Covid-19 tạo ra thời khắc quyết định đối với các dịch vụ vận chuyển ở Đông Nam Á

Tâm lý lo sợ Covid-19 khiến nhiều người chọn ở nhà hơn là ra ngoài, khiến nhu cầu sử dụng dịch vụ vận chuyển đồ tăng mạnh. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển đang phải “gồng mình” nhằm có thể đáp ứng kịp nhu cầu tăng cao của khách hàng.
PV
29, Tháng 03, 2020 | 09:59

Tâm lý lo sợ Covid-19 khiến nhiều người chọn ở nhà hơn là ra ngoài, khiến nhu cầu sử dụng dịch vụ vận chuyển đồ tăng mạnh. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển đang phải “gồng mình” nhằm có thể đáp ứng kịp nhu cầu tăng cao của khách hàng.

Nhu cầu sử dụng các dịch vụ vận chuyển gần đây tăng mạnh tại nhiều quốc gia châu Á bởi ngày càng có nhiều người chọn ở nhà hơn là ra ngoài, một phần là do tâm lý lo sợ dịch bệnh Covid-19, bên cạnh đó, nhiều chính phủ cũng khuyến khích hoặc yêu cầu người dân nên ở yên trong nhà để tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Đây cũng chính là lý do khiến nhiều công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển đang phải “gồng mình” nhằm có thể đáp ứng kịp nhu cầu tăng cao của khách hàng.

7-Eleven cung cấp dịch vụ giao hàng tại Thái Lan, thông qua một ứng dụng điện thoại thông minh, từ khoảng 1.500 cửa hàng trên toàn quốc. Số lượng cửa hàng cung cấp dịch vụ vận chuyển đã tăng nhanh chóng từ 100 cửa hàng thử nghiệm đầu tiên tại thủ đô Bangkok trong tháng 1. CP All, đơn vị vận hành chuỗi cửa hàng 7-Eleven tại Thái Lan, đồng thời cũng là công ty con của Charoen Pokphand Group, lên kế hoạch cung cấp dịch vụ vận chuyển tại khoảng 11.000 cửa hàng của hãng, đồng thời tuyển dụng thêm khoảng 20.000 nhân sự để đảm nhiệm nhiệm vụ này.

Các cơ sở kinh doanh, trong đó bao gồm các cửa hàng tạp hóa và cửa hàng tiện lợi, buộc phải đóng cửa từ ngày 22/3 tại khu vực trung tâm Bangkok. Với nhu cầu tăng lên nhanh chóng từ phía khách hàng, CP mong muốn có thể mở rộng dịch vụ vận chuyển, đặt mục tiêu khách hàng có thể tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ của 7-Eleven một cách dễ dàng nhất, ngay trong thời kỳ dịch bệnh.

https-s3-ap-northeast-1-amazon-3913-7144-1585368524

Thị trường giao đồ ăn thức uống Thái Lan ước tính tăng trưởng 17% trong năm nay. Ảnh: Nikkei

Nhu cầu vận chuyển các bữa ăn cũng đang tăng lên nhanh chóng. Tập đoàn Central Group đã cho đóng cửa tất cả các trung tâm thương mại, nhưng ngay sau đó đã cho thiết lập các quầy vận chuyển đặc biệt, nơi các khách hành hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, những đơn vị vẫn được cho phép phục vụ các bữa ăn take-away (người mua sẽ mua và mang đi, không ngồi lại nhà hàng), có thể giao đơn hàng cho người vận chuyển.

Thị trường giao đồ ăn và đồ uống tại Thái Lan ước tính tăng trưởng 17% lên 40 tỷ baht (tương đương 1,22 tỷ USD) trong năm 2020, theo thông tin từ Kasikorn Research Center. Cơ quan này trước đó chỉ đưa ra con số khoảng 10%.

“Sự lan rộng của Covid-19 sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường”, một chuyên gia nghiên cứu tại Kasikorn cho biết.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, các công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển đang tìm mọi cách để có thể hạn chế sự lây lan dịch bệnh trong đội ngũ nhân viên giao hàng. Grab và Foodpanda đang áp dụng hình thức nhân viên giao hàng sẽ để sản phẩm trước cửa nhà của khách hàng, hoặc một địa điểm đã thống nhất trước đó, nhằm hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp giữa khác hàng và nhân viên.

Nhiều công ty khác trong khu vực cũng cố gắng kết hợp hình thức giao hàng vói các loại hình vận chuyển khác. Anglas, một ứng dụng cung cấp dịch vụ xe ôm công nghệ tại Philippines cho biết họ cũng bắt đầu gia nhập thị trường giao đồ ăn.

Shopee, nền tảng thương mại điện tử điều hành bởi công ty SeaGroup của Singapore, đang phát voucher miễn phí giao hàng cho khách hàng tại Malaysia. Nền tảng này cung cấp dịch vụ giao hàng trong ngày đối với các sản phẩm như khẩu trang và nước rửa tay tại thủ đô Kuala Lumpur.

“Điều chúng tôi đang tập trung là đảm bảo các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và các sản phẩm thiết yếu trong gia đình phải luôn ở trong trạng thái sẵn sàng phục vụ người dân và cách thức chúng tôi có thể làm tốt được điều đó”, theo Zhou Junjie, giám đốc kinh doanh của Shopee.

Thị trường Đông Nam Á đang có rất nhiều tiềm năng phát triển. Thương mại điện tử chỉ chiếm trung bình khoảng 2% tổng giá trị ngành bán lẻ tại Thái Lan và Indonesia, trong khi con số này tại Trung Quốc là 23% và Nhật Bản là 7%.

Trước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, thị trường thương mại điện tử của 6 nước có nền kinh tế mạnh nhất khu vực được dự đoán tăng trưởng gấp 4 lần, lên mốc 153 tỷ USD, theo một nghiên cứu có sự tham gia của Google. Tốc độ tăng trưởng thực tế có thể vượt xa mức dự đoán trên, khi ngày càng có nhiều người dân ở nhà hơn.

Nhưng sự phát triển nhanh chóng cũng có thể bị cản trở bởi một loạt các vấn đề. Ấn Độ là một ví dụ điển hình. Tại đây, thương mại điện tử đóng góp 5% tổng giá trị ngành bán lẻ. Các nền tảng bán hàng trực tuyến như BigBasket và Grofers đã bắt đầu áp dụng quy định mỗi người chỉ được mua mỗi mặt hàng một sản phẩm từ ngày 21/3 do các đơn vị cung cấp đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng đủ nguồn cung.

Lượng đơn đặt hàng gửi đến BigBasket đã tăng gấp đôi tại các thành phố lớn trong trung tuần tháng 3, theo thông tin từ một đơn vị truyền thông địa phương.

Ấn Độ đã áp lệnh phong tỏa toàn quốc từ ngày 25/3, phần lớn các văn phòng, cửa hàng đều buộc phải đóng cửa. Các cửa hàng thực phẩm và hiệu thuốc vẫn được phép mở cửa đề phục vụ người dân, nhưng các xe tải sử dụng cho mục đích vận chuyển hàng hóa lại bị từ chối cho phép đi qua các trạm kiểm soát, các nhà kho cũng đã yêu cầu phải dừng hoạt động.

Flipkart cho biết công ty này đã phải tạm dừng hoạt động ở thời điểm hiện tại.

Thái Lan cũng công bố tình trạng khẩn cấp vào hôm 26/3, khiến cho quy định buộc người dân phải ở yên trong nhà được siết chặt hơn. Trong khi đó, Malaysia quyết định kéo dài hơn khoảng thời gian áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại. Việc các nhà bán lẻ trực tuyến có thể bắt kịp nhu cầu đang ngày một tăng lên của khách hàng là điều chưa thể dự đoán chính xác tại thời điểm hiện tại.

(Theo NDH)

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ