỉ 5 nanomet.

Châu Âu 'tham chiến'

Hiện giờ, cuộc chiến linh kiện bán dẫn đã lan ra toàn thế giới. Bây giờ đến lượt Liên hiệp châu Âu: hồi cuối năm 2020 Bruxelles đã công bố ý định xây dựng nhà máy sản xuất chíp điện tử ngay tại châu Âu. Mục tiêu là sẽ sản xuất ít nhất 1/5 linh kiện bán dẫn của thế giới tính theo giá trị. Ủy viên công nghiệp châu Âu, ông Thierry Breton, đã tuyên bố: "Nếu châu Âu không có khả năng tự chủ trong lĩnh vực vi điện tử, thì không thể có chủ quyền về kỹ thuật số".

Liên Hiệp Châu Âu tham gia cuộc đua khá muộn, nhưng theo các nguồn tin công nghiệp được Thời báo Đài Bắc trích dẫn hôm 15/02, nhà máy tương lai của châu Âu cũng có thể hướng tới khả năng chế tạo linh kiện bán dẫn 2 nanomet. Nhưng mục tiêu này là một thách thức công nghệ lớn mà chắc chắn châu Âu sẽ cần nhiều năm mới có thể vượt qua.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cách nay 2 tuần cũng đã nói rõ: Khó khăn chính sẽ là việc huy động nguồn vốn. Nhưng hiện giờ, 19 trong số 27 nước thành viên Liên Âu đã bày tỏ sự quan tâm đối với dự án và cho biết sẵn sàng đóng góp tài chính.

  • Cùng chuyên mục
Trung Quốc thu được 'bài học lớn' từ các cuộc đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

Trung Quốc thu được 'bài học lớn' từ các cuộc đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

Trung Quốc đã học được một bài học lớn: Sức mạnh đòn bẩy với Hoa Kỳ và họ sẽ sử dụng điều đó để tạo lợi thế trong những tháng tới, theo CNN.

Thị trường - 22/06/2025 06:45

Sau cửa hàng tài chính 'như PGD ngân hàng thu nhỏ' của F88 có gì?

Sau cửa hàng tài chính 'như PGD ngân hàng thu nhỏ' của F88 có gì?

Ngày 20/6, F88 chính thức ra mắt cửa hàng tài chính số 888. Đáng chú ý, cửa hàng này được thiết kế như một phòng giao dịch ngân hàng thu nhỏ chứ không mang dáng dấp bình dân như thường thấy. Liệu có thông điệp gì ẩn sau sự "ra mắt" này?

Doanh nghiệp - 21/06/2025 08:37

Techcombank đồng hành chuyển đổi số cùng doanh nghiệp Cần Thơ

Techcombank đồng hành chuyển đổi số cùng doanh nghiệp Cần Thơ

Mới đây, Techcombank đã phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ tổ chức "Hội nghị Techcombank đồng hành cùng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong kỷ nguyên vươn mình".

Doanh nghiệp - 21/06/2025 08:36

Đại hội Đại biểu Đảng bộ PV GAS lần thứ XI nhiệm kỳ 2025 – 2030

Đại hội Đại biểu Đảng bộ PV GAS lần thứ XI nhiệm kỳ 2025 – 2030

Mới đây, Đảng bộ PV GAS long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ XI nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là sự kiện chính trị trọng đại, nhằm tổng kết, đánh giá nhiệm kỳ vừa qua và định hướng phát triển cho PV GAS trong giai đoạn mới, tiếp tục quyết tâm phát triển PV GAS vững vàng dẫn đầu ngành năng lượng khí Việt Nam.

Doanh nghiệp - 21/06/2025 08:35

EU kỳ ​​vọng đạt mức thuế quan đối ứng từ 10% với Hoa Kỳ

EU kỳ ​​vọng đạt mức thuế quan đối ứng từ 10% với Hoa Kỳ

Liên minh châu Âu cố gắng thúc đẩy một thỏa thuận như Anh Quốc đã đạt được với Hoa Kỳ khi các cuộc đàm phán bắt đầu tăng tốc trước thời hạn 9/7.

Thị trường - 20/06/2025 11:28

Thị trường chứng khoán sẽ biến động mạnh nếu Hoa Kỳ tham gia xung đột Israel-Iran

Thị trường chứng khoán sẽ biến động mạnh nếu Hoa Kỳ tham gia xung đột Israel-Iran

Các thị trường tài chính có thể sẽ hứng chịu một đợt bán tháo 'bất ngờ' nếu quân đội Hoa Kỳ tấn công Iran và các nhà kinh tế cảnh báo rằng giá dầu tăng mạnh có thể gây tổn hại đến nền kinh tế toàn cầu vốn đã căng thẳng vì thuế quanTrump.

Thị trường - 20/06/2025 06:45

Giá bán lẻ xăng dầu tăng mạnh

Giá bán lẻ xăng dầu tăng mạnh

Giá bán lẻ xăng dầu được điều chỉnh tăng mạnh thêm gần 1.500 đồng/lít từ 15h00 chiều nay.

Thị trường - 19/06/2025 15:11

Giá vàng giảm sau tuyên bố của Fed

Giá vàng giảm sau tuyên bố của Fed

Giá vàng thế giới đi xuống sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất và phát tín hiệu sẽ cắt giảm lãi suất chậm hơn trong thời gian tới.

Thị trường - 19/06/2025 10:30

FiinRatings xếp hạng tín nhiệm A cho MSB  với triển vọng Ổn định

FiinRatings xếp hạng tín nhiệm A cho MSB với triển vọng Ổn định

Đây là kết quả tích cực dựa trên đánh giá toàn diện về vị thế kinh doanh, hồ sơ vốn và khả năng sinh lời, vị thế rủi ro, tình hình quản trị nguồn vốn và thanh khoản của MSB trên thị trường.

Doanh nghiệp - 19/06/2025 09:58

Cơ hội mới cho xuất khẩu khoáng sản Việt Nam

Cơ hội mới cho xuất khẩu khoáng sản Việt Nam

Trong trường hợp Trung Quốc tiếp tục hạn chế xuất khẩu khoáng sản, Việt Nam có cơ hội hưởng lợi đáng kể với nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phân bố rộng khắp.

Thị trường - 19/06/2025 08:43

BIDV đứng đầu ngành Ngân hàng Việt Nam trong danh sách Fortune Southeast Asia 500

BIDV đứng đầu ngành Ngân hàng Việt Nam trong danh sách Fortune Southeast Asia 500

Fortune vừa công bố bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025, trong đó BIDV được xếp ở vị trí thứ 43, là ngân hàng có thứ hạng cao nhất toàn ngành ngân hàng Việt Nam, đồng thời là doanh nghiệp Việt Nam dẫn đầu về quy mô tổng tài sản.

Doanh nghiệp - 19/06/2025 08:22

PVFCCo-Phú Mỹ và bước chuyển mình trong kinh doanh

PVFCCo-Phú Mỹ và bước chuyển mình trong kinh doanh

Trong suốt hơn 2 thập kỷ phát triển, mô hình kinh doanh của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ) đã nhiều lần được điều chỉnh để đáp ứng thực tiễn từng giai đoạn. Nhưng có lẽ, chưa lần nào sự thay đổi lại mang tính căn cơ và quyết liệt như hiện nay.

Doanh nghiệp - 19/06/2025 07:51

VPBank tăng 4 bậc trong bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500

VPBank tăng 4 bậc trong bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500

VPBank tăng 4 bậc lên vị trí 87 trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á, khẳng định những bước tiến về quy mô, hiệu quả hoạt động và tầm ảnh hưởng ngày càng gia tăng trong khu vực.

Doanh nghiệp - 19/06/2025 07:42

Có đến 5 nhãn hiệu cùng 'nhà Vinamilk' lọt Top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam

Có đến 5 nhãn hiệu cùng 'nhà Vinamilk' lọt Top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam

Theo Kantar Việt Nam, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất năm thứ 13, và chiếm sóng Top 10 với các nhãn hiệu cùng "nhà" là Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam, Susu và Probi. Đáng chú ý, sản phẩm Vinamilk có mặt trong gần 9/10 hộ gia đình Việt với tần suất mua đều đặn hàng tháng (14 lần/năm).

Doanh nghiệp - 19/06/2025 07:42

Viettel có 3 công ty thành viên nằm trong danh sách Fortune 500 Đông Nam Á

Viettel có 3 công ty thành viên nằm trong danh sách Fortune 500 Đông Nam Á

Tạp chí thế giới Fortune vừa công bố Bảng xếp hạng (BXH) 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025 (Fortune Southeast Asia 500), trong đó Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) có 3 công ty thành viên được xướng tên.

Doanh nghiệp - 19/06/2025 07:40

'Hào khí Việt Nam - Sức Xanh lan tỏa': Lối sống xanh từ mỗi hành trình nhỏ

'Hào khí Việt Nam - Sức Xanh lan tỏa': Lối sống xanh từ mỗi hành trình nhỏ

Sau hơn hai tháng triển khai, “Hào khí Việt Nam - Sức Xanh lan tỏa”, chương trình tri ân lớn nhất của Xanh SM lan tỏa tinh thần sống xanh tới đông đảo người dùng Việt và nhận nhiều phản hồi tích cực.

Doanh nghiệp - 18/06/2025 15:02