Công ty vàng SJC đang làm ăn ra sao?
Mất đi khả năng chủ động sản xuất vàng miếng, doanh thu Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn lao dốc từ 111.000 tỷ đồng năm 2011 xuống 16.025 tỷ đồng vào 2014 và mới phục hồi lên trên 27.000 tỷ đồng vào 2022.

Lợi nhuận SJC thu hẹp sau khi không còn chủ động sản xuất vàng miếng. Nguồn: SJC
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC được thành lập từ 1988, là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc UBND TP.HCM. Đến 2010, công ty chuyển đổi với tên gọi mới Công Ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC (Saigon Jewelry Company Limited).
Qua quá trình phát triển, công ty đã xây dựng được thương hiệu vàng miếng SJC trở thành thương hiệu quốc gia với giá trị tích trữ, tính thanh khoản cao. Vào thời kỳ đỉnh cao (2007 – 2011), vàng miếng SJC chiếm đến 90% giao dịch vàng, chiếm 85% lượng vàng mà người dân và tổ chức nắm giữ, còn được dùng để thanh toán giao dịch bất động sản.
Tuy nhiên, diễn biến bất ổn của giá vàng lặp đi lặp lại khiến tỷ giá không ổn định, đồng nội tệ suy yếu, các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản rơi vào ảm đạm. Do vậy, vào tháng 4/2012, Chính phủ đã ban hàng Nghị định 24 về quản ký kinh doanh vàng với chủ trương “chống vàng hóa” nền kinh tế. Kể từ đó, Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng và chỉ thuê Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn gia công khi có nhu cầu dưới sự giám sát của nhà điều hành.
Qua hơn 10 năm, Nghị định 24 đã hoàn thành nhiệm vụ, diễn biến giá vàng, tỷ giá và tình hình kinh tế vĩ mô ổn định. Song, các tháng cuối năm 2023 giá vàng miếng SJC liên tục nhảy múa, chênh lệch với giá vàng thế giới có thời điểm nhảy vọt lên 20 triệu đồng/lượng. Qua đó, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết đã đến lúc cần đánh giá, tổng kết lại những mục tiêu, chính sách Nghị định 24 và có sự thay đổi cho phù hợp tình hình mới.
Nhìn lại, Nghị định 24 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn. Việc không còn được chủ động trong sản xuất vàng miếng khiến doanh thu công ty lao dốc. Năm 2011 có thể nói là năm thăng hoa của SJC khi doanh thu đạt kỷ lục 111.000 tỷ đồng, doanh nghiệp được xếp hàng thứ 4 trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Song, sang năm 2012, doanh thu giảm về 72.050 tỷ đồng và các năm sau đó tiếp tục xuống vùng 16.025 tỷ đồng mới phục hồi. Vào năm 2022, doanh thu SJC đạt 27.154 tỷ đồng, mức cao nhất trong gần 10 năm.
Về mặt lợi nhuận, theo báo cáo với Ngân hàng Nhà nước, trước năm 2012, lợi nhuận SJC đạt hơn 300 – 400 tỷ đồng/năm (90 – 95% từ sản xuất vàng miếng). Năm 2012 ghi nhận 295 tỷ đồng và 2013 là 191 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, nhờ có sự đóng góp lớn của hoạt động tài chính, lên đến gần 250 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, kể từ năm 2014 đến nay, lợi nhuận SJC luôn dưới mức 100 tỷ đồng.

Từ chỗ lợi nhuận kinh doanh vàng miếng chiếm 90 – 95% thì chỉ còn đóng góp 7% lợi nhuận công ty (số liệu 2015). Nguồn thu nhập từ gia công vàng miếng kể từ năm 2015 không còn nhiều do Ngân hàng Nhà nước chủ trương hạn chế lưu thông và tiêu dùng vàng miếng. Ngoài ra, việc phải thực hiện thoái vốn theo đề án tái cơ cấu khiến nguồn thu nhập từ hoạt động tài chính từ 2015 cũng không còn như các năm trước.
Điểm sáng trong bức tranh kinh doanh của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn đó là biên lợi nhuận gộp có sự cải thiện. Năm 2012, biên lợi nhuận gộp chỉ đạt 0,33% nhưng các năm sau đó tăng lên 0,6 – 0,9%. Dù vậy, mức biên lợi nhuận gộp này vẫn rất thấp khi so với doanh nghiệp cùng ngành là Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (mã: PNJ) – biên lợi nhuận gộp ở mức 18 – 20% mỗi năm.
Trong sản xuất và kinh doanh vàng, vàng miếng tuy mang lại doanh thu lớn nhưng biên lợi nhuận gộp mỏng, trong khi mảng trang sức có biên lợi nhuận tốt hơn. Sự cải thiện trong biên lợi nhuận gộp của SJC chính là nhờ chuyển hướng sang phát triển nữ trang.
Doanh nghiệp ý thức được và đã thành lập bộ phận sản xuất nữ trang từ 2007 nhưng phải đến 2012 mới thực sự tập trung thực hiện đề án “Phát triển nữ trang giai đoạn 2012 – 2015”, định hướng kinh doanh nữ trang bao gồm cả phân khúc phổ thông và nữ trang cao cấp trong phạm vi cả nước, mở rộng ra vài thị trường quốc tế. Công ty đã đầu tư xí nghiệp nữ trang Tân Thuận công suất 1 triệu sản phẩm/năm, khánh thành vào tháng 5/2012. Kết hợp với đó, SJC tập trung phát triển mạng lưới bán lẻ và đạt 37 cửa hàng trên toàn quốc vào năm 2015.
Tính đến cuối năm 2022, công ty có tổng tài sản 1.740 tỷ đồng, tập trung ở hàng tồn kho. SJC không có nợ vay dài hạn và vay ngắn hạn ghi nhận 101 tỷ đồng.
Doanh nghiệp có 38 đơn vị trực thuộc gồm chi nhánh và cửa hàng, trải dài từ Bắc vào Nam; 5 công ty con và 5 đơn vị liên kết. Trong các công ty con, chỉ Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý SJC Cần Thơ mang lại lợi nhuận cho công ty mẹ, các đơn vị còn lại hoạt động kinh doanh thua lỗ.
Hiện nay, mục tiêu của công ty là đầu tư sản xuất kinh doanh nữ trang, hoàn thiện công tác cổ phần hóa và tái cơ cấu theo quyết định của Ủy ban nhân dân TP.HCM. Công ty cũng có chiến lược mở rộng thị trường kinh doanh sang khu vực Đông Nam Á.
- Cùng chuyên mục
Động lực nào cho kế hoạch kinh doanh đột biến của Phát Đạt?
Phát Đạt sẽ đẩy mạnh bán hàng và cải thiện dòng tiền năm nay. 3 dự án trọng tâm gồm Quy Nhơn Iconic, La Pura và chuỗi căn hộ trung cấp Thuận An 1&2.
Tài chính - 11/06/2025 11:47
Viglacera sẽ tái cấu trúc toàn diện
Với việc được ĐHĐCĐ thường niên thông qua, mục tiêu chiến lược quan trọng Viglacera trong giai đoạn phát triển tiếp theo là trở thành tập đoàn kinh tế mạnh ở lĩnh vực vật liệu xây dựng và bất động sản.
Tài chính - 10/06/2025 17:13
Vì sao dòng tiền dồi dào nhưng VN-Index vẫn loanh quanh 1.300 điểm?
Dù thanh khoản thị trường chứng khoán cải thiện, song các chuyên gia nhìn nhận có nhiều yếu tố khiến VN-Index chỉ loanh quanh mốc 1.300 điểm.
Tài chính - 10/06/2025 11:57
Thị trường sắp có thêm công ty chứng khoán vốn trên vạn tỷ
Chứng khoán LPBank sẽ chào bán 878 triệu cổ phiếu để nâng vốn gấp 3 lên 12.668 tỷ đồng, lọt vào số ít các đơn vị có vốn trên vạn tỷ đồng.
Tài chính - 10/06/2025 11:47
Thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam đang phát triển ra sao?
Với sự hiện diện của nhiều thương hiệu lớn trong nước và quốc tế cũng như sự mạnh tay trong việc triệt phá các đường dây thực phẩm chức năng giả, thị trường TPCN trong nước được kỳ sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.
Tài chính - 10/06/2025 08:29
Đầu tư cổ phiếu nào khi áp lực bán gia tăng?
Áp lực bán hiện hữu, các đơn vị phân tích khuyến nghị nhà đầu tư chốt lời và chờ mua ở nhịp chỉnh với nhóm cổ phiếu có triển vọng kinh doanh quý II tốt.
Tài chính - 09/06/2025 14:59
Những dấu hỏi chờ giải đáp tại đại hội Chứng khoán TPS
Liên đới với nhóm Bamboo Capital sẽ là đề tài nóng được quan tâm tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Chứng khoán TPS.
Tài chính - 09/06/2025 06:45
Gia tăng áp lực đáo hạn trái phiếu
Sau giai đoạn lắng dịu, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đang nóng trở lại trong tháng 5/2025, với nhiều doanh nghiệp đã hoàn thành trả nợ gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp chậm trả, đặt dấu hỏi về khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ.
Tài chính - 08/06/2025 09:00
Cuộc chơi mới của HAGL
Xử lý được 2 nút thắt nợ và lỗ lũy kế, HAGL mạnh dạn đề ra chiến lược dài hơn cho 5 năm, mở thêm 2 mảng mới trồng dâu tằm và cà phê chè.
Tài chính - 07/06/2025 06:45
Chứng khoán Việt cán mốc 10 triệu tài khoản
Việt Nam ghi nhận số lượng tài khoản chứng khoán tăng thêm nhiều trong tháng 4 và 5, thời điểm diễn ra biến cố thuế quan khiến thị trường biến động mạnh.
Tài chính - 06/06/2025 21:45
Nhiều doanh nghiệp địa ốc trả cổ tức cao
Việc chia cổ tức bằng tiền cao, kết hợp kỳ vọng vào sự hồi phục của nhóm ngành là động lực giúp nhiều mã cổ phiếu địa ốc tăng điểm tốt trong 1 tháng trở lại đây.
Tài chính - 06/06/2025 12:24
Bầu Đức khuyên giữ cổ phiếu HAGL thêm vài tháng nữa
Ông Đoàn Nguyên Đức cho biết nếu thực hiện được phương án phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ, HAGL sẽ được miễn, giảm khoảng 1.400 tỷ nợ và ghi nhận lợi nhuận.
Tài chính - 06/06/2025 11:17
HHS thành công huy động 800 tỷ, tiến tới hợp nhất CRV
CRV sở hữu nhiều dự án lớn bước vào giai đoạn hái quả ngọt, việc hợp nhất được giới phân tích kỳ vọng sẽ giúp HHS cải thiện tài chính, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tương lai.
Tài chính - 06/06/2025 10:40
TPBank liên tục lọt top bảng xếp hạng uy tín trong nước và quốc tế
Tiên phong theo số hóa, TPBank liên tục lọt top 10 trong các bảng xếp hạng trong nước và quốc tế về ngân hàng uy tín và tốt nhất Việt Nam theo bình chọn của khách hàng.
Tài chính - 05/06/2025 14:52
Ngân hàng Việt đang quan tâm thế nào đến sinh trắc học?
Từ nhiều năm nay, công nghệ sinh trắc học của ngành tài chính ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc nhằm đảm bảo an toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính cá nhân. TIN MỚI
Tài chính - 05/06/2025 13:55
Lãnh đạo KIDO tiết lộ tham vọng lớn với bất động sản
Lãnh đạo KIDO đánh giá chính sách có nhiều tín hiệu lạc quan gỡ khó cho bất động sản, tạo thuận lợi cho tập đoàn phát triển dự án trên quỹ đất hiện hữu.
Tài chính - 05/06/2025 13:45
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago