Còn hơn 10.000 tỷ đồng cho vay ngư dân theo Nghị định 67

Nhàđầutư
Với hy vọng đổi tàu để đổi đời, nhiều ngư dân đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng, đóng tàuvỏ thép theo Nghị định số 67/2004/NĐ-CP. Nhưng sau một thời gian ngắn, hàng loạt vấn đề khách quan (vấn đề chi phí, thiết kế,…) đã đẩy các con tàu phải nằm bờ, trong khi người ngư dân ngày càng lâm nợ. 
HỮU BẬT
22, Tháng 10, 2019 | 13:50

Nhàđầutư
Với hy vọng đổi tàu để đổi đời, nhiều ngư dân đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng, đóng tàuvỏ thép theo Nghị định số 67/2004/NĐ-CP. Nhưng sau một thời gian ngắn, hàng loạt vấn đề khách quan (vấn đề chi phí, thiết kế,…) đã đẩy các con tàu phải nằm bờ, trong khi người ngư dân ngày càng lâm nợ. 

nhadautu - du no cho vay ngu dan theo nghi dinh 67 la 10000 ty dong

 

Báo cáo đánh giá mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho hay, đến hết ngày 31/12/2017 (thời điểm dừng kí kết mới hợp đồng cho vay đóng mới, nâng cấp tàu), các ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng đối với ngư dân để cho vay đóng mới, nâng cấp 1.177 tàu (1.031 tàu đóng mới và 146 tàu nâng cấp), chiếm 45,2% tổng số tàu cần đóng mới Bộ NN&PTNT phân bổ cho các địa phương giai đoạn 2014 – 2020 với tổng số tiền cam kết cho vay đạt trên 11.700 tỷ đồng. Đến cuối tháng 9/2019, dư nợ cho vay theo chương trình đạt 10.270 tỷ đồng.

Dù vậy, NHNN cũng đánh giá, nợ xấu cho vay theo Nghị định số 67/2004/NĐ-CP có xu hướng tăng nhanh tại hầu hết các tỉnh, thành phố ven biển. Ngoài một số nguyên nhân khách quan, bất khả kháng dẫn đến việc ngư dân không trả được nợ vay (như kể trên) thì còn do nhiều ngư dân có thái độ chây ì, thiếu trách nhiệm trả nợ ngân hàng, coi đây là nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước.

Trước thực trạng này, NHNN đã kịp thời rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất đẩy nhanh việc thực hiện một số giải pháp đồng bộ từ các bộ, ngành trung ương đến chính quyền địa phương các cấp, các hiệp hội nhằm hỗ trợ ngư dân, hỗ trợ ngân hàng thương mại thu hồi nợ vay, hạn chế nợ xấu gia tăng. Bên cạnh đó, NHNN đã chủ động triển khai các giải pháp.

Theo đó, đối với các ngư dân không trả được nợ ngân hàng do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, NHNN đã phối hợp với Bộ Tài chính quy định bổ sung một số nguyên nhân khách quan, bất khả kháng ngư dân được các NHTM cơ cấu lại thời hạn trả nợ, đồng thời được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 67 trong thời gian cơ cấu.

Cùng với đó, NHNN chỉ đạo các NHTM tạo điều kiện hỗ trợ ngư dân có nhu cầu chuyển đổi chủ tàu do không đủ năng lực tiếp tục đánh bắt và kịp thời nắm bắt các khó khăn, kiến nghị của ngư dân để phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý.

Với các trường hợp ngư dân cố tình chây ì, không trả nợ, NHNN tiếp tục chỉ đạo NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố tham mưu cho Ban chỉ đạo 67 của tỉnh định kỳ tổ chức họp với các ngư dân để đôn đốc nhắc nhở, vận động ngư dân thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ trong quan hệ tín dụng; trường hợp cần thiết có biện pháp xử lý phù hợp (như khởi kiện theo quy định).

Đối với trường hợp ngư dân muốn chuyển đổi nghề khai thác do nghề khai thác hiện tại không hiệu quả, NHNN đã có Công văn số 4933/NHNN-TD ngày 02/7/2018 đề nghị Bộ NN&PTNT làm việc và thống nhất với Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan hoặc báo cáo để xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ để thông báo cho người dân được biết.

Trong thời gian tới, để chính sách tín dụng đạt hiệu quả, NHNN tiếp tục thực hiện một số giải pháp đã triển khai.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ