Công ty Nutifood: Khủng hoảng khi nhiều đối tác từ chối hợp tác đến thương hiệu đứng đầu Việt Nam

Sáng ngày 2/5, tại tọa đàm về nữ doanh nhân thuộc diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019, bà Trần Thị Lệ - Tổng giám đốc Công ty Nutifood đã chia sẻ câu chuyện về khởi nghiệp và những giai đoạn phải “tự động viên chính mình, nhân viên cùng đồng cam cộng khổ để vượt qua những khó khăn”.
PV
02, Tháng 05, 2019 | 14:27

Sáng ngày 2/5, tại tọa đàm về nữ doanh nhân thuộc diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019, bà Trần Thị Lệ - Tổng giám đốc Công ty Nutifood đã chia sẻ câu chuyện về khởi nghiệp và những giai đoạn phải “tự động viên chính mình, nhân viên cùng đồng cam cộng khổ để vượt qua những khó khăn”.

nutiok-9194-1556767533_600x0

Bà Trần Thị Lệ-Tổng giám đốc Công ty Nutifood chia sẻ câu chuyện về khởi nghiệp của mình

Tại tọa đàm, bà Trần Thị Lệ đã có những chia sẻ xoay quanh câu chuyện khởi nghiệp của mình và bước rẽ của Tổ hợp Đồng Tâm từ các sản phẩm mang tính chất “thuốc” sang “thực phẩm dinh dưỡng”.

Bà Lệ xuất phát là bác sĩ, từ nhỏ đã có ước mơ được làm gì đó để có đóng góp cho xã hội và cộng đồng. May mắn, trước khi tốt nghiệp đại học ngành y khoa, bà được một người thầy dạy rằng việc điều trị bệnh rất quan trọng nhưng phòng bệnh cũng quan trọng không kém. 

Ra trường, khi được mời về làm tại cơ sở thực phẩm Đồng Tâm (tiền thân của NutiFood), công tác trong lĩnh vực về dinh dưỡng cộng đồng, bà rất vui. Tại đây, bà Lệ mong ước sản xuất ra được những sản phẩm có thể đóng góp vào sự phát triển về thể chất, trí tuệ cho trẻ em Việt Nam, để có nhiều thế hệ trẻ cao lớn, khỏe mạnh, thông minh, thật sự đóng góp cho sự phát triển trong tương lai của đất nước. 

Ngày đó, khi bước vào làm việc tại cơ sở thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm, bản thân bà được truyền cảm hứng bởi lịch sử hình thành, quá trình phát triển của NutiFood, xuất phát từ câu chuyện nhân văn thông qua chiếc máy xay sinh tố ở trong bệnh viện. Bà nhớ, những năm 90, mỗi buổi sáng tại bệnh viện nhi TP HCM, cứ 8-10 em điều trị bệnh thì có đến 2-3 tử vong, nguyên nhân các bé không có đủ dinh dưỡng đáp ứng với bệnh tật, để lành vết thương sau điều trị. 

Để khắc phục thực trạng, một vị bác sĩ khi ấy đã dùng chiếc máy xay sinh tố để xay nhuyễn nhiều loại thực phẩm, bỏ men tiêu hóa vào giúp nuôi ăn cho các em qua ống thông dạ dày. Việc làm tưởng chừng rất đơn giản ấy cùng với tâm huyết của chị đã giúp cứu sống hàng ngàn trẻ em lúc bấy giờ. Sau này vị bác sĩ ấy cũng chính là người sáng lập ra NutiFood và bà may mắn có cơ hội làm việc và học hỏi rất nhiều từ vị bác sĩ đặc biệt này. 

Câu chuyện nhân văn về chiếc máy xay sinh tố cũng là khởi nguồn cho triết lý kinh doanh mà bà gìn giữ, nuôi dưỡng và kiên định theo đuổi cho đến ngày hôm nay:  "Mỗi sản phẩm làm ra không phải để tìm kiếm lợi nhuận, mà trước hết, phải đáp ứng được những về nhu cầu dinh dưỡng của cộng đồng", bà nói. 

Ở những ngày đầu làm việc, cơ sở thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm rất nhỏ. Với khát vọng và ý chí mạnh mẽ, mong muốn nhanh chóng học tập từ tất cả các công ty đa quốc gia khác, công ty đổi tên thành NutiFood. 

Khi đó, để phát triển NutiFood đã tuyển dụng nhiều nhân viên giỏi từ các công ty đa quốc gia để vừa học hỏi, vừa hợp tác làm việc. Để điều hành công ty, bà đi học vào buổi tối. Từ năm 2000 đến 2007 tốc độ tăng trưởng trung bình 237%. Mong muốn công ty bước lên một tầm cao mới, công ty mời những người trẻ có tài. Nhưng, không may mắn khi có những ngưởi giỏi bỏ đi, nhiều đối tác từ chối hợp tác. 

Thời điểm đó, để vượt qua khủng hoảng, bản thân bà cũng tự động viên chính mình, nhân viên cùng đồng cam cộng khổ để vượt qua những khó khăn. Cả công ty làm việc chăm chỉ, 5 năm như vậy để vượt qua thời kỳ gian khổ. 

Sau này, những lần đi công tác cộng đồng về các vùng sâu vùng xa, bà thấy trẻ em Việt Nam bị tình trạng suy dinh dưỡng rất cao, đặc biệt nông thôn với tỷ lệ trên 30%, có những em 8-10 tuổi mà nhìn thoạt qua tưởng chừng mới 4-5 tuổi bình thường khác. Điều đó thôi thúc bà cùng các đồng nghiệp phải nghiên cứu ra được các sản phẩm để điều trị, hỗ trợ về dinh dưỡng cho các em vùng sâu vùng xa, sản phẩm không chỉ phải thật sự hiệu quả mà cảm quan nó cũng phải ngon để các em thích dùng, khi đó sẽ thoát dần khỏi suy dinh dưỡng thấp còi.   

Triết lý kinh doanh của công ty đơn giản, đó là làm việc gì cũng bằng cái tâm của mình. Khi nghiên cứu để cho ra một sản phẩm bất kỳ, bà và đôi ngũ nhân viên đều nghĩ là cho con cháu, bản thân, cha mẹ, và những người thân của mình dùng nên dồn hết tâm huyết. Bản thân, gia đình là những người dùng thử sản phẩm trước tiên, sau đó mới đến cán bộ công nhân viên của công ty. 

Ngoài ra, cái tâm của NutiFood còn thể hiện về trách nhiệm xã hội, đóng góp của mình cho cộng đồng. Công ty đã tham gia tài trợ nhiều dự án dinh dưỡng cộng đồng với mục tiêu giúp thế hệ trẻ Việt phát huy mọi tiềm năng về tầm vóc và trí tuệ như: tham gia đề án 641 của Chính phủ về phát triển tầm vóc, thể lực người Việt Nam ..., tham gia tài trợ dinh dưỡng cho đội tuyển U19 Việt Nam, tài trợ các tài năng thể thao và nhiều hoạt động từ thiện khác.

Làm việc tận tâm, trong 3 năm liền từ 2016, 2017, 2018, sản phẩm GrowPlus  của NutiFood dành cho trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi liên tục đứng đầu Việt Nam trong ngành sữa. Đồng thời, sữa bột pha sẵn của NutiFood cũng liên tục đứng đầu thị phần sản lượng tại Việt Nam. 

Đầu năm 2019, NutiFood đã cùng Tập đoàn Asahi của Nhật Bản công bố thành lập một liên doanh hợp tác giữa hai bên để đưa các sản phẩm dinh dưỡng trẻ em chuẩn Nhật Bản vào thị trường Việt Nam. Asahi cũng là công ty đang sở hữu WAKODO, thương hiệu thức ăn trẻ em Số 1 tại Nhật Bản đã có mặt hơn 100 năm. 

Bên cạnh đó, để phát triển lâu dài, công ty có kế hoạch phát triển bài bản, đào tạo đội ngũ trẻ tuổi, nhiệt huyết. Để truyền cảm hứng, bản thân thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm làm việc với nhân viên, mong họ hạnh phúc, đam mê khi làm việc. 

Việc đào tạo đội ngũ tốn kém chi phí, nhưng bà tin rằng những điều này sẽ giúp công ty phát triển tốt trong thời gian tới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25180.00 25185.00 25485.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30846.00 31032.00 32001.00
HKD 3185.00 3198.00 3302.00
CHF 27415.00 27525.00 28378.00
JPY 160.64 161.29 168.67
AUD 16085.00 16150.00 16648.00
SGD 18346.00 18420.00 18964.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18198.00 18271.00 18809.00
NZD   14807.00 15308.00
KRW   17.63 19.26
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2290.00 2378.00
NOK   2269.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ