'Doanh nghiệp kinh doanh nông sản cần có giải pháp thay đổi phương thức giao hàng trước diễn biến của dịch virus corona'

Nhàđầutư
"Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh nông sản, cần lường trước tình huống doanh nghiệp Trung Quốc không thể nhận hàng để có giải pháp thay đổi phương thức giao hàng, chuyển hướng xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước cho phù hợp", Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo.
HẢI ĐĂNG
29, Tháng 01, 2020 | 15:44

Nhàđầutư
"Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh nông sản, cần lường trước tình huống doanh nghiệp Trung Quốc không thể nhận hàng để có giải pháp thay đổi phương thức giao hàng, chuyển hướng xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước cho phù hợp", Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa cho biết, trong những ngày qua, bệnh dịch viêm phổi do do virus corona gây ra đang có những diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, số người mắc bệnh và tử vong do bệnh dịch này tăng lên nhanh chóng. Trước tình hình đó, Cục Xuất nhập khẩu đang theo dõi sát sao tình hình bệnh dịch viêm phổi do virus corona gây ra để đánh giá khả năng tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu.

Cục Xuất nhập khẩu cho biết, trước mắt, chưa nhận thấy khả năng bệnh dịch này có tác động lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với Trung Quốc.

"Tuy nhiên, hiện đã có thông tin về việc nhu cầu tiêu thụ một số sản phẩm nông sản tại Trung Quốc chững lại do diễn biến phức tạp của bệnh dịch tại Trung Quốc. Mặt khác, do công tác chống dịch đang được thực hiện nghiêm ngặt nên việc vận chuyển giao nhận hàng hóa giữa các tỉnh, thành của Trung Quốc cũng hết sức khó khăn", Cục Xuất nhập khẩu cho hay.

2054_china-mongolia-border-coronavirus

 

Cục Xuất nhập khẩu cho biết thêm, ​qua trao đổi nhanh với Sở Công Thương các tỉnh Lạng Sơn và Lào Cai, Cục Xuất nhập khẩu được biết các cặp cửa khẩu thuộc địa bàn thị Bằng Tường của Trung Quốc sẽ kéo dài thời gian đóng cửa đến hết ngày 8/2/2020 (trừ cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị Quan mở cửa vào ngày 3/2/2020) với lý do đảm bảo công tác phòng chống dịch.

Cơ quan này cũng cho rằng, nếu dịch kéo dài, việc thông thương, đi lại tại các cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc bị hạn chế thì chắc chắn lưu lượng hàng hóa thông qua các cửa khẩu sẽ bị ảnh hưởng.

​Do vậy, Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh nông sản, cần lường trước tình huống doanh nghiệp Trung Quốc không thể nhận hàng để có giải pháp thay đổi phương thức giao hàng, chuyển hướng xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước cho phù hợp.

"Các doanh nghiệp cần bám sát tình hình, trao đổi thường xuyên với đối tác để nắm được những thay đổi phát sinh trong trường hợp bất khả kháng do dịch bệnh gây ra", Cục Xuất nhập khẩu nhấn mạnh.

​Cục Xuất nhập khẩu cũng lưu ý thêm, các địa phương có đường biên giới với Trung Quốc cũng cần theo dõi chặt chẽ hoạt động giao thương của cư dân biên giới để đảm bảo có biện pháp quản lý đồng bộ với hoạt động thương mại thông qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia.

​Bộ Công Thương sẽ tiếp tục theo dõi và có thông báo, khuyến cáo đến các địa phương, doanh nghiệp khi có những diễn biến mới của bệnh dịch có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Như Nhadautu.vn thông tin, các quan chức Trung Quốc hôm thứ ba tuyên bố rằng số người chết vì virus Corona đã tăng lên 106, với gần 4.515 trường hợp được xác nhận ở Trung Quốc và hàng chục người khác ở các nước như Mỹ, Úc, Việt Nam và Nhật Bản... Với hơn 57 triệu người tại 15 thành phố trên khắp Trung Quốc bị phong toả, cuộc khủng hoảng này đang 'tấn công' vào các ngành bán lẻ, du lịch trong mùa cao điểm dịp Tết Nguyên đán.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25175.00 25177.00 25477.00
EUR 26671.00 26778.00 27961.00
GBP 31007.00 31194.00 32152.00
HKD 3181.00 3194.00 3297.00
CHF 27267.00 27377.00 28214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16215.00 16280.00 16773.00
SGD 18322.00 18396.00 18933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18215.00 18288.00 18819.00
NZD   14847.00 15342.00
KRW   17.67 19.30
DKK   3582.00 3713.00
SEK   2293.00 2380.00
NOK   2270.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ