CPTPP có thực sự là cú huých cho thương mại Việt Nam?
Đối với Việt Nam, trong ngắn hạn, CPTPP khó giúp cải thiện cán cân thương mại, nhưng trong trung hạn và dài hạn có hiệu ứng tích cực.
Tiến trình CPTPP diễn ra như thế nào?
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership, viết tắt CPTPP, tên khác: TPP11), là một Hiệp định về nguyên tắc thương mại giữa Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Là thị trường có quy mô dân số 500 triệu người, bằng 6,5% dân số thế giới và bằng 36% dân số của Trung Quốc. Hai thành viên có dân số lớn nhất là Nhật Bản với 126 triệu người, tiếp theo là Mexico với 123 triệu người. Việt Nam đứng thứ 3 với dân số với 95,5 triệu người, cao hơn nhiều so với quốc gia đứng thứ 4 là Canada, với 37 triệu người. Quốc gia có dân số ít nhất là Brunei với vọn vẹn chỉ có 0,43 triệu người.
CPTPP bao gồm hầu hết các điều khoản của TPP, nhưng bỏ qua 22 điều khoản được Mỹ ủng hộ trong khi các quốc gia khác chống lại và hạ thấp ngưỡng bắt buộc để không cần có sự tham gia của Mỹ.
Trước đây, dưới thời Tổng thống Barack Obama, TPP được coi như là trụ cột kinh tế chính trong chiến lược của ông Obama về xoay trục về phía Châu Á-Thái Bình Dương, nhằm tạo đối trọng với sự nổi lên của Trung Quốc, tập hợp đồng minh và giảm sự phụ thuộc kinh tế của khu vực này vào Trung Quốc.
Tổng thống Obama đã hoạch định Hiệp định TPP với chủ ý không có mặt Trung Quốc trong một nỗ lực nhằm tạo ra các quy tắc thương mại của Châu Á trước khi chính quyền Bắc Kinh có thể làm như vậy, và thiết lập vai trò chỉ đạo về kinh tế của Mỹ trong khu vực như một phần của chính sách xoay trục sang Châu Á của ông.
Để đối trọng lại, Trung Quốc đã đề xuất ra Hiệp ước Khu vực Mậu dịch tự do Châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) và Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership, viết tắt RCEP), trong đó bao quát cả các nước Đông Nam Á. Trung Quốc đã rất quan tâm tìm hiểu lập trường, lộ trình và nội dung đàm phán TPP…
Việc Mỹ rút khỏi TPP đã tạo cơ hội thuận lợi và động lực cho Trung Quốc xúc tiến RCEP, tuy nhiên, việc đi đến hoàn tất đàm phán Hiệp định RCEP vẫn đang gặp nhiều trở ngại.
Ngày 12/11/2018, các Bộ trưởng thương mại của 16 nước tham gia RCEP nhóm họp tại Singapore, nhưng chưa đạt được sự đồng thuận và thống nhất lùi thời gian hoàn tất đàm phán RCEP sang năm 2019. Các trở ngại trong đàm phán giữa giữa các thành viên RCEP chủ yếu xuất phát từ mức độ mở cửa thị trường, đặc biệt là mở cửa thị trường cho Trung Quốc.
Tháng 5/2017 các bên đồng ý khôi phục lại Hiệp định và đã đạt được thỏa thuận vào tháng 1/2018 để ký kết Hiệp định CPTPP. Lễ ký kết chính thức được tổ chức vào ngày 8/2/2018 tại Santiago, Chile.
Ngày 28/6/2018, Mexico là quốc gia đầu tiên hoàn thành thủ tục phê chuẩn trong nước của CPTPP, tiếp đến Hiệp định lần lượt được phê chuẩn trong nước là: Nhật Bản, Singapore, Úc, New Zealand, Canada, và tại Việt Nam, ngày 12/11/2018 Hiệp định được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ tháng 01/2019. Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực vào 0 giờ ngày 30/12/2018.
Đối với Việt Nam, trong ngắn hạn, CPTPP khó giúp cải thiện cán cân thương mại, nhưng trong trung hạn và dài hạn có hiệu ứng tích cực.
Việc Mỹ rút khỏi Hiệp định TPP và các nước còn lại thỏa thuận thành lập CPTPP làm cho tác dụng của Hiệp định này đối với Việt Nam không còn nhiều như kỳ vọng, vì Mỹ có tỷ trọng kinh tế lớn nhất so với các nước thành viên còn lại trong nhóm. Xét về quy mô kinh tế, (số liệu tính đến cuối năm 2017) Việt Nam chỉ xếp thứ 10, tương đương với 2% GDP toàn khối và xếp trên Brunei, quốc gia có quy mô nhỏ nhất, ở mức khiêm tốn, 12 tỷ USD.
Trong đó, Nhật Bản là quốc gia chiếm gần 50% về quy mô kinh tế, tiếp đến là: Canada, Mexico, và Australia. So với GDP toàn cầu trong năm 2017 khoảng 93.152 tỷ USD, tổng GDP các thành viên CPTPP bằng khoảng 11% kinh tế toàn cầu. Mức này thấp hơn rất nhiều so với mức 21% của Hoa Kỳ, hay 14% của Liên minh Châu Âu hay 13% của Trung Quốc. Do đó, CPTPP thiếu Hoa Kỳ có vị thế yếu hơn rất nhiều.
CPTPP có thể làm thay đổi cơ cấu thương mại của Việt Nam, tuy nhiên, trong ngắn hạn là không đáng kể. Năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của 11 quốc gia CPTPP là 5.375 tỷ đồng, bằng 50,8% GDP các quốc gia này. Một số nước có độ mở nền kinh tế rất cao, như: Singapore với kim ngạch xuất nhập khẩu bằng 2,16 lần GDP, tiếp theo là Việt Nam với 1,9 lần, Malaysia 1,31 lần. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam bằng khoảng 8% kim ngạch toàn khối.
Năm 2018, xuất khẩu sang Mỹ ước tính đạt 9,1%/tổng giá trị xuất khẩu. Tính trong giai đoạn 2016-2018, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm khoảng 20,07%, tăng nhẹ so với giai đoạn 2011-2015, ở mức 18,49% và giai đoạn 2006-2010, ở mức 19,85%. Tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc vẫn chiểm tỷ trọng lớn: năm 2018 chiếm khoảng 17,7%, tính trung trong giai đoạn 2016-2018 đạt khoảng 15,53%, tăng đáng kể so với giai đoạn 2011-2015, ở mức 10,67%. Trong khi, xuất khẩu sang thị trường ASEAN chỉ ở mức 10,35% năm 2018, so với giai đoạn 2011-2015, tỷ trọng này giảm gần một nửa.
Do đó, trong trung hạn và dài hạn, CPTPP có thể giúp Việt Nam cải thiện hơn cán cân thương mại với Trung Quốc, mở rộng tiềm năng xuất khẩu sang các thành viên CPTPP có thị trường lớn, như: Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico… Tuy nhiên, trong ngắn hạn, dù có CPTPP nhưng khả năng Việt Nam nhập khẩu từ các thành viên là không lớn, và chúng ta vẫn phụ thuộc nhập khẩu vào Trung Quốc, Indonexia và Việt Nam sẽ không được hưởng lợi theo quy định của nhóm, do liên quan đến nguồn gốc xuất xứ.
CPTPP có thể giúp GDP và xuất khẩu của Việt Nam tăng tương ứng là 1,32% và 4,04% đến năm 2035. Tổng kim ngạch nhập khẩu cũng có thể tăng thêm 3,8% thấp hơn tốc độ tăng xuất khẩu. Nghiên cứu của Nhật Bản cho biết, đối với Việt Nam, những lợi ích từ thuế quan trong CPTPP chỉ giúp GDP tăng 1,1%, chưa bằng 1/6 lợi ích mà TPP hứa hẹn, nhưng lợi ích từ cải cách thể chế, mà chỉ xét về các hàng rào phi thuế, mà CPTPP mang lại cho GDP Việt Nam gần như bằng với TPP, giúp GDP tăng khoảng 10% lợi ích.
Mặc dù vậy, những thách thức vẫn đang hiện hữu và có thể cản trở phát triển chung đất nước. Điển hình, theo Báo cáo của WB (2018), mặc dù thuế quan đang giảm nhanh nhưng số lượng các biện pháp phi thuế quan lại đang tăng lên. Mức thuế ưu đãi bình quân của Việt Nam đã giảm từ 13,1% năm 2003 xuống còn 6,3% năm 2015. Ngược lại, số lượng các biện pháp phi thuế quan lại tăng đến trên 20 lần trong cùng kỳ.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các biện pháp phi thuế quan, nếu được thiết kế và triển khai không tốt, có thể gây hạn chế thương mại, làm méo mó giá cả và suy yếu năng lực cạnh tranh quốc gia. Cũng theo báo cáo, hệ thống các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam vẫn còn phức tạp, chưa rành mạch và tốn kém, dẫn đến chi phí tuân thủ cao.
Ngoài ra, CPTPP buộc Việt Nam phải thúc đẩy cải cách. CPTPP không đơn thuần đề cập đến các lĩnh vực truyền thống, như: cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại, mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như: lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước... Do vậy, khi tham gia Hiệp định sẽ khắc nghiệt hơn.
- Cùng chuyên mục
Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024.
Sự kiện - 20/11/2024 09:32
Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa "trợ lý ảo" vào khu vực công
Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week – VIDW 2024) do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức được xoay quanh chủ đề chính về “Trợ lý ảo" và phát triển AI
Sự kiện - 20/11/2024 07:00
Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo
Phát biểu tại Hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.
Sự kiện - 20/11/2024 06:40
Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường
HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.
Sự kiện - 19/11/2024 23:28
Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô
Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.
Sự kiện - 19/11/2024 23:27
Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Sự kiện - 19/11/2024 20:56
Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm
HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn.
Sự kiện - 19/11/2024 19:31
Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Những nội dung về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cho các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua sẽ góp phần cho địa phương, đơn vị giải quyết đã giảm thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời các người dân, doanh nghiệp.
Sự kiện - 19/11/2024 15:55
Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm.
Sự kiện - 19/11/2024 14:58
Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.
Sự kiện - 19/11/2024 14:24
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3
Sáng 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024.
Sự kiện - 19/11/2024 14:22
Hà Nội thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND thành phố.
Sự kiện - 19/11/2024 14:19
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ tại Hội nghị G20
Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam luôn mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, đưa quan hệ phát triển lên tầm cao mới, thực chất và đi vào chiều sâu.
Sự kiện - 19/11/2024 11:58
Điểm nghẽn đầu tư theo hình thức PPP và kiến nghị giải pháp khắc phục
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là một phương thức đầu tư mới trong nền kinh tế thị trường nước ta, được Nhà nước hết sức quan tâm. Tuy nhiên, số lượng các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư sau ngày Luật PPP có hiệu lực, trong đó có các dự án hạ tầng giao thông không những không tăng mà còn giảm đi một cách đáng kể.
Sự kiện - 19/11/2024 11:12
Làm gì để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật?
Vấn đề nổi lên hiện nay là làm thế nào để các luật, chính sách mới có thể được đưa nhanh vào đời sống kinh tế- xã hội, được thực thi nghiêm chỉnh trong các cấp, các ngành, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế - xã hội theo kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, doanh nghiệp số, xã hội số.
Sự kiện - 19/11/2024 11:09
Hà Nội yêu cầu bảo đảm cấp điện an toàn trong chung cư
UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, địa phương bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định tại các chung cư, nhà cao tầng, khu đất dịch vụ, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Sự kiện - 19/11/2024 10:49
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 4 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 1 day ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago