Cửa sáng thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp sàn UPCoM

Thoái vốn tại các doanh nghiệp trên sàn UPCoM vốn được xem là nhiệm vụ “khó nhằn” với các tổ chức, cơ quan nhà nước. Nhiều cuộc bán vốn kéo dài nhiều năm mà không thành công. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng này đã dần cải thiện.
NGUYỄN GIA
26, Tháng 09, 2017 | 09:28

Thoái vốn tại các doanh nghiệp trên sàn UPCoM vốn được xem là nhiệm vụ “khó nhằn” với các tổ chức, cơ quan nhà nước. Nhiều cuộc bán vốn kéo dài nhiều năm mà không thành công. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng này đã dần cải thiện.

cua sang thoai von nha nuoc tai cac doanh nghiep san UpCom

Cửa sáng thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp sàn UPCoM 

Thực tế cho thấy, nguyên nhân “khó bán” chủ yếu là do doanh nghiệp kinh doanh không khả quan, lên sàn vì bắt buộc nên chưa đủ minh bạch, thị trường kém thanh khoản so với 2 sàn niêm yết...

Mặc dù vậy, thời gian gần đây, nhiều đợt thoái vốn trên UPCoM đã thành công. Đơn cử, ở khối địa phương, UBND TP.Hà Nội thoái hết vốn tại Xích Líp Đông Anh (DFC), UBND tỉnh Khánh Hòa bán xong 13,5 cổ phiếu tại Cảng Nha Trang (CNH); UBND tỉnh Long An bán hơn 1,5 triệu cổ phiếu của Cấp nước Long An (LAW); UBND tỉnh Ninh Thuận đã bán được hơn 3,2 triệu cổ phiếu của Cấp nước Ninh Thuận (NNT).

Với khối doanh nghiệp Nhà nước, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa thoái hết vốn tại Vận tải và thuê tàu (VFR) sau khi bán toàn bộ 1,185 triệu cổ phiếu VFR (tỷ lệ 7,9% vốn) đang nắm giữ; Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam thoái vốn tại Thực phẩm Hữu Nghị (HNF), Tổng công ty Thương mại Sài Gòn bán vốn tại Bao bì Sài Gòn (SPA), Bộ Quốc phòng rút vốn tại Xi măng 18 (X18)…

Có thể thấy, việc Nhà nước bán vốn thành công thời gian gần đây xuất phát từ sức hấp dẫn của doanh nghiệp là chính (quy mô doanh nghiệp lớn, nhiều tài sản có giá trị…). Bên cạnh đó, phương thức bán hợp lý cũng là yếu tố thay đổi hiệu quả hoạt động thoái vốn. Không còn đăng ký bán cổ phần một cách “hình thức”, các tổ chức đã chủ động tìm hiểu nhu cầu, tìm kiếm các đối tác chuyển nhượng phù hợp.

Trong số các doanh nghiệp thoái vốn thành công, có 4 doanh nghiệp bán vốn thông qua khớp lệnh trên sàn là DFC, HNF, SPA, X18. Số còn lại bán qua thỏa thuận, trong đó LAW, CNH, NNT đã công bố các đối tác mua trọn lô cổ phần rao bán.

Một vấn đề đáng lưu tâm khác là giá bán cổ phần. Với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, gần đây, SCIC đã đẩy mạnh thoái vốn bằng việc bán dưới mệnh giá như trường hợp của VFR hay SCJ mới đây.

Mặc dù vậy, SCIC vẫn còn nắm nhiều doanh nghiệp làm ăn bết bát, nên quá trình thoái vốn còn nhiều gian nan. Bởi với những doanh nghiệp nhỏ, kinh doanh kém hiệu quả, ngoại trừ các vấn đề về định giá, thì có bán “rẻ như cho” cũng chưa chắc có ai mua.

Linh hoạt cơ chế thoái vốn

Với mục đích nâng cao tính công khai, minh bạch khi thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước/vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần đã niêm yết/đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch UPCoM, không ít đơn vị muốn thực hiện theo phương thức đấu giá. Tuy nhiên, theo Nghị định số 91/2015/NĐ-CP, các doanh nghiệp niêm yết chỉ được thoái vốn thông qua phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận trên sàn.

Để tháo gỡ vướng mắc trên, mới đây, Bộ Tài chính đang rà soát để báo cáo Chính phủ sửa đổi nội dung này theo hướng không quy định “cứng” phương thức giao dịch, có thể bán đấu giá ngoài sàn. Ngoài ra, về giá bán, sẽ lược bỏ quy định “giá thỏa thuận phải nằm trong biên độ giá giao dịch của mã chứng khoán tại ngày chuyển nhượng”.

Tháng 8 vừa qua, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã ký Quyết định 1232/QĐ-TTg phê duyệt danh mục doanh nghiệp mà Nhà nước sẽ thực hiện thoái vốn và tỷ lệ thoái vốn tối thiểu theo từng năm của doanh nghiệp có vốn Nhà nước giai đoạn 2017-2020.

Theo đó, năm 2017, sẽ thực hiện thoái vốn tại 135 doanh nghiệp có vốn Nhà nước. Trong đó, khối các bộ, ngành có 26 doanh nghiệp; khối địa phương có 105 doanh nghiệp. Ngoài ra, có 4 doanh nghiệp được chuyển về SCIC quản lý và thực hiện thoái vốn sau đó. Riêng với SCIC, cơ quan này sẽ thoái vốn tại 137 doanh nghiệp từ 2017 đến 2020.

Trong số 26 địa phương, Hà Nội là địa phương có nhiều doanh nghiệp thực hiện thoái vốn nhất, với 17 doanh nghiệp. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp đang giao dịch trên UPCoM như CTCP Môi trường đô thị Hà Đông (MTH), CTCP Cơ điện công trình (MES), CTCP Giầy Thượng Đình (GTD), CTCP Nhựa Hà Nội (NHH)..., hay CTCP In thương mại Hà Tây (HTT) trên HOSE... Một số cái tên đáng chú ý khác như Hanel, Kim Khí Thăng Long, Dệt 19/5… nằm trong danh sách thoái vốn năm 2018.

Thực tế, trong khi dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán còn hạn chế, thì việc tìm dòng tiền mới có khả năng hấp thụ tốt lượng cung lớn trong những tháng cuối năm đang là bài toán khó cho bên bán vốn. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo rốt ráo của Chính phủ trong hoạt động thoái vốn Nhà nước, cũng như sự chủ động của các doanh nghiệp, bức tranh thoái vốn trên UPCoM trong thời gian tới hứa hẹn có nhiều điểm sáng. 

(Theo Đầu tư Chứng khoán)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ